Tháo “nút thắt” lao động cho doanh nghiệp dệt may, da giày khôi phục sản xuất

Những thách thức xung quanh vấn đề đưa người lao động trở lại làm việc đang khiến các doanh nghiệp dệt may, da giày chật vật hơn trong quá trình mở cửa lại sản xuất.

60% lao động đang nghỉ việc

Theo kết quả khảo sát tại 300 doanh nghiệp dệt may, da giày do TS. Đỗ Quỳnh Chi- Trung tâm Nghiên cứu quan hệ lao động (ERC) cùng nhóm cộng sự thực hiện gần đây cho thấy, có tới 60% lao động đang nghỉ việc, 7% giãn cách, 9% đang sản xuất 3 tại chỗ, chỉ 24% lao động đang làm việc bình thường. Tương đương với đó, 60% người lao động bị giảm thu nhập.

Kết quả khảo sát cũng chỉ ra, 62% người lao động ngừng việc không còn bất cứ nguồn thu nhập nào. Chính bởi thu nhập sụt giảm, người lao động đã cắt giảm mạnh chi tiêu thực phẩm, xoay sở duy trì cuộc sống bằng cách sử dụng tiền tiết kiệm, vay nợ, thỏa thuận giảm giá nhà trọ. 77% người lao động được khảo sát, bao gồm cả người lao động đang làm việc và người lao động đã ngưng việc bị tác động tiêu cực đến tinh thần.

Trong tình cảnh đó, nguồn hỗ trợ lớn nhất của người lao động ngừng việc là doanh nghiệp, đa số các hỗ trợ ngoài doanh nghiệp là lương thực, thực phẩm. Theo thống kê, 27,1% người lao động ngừng việc đã nhận trợ cấp ngừng việc, rất ít người lao động mất việc nhận được trợ cấp thất nghiệp. Nguyên do, doanh nghiệp ngừng hoạt động, không liên lạc được; địa phương yêu cầu nhiều thủ tục, cứng nhắc, không giải thích cặn kẽ; lao động ở vùng đỏ, bị cách ly…

Tháo “nút thắt” lao động cho doanh nghiệp dệt may, da giày khôi phục sản xuất
Thiếu lao động là thách thức cho doanh nghiệp khôi phục sản xuất

Không có việc làm, không có thu nhập, cuộc sống thiếu thốn và nỗi lo nhiễm bệnh khiến người lao động, nhất là tại các địa phương vùng dịch kiệt quệ cả về sức khoẻ và tâm lý. Điều này dẫn tới làn sóng người lao động di chuyển về quê. Kết quả khảo sát của ERC cũng chỉ ra, trên 60% người lao động di cư muốn về quê hoặc đã về quê. Tuy nhiên, người lao động bày tỏ chỉ về trong một thời gian ngắn để phục hồi sức khỏe và tâm lý cho bản thân, gia đình. 89% người lao động di cư và 96% người lao động địa phương muốn tiếp tục làm ở nhà máy hiện tại. “Nhưng nếu không có biện pháp hỗ trợ tích cực, sẽ phải mất 3-5 tháng để người lao động di cư mới trở lại nhà máy”, TS. Đỗ Quỳnh Chi thông tin thêm.

Đưa người lao động trở lại sản xuất

Trong khi doanh nghiệp dệt may, da giày đang nỗ lực khôi phục lại sản xuất thì việc thiếu lao động trở thành một thách thức không nhỏ. Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai- Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), bày tỏ: Doanh nghiệp chưa đủ “lao động xanh” cho mở lại sản xuất. Khu vực phía Nam, ngoài các địa phương tâm dịch như thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, tỷ lệ tiêm vaccine cho người lao động tại các tỉnh, thành phố khác rất thấp. Chuỗi cung ứng lại một lần nữa có nguy cơ đứt gãy, nguyên nhân không phải do yếu tố cung – cầu bên ngoài mà do chính việc khan hiếm lao động trong nước.

Một bất cập nữa, theo ông Trần Thanh Hải- Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), khiến việc mở cửa sản xuất của doanh nghiệp dệt may, da giày đã khó càng thêm khó là các địa phương đang áp dụng các biện pháp rất khác nhau trong việc cho phép người lao động di chuyển. “Có thông tin, đại diện thành phố Hồ Chí Minh phải đi đàm phán với từng tỉnh giáp ranh để người lao động có thể di chuyển để tới nơi làm việc”, ông Trần Thanh Hải thông tin. Trước bất cập trên, lãnh đạo Cục xuất nhập khẩu cũng đề xuất: Chính phủ có văn bản chung quy định các tiêu chí về việc di chuyển của người lao động , như vậy sẽ thuận lợi hơn rất nhiều cho cả người lao động, doanh nghiệp và địa phương.

Ở góc độ doanh nghiệp, đại diện VITAS và Hiệp hội Da giày- Túi xách Việt Nam đều thống nhất cho rằng: Để doanh nghiệp và người lao động yên tâm sản xuất việc tiêm phủ vaccine cho người lao động là quan trọng nhất. Theo đó, đề nghị Chính phủ đưa lao động trong các ngành cần sử dụng nhiều lao động để sản xuất xuất khẩu vào đối tượng ưu tiên tiêm vaccine. Mặt khác, Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi đưa lao động về quê thì cũng cần có giải pháp tạo điều kiện cho họ trở lại làm việc thông qua việc sắp xếp phương tiện vận chuyển, tạo khu nhà trọ xanh…

Trong báo cáo về kết quả khảo sát, nhóm nghiên cứu ERC cũng đưa ra khuyến cáo: Chính quyền các địa phương nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch, tạo thuận lợi cho lưu thông giữa các tỉnh, thành phố và cho phép người lao động đã tiêm ít nhất 1 mũi vaccine trở lại làm việc bình thường. Ngân hàng giãn nợ và cho doanh nghiệp vay vốn với lãi suất ưu đãi để trả lương cho người lao động.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp liên hệ thường xuyên với người lao động để nắm tình hình và hỗ trợ ngay khi cần thiết; phối hợp với chính quyền các địa phương của người lao động di cư thu xếp phương tiện, chi phí xét nghiệm, ưu tiên tiêm vaccine để người lao động trở về nhà máy càng sớm càng tốt. Các đơn vị liên quan thực hiện trợ cấp ngừng việc ngay cho người lao động theo Nghị quyết 68 của Chính phủ.

Bà Claudia Anselmi- Đại diện Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam: Chính phủ Việt Nam cần nhanh chóng có những quy định cụ thể về y tế, phân phối vaccine, cho phép người lao động tiêm đủ 2 mũi tự do di chuyển đến nơi làm việc. Hộ chiếu vaccine cũng là vấn đề lớn, giúp đội ngũ chuyên gia, nhà đầu tư nước ngoài trở lại Việt Nam làm việc.

Việt Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Da giày

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công Thương tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày

Bộ Công Thương tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày

Nhằm tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày, ngày 25/4/2024, đoàn công tác của Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn sẽ làm việc với Lefaso.
Đơn hàng dệt may: Khởi sắc đầu năm, áp lực cuối năm

Đơn hàng dệt may: Khởi sắc đầu năm, áp lực cuối năm

Doanh nghiệp dệt may trong nước “thấm thỏm” lo về tình hình đơn hàng cuối năm, đồng thời xoay sở với thiếu lao động, chi phí tăng.
Doanh nghiệp dệt may "bắt nhịp" phát triển bền vững

Doanh nghiệp dệt may "bắt nhịp" phát triển bền vững

Đầu tư sử dụng năng lượng tái tạo, sản xuất, quản trị doanh nghiệp theo tiêu chuẩn xanh, doanh nghiệp dệt may đang "bắt nhịp" phát triển bền vững.
Thực hành ESG: Thách thức nào đang chờ doanh nghiệp dệt may?

Thực hành ESG: Thách thức nào đang chờ doanh nghiệp dệt may?

Tài chính được xem là trở ngại lớn cho doanh nghiệp dệt may thực hành ESG khi vẫn phải “ăn đong” vốn để duy trì sản xuất.
Tìm giải pháp giao dịch vật liệu nhựa và dệt may thứ cấp qua nền tảng thương mại điện tử

Tìm giải pháp giao dịch vật liệu nhựa và dệt may thứ cấp qua nền tảng thương mại điện tử

Chiều ngày 11/4, tại Hà Nội, UNDP Việt Nam đã tổ chức hội thảo tham vấn “Giao dịch vật liệu nhựa và dệt may thứ cấp qua nền tảng thương mại điện tử”.

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Phát triển khu công nghiệp theo hướng xanh, đa ngành

Thừa Thiên Huế: Phát triển khu công nghiệp theo hướng xanh, đa ngành

Tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung mọi nguồn lực đầu tư, xây dựng, trong đó chú trọng phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp theo hướng xanh, đa ngành.
Gia Lai: Đề nghị đầu tư nhà máy chế biến nguyên liệu thuốc lá trên địa bàn tỉnh

Gia Lai: Đề nghị đầu tư nhà máy chế biến nguyên liệu thuốc lá trên địa bàn tỉnh

Sáng 25/3, Đoàn công tác của Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Gia Lai để bàn về giải pháp phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá.
Doanh nghiệp sản xuất sợi "khó chồng khó"

Doanh nghiệp sản xuất sợi "khó chồng khó"

Thiếu đơn hàng, nguyên liệu và chi phí đầu vào tăng, đặc biệt là tình trạng thiếu vốn cho duy trì sản xuất khiến doanh nghiệp ngành sợi “khó chồng khó”.
Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp dệt, may thiết bị, nguyên phụ liệu và vải

Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp dệt, may thiết bị, nguyên phụ liệu và vải

Từ ngày 10 - 13/4, Triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp dệt, may thiết bị, nguyên phụ liệu và vải năm 2024 sẽ được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh.
Ngành lương thực, thực phẩm nhiều cơ hội bứt phá hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Ngành lương thực, thực phẩm nhiều cơ hội bứt phá hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Triển lãm Quốc tế ngành Lương thực, Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh lần thứ 3-Ngành lương thực, thực phẩm nhiều cơ hội bứt phá hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Châu Âu bắt đầu “siết” thời trang nhanh

Châu Âu bắt đầu “siết” thời trang nhanh

Hạ viện Pháp đã thông qua dự luật trừng phạt các sản phẩm thời trang nhanh nhằm giảm thiểu tác động tới môi trường.
Doanh nghiệp đồ uống đề xuất lùi lộ trình sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt

Doanh nghiệp đồ uống đề xuất lùi lộ trình sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt

Các doanh nghiệp đồ uống bày tỏ mong muốn Chính phủ lùi lộ trình sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt trong điều kiện doanh nghiệp đồ uống đang gặp khó khăn.
Thanh Hóa "hút" đầu tư xây chuỗi giá trị da giày

Thanh Hóa "hút" đầu tư xây chuỗi giá trị da giày

Thanh Hóa định hướng thu hút đầu tư nhằm xây dựng chuỗi giá trị và đưa da giày trở thành ngành xuất khẩu chủ lực của tỉnh.
Quảng Ngãi: Dệt may, da giày là ngành sản xuất và xuất khẩu chủ lực

Quảng Ngãi: Dệt may, da giày là ngành sản xuất và xuất khẩu chủ lực

Với những giải pháp quan trọng được đặt ra, Quảng Ngãi kỳ vọng phát triển dệt may, da giày là ngành chủ lực về sản xuất và xuất khẩu.
Đâu là bí quyết giúp Nam Định thu hút "đại bàng" đến đầu tư?

Đâu là bí quyết giúp Nam Định thu hút "đại bàng" đến đầu tư?

Sự trân quý và đồng hành tháo gỡ mọi khó khăn, vướng mắc là “bí quyết” giúp Nam Định thu hút các ông lớn đầu tư với các dự án khủng.
Hút dự án sản xuất lớn, Bắc Kạn kỳ vọng cải thiện tăng trưởng công nghiệp

Hút dự án sản xuất lớn, Bắc Kạn kỳ vọng cải thiện tăng trưởng công nghiệp

Dự án nhà máy sản xuất giày, dép quy mô đầu tư 40 triệu USD đã được chấp thuận chủ trương đầu tư mang lại kỳ vọng tăng trưởng mới cho công nghiệp của Bắc Kạn.
Nam Định: Thu hút thêm dự án FDI 60 triệu USD vào Khu công nghiệp lớn nhất tỉnh

Nam Định: Thu hút thêm dự án FDI 60 triệu USD vào Khu công nghiệp lớn nhất tỉnh

Mới đây, Dự án FDI 60 triệu USD sản xuất các sản phẩm vải không nhuộm, vải có nhuộm, … được đầu tư vào Khu công nghiệp dệt may Rạng Đông, tỉnh Nam Định.
Kon Tum: Làm rõ trách nhiệm về những bất cập trong xây dựng hạ tầng công nghiệp

Kon Tum: Làm rõ trách nhiệm về những bất cập trong xây dựng hạ tầng công nghiệp

UBND tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan khẩn trương làm rõ trách nhiệm về những tồn tại, bất cập tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn.
Doanh nghiệp dệt may "biết mình biết ta" để chủ động đón bắt cơ hội từ luồng chuyển dịch sản xuất

Doanh nghiệp dệt may "biết mình biết ta" để chủ động đón bắt cơ hội từ luồng chuyển dịch sản xuất

Trở thành một “điểm đến” khi chuỗi sản xuất dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc giúp ngành dệt may Việt Nam đứng trước cơ hội thập kỷ nhưng cũng là nguy cơ thập kỷ.
Doanh nghiệp dệt may bắt tay vào sản xuất ngay sau Tết Nguyên đán

Doanh nghiệp dệt may bắt tay vào sản xuất ngay sau Tết Nguyên đán

Nhờ có đơn hàng, nhiều doanh nghiệp dệt may đã bắt tay ngay vào sản xuất ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán nhằm tận dụng cơ hội thị trường.
Chỉ số PMI tăng cho thấy “Sức khỏe” các ngành sản xuất của Việt Nam đã cải thiện

Chỉ số PMI tăng cho thấy “Sức khỏe” các ngành sản xuất của Việt Nam đã cải thiện

Chỉ số Nhà quản trị mua hàng của Việt Nam tháng 1/2024 nhích nhẹ, cho thấy “sức khỏe” các ngành sản xuất của Việt Nam đã có dấu hiệu cải thiện.
May 10 ra quân sản xuất đầu Xuân với quyết tâm “Chọn việc khó” để làm

May 10 ra quân sản xuất đầu Xuân với quyết tâm “Chọn việc khó” để làm

Sáng 15/2 (tức mồng 6 Tết), hơn 12.000 lao động tại 8 tỉnh, thành phố trên cả nước của Tổng công ty May 10 đã ra quân sản xuất với khí thế và quyết tâm cao.
Bộ Công Thương ban hành Quyết định về thủ tục hành chính sửa đổi trong lĩnh vực Công nghiệp tiêu dùng

Bộ Công Thương ban hành Quyết định về thủ tục hành chính sửa đổi trong lĩnh vực Công nghiệp tiêu dùng

Quyết định về việc công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Công nghiệp tiêu dùng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương.
Thanh Hóa: Thêm dự án sản xuất da giày quy mô gần trăm tỷ đồng

Thanh Hóa: Thêm dự án sản xuất da giày quy mô gần trăm tỷ đồng

UBND tỉnh Thanh Hóa đã chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư dự án nhà máy giày da xuất khẩu tại thị trấn Yên Cát, huyện Như Xuân.
Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam: 3 bài học lớn cho ngành dệt may

Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam: 3 bài học lớn cho ngành dệt may

Sau những khó khăn của năm 2023, ngành dệt may kỳ vọng sẽ bứt phá trong năm 2024 với đòi hỏi sự vào cuộc của cả cơ quan quản lý và doanh nghiệp.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động