Tháo gỡ khó khăn, tăng trợ lực cho công nghiệp hỗ trợ

Sáng ngày 22/9 diễn ra Tọa đàm: "Tháo gỡ khó khăn, tăng trợ lực cho công nghiệp hỗ trợ" do Tạp chí Công Thương tổ chức.
Đề xuất cấp bù lãi suất 3% khi cho vay lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải tham dự Triển lãm công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo Đà Nẵng 2023 Tìm giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ

Thời gian qua, những chính sách khuyến khích của Nhà nước cùng sự nỗ lực của doanh nghiệp đã mang lại những kết quả tích cực trong phát triển công nghiệp hỗ trợ. Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ phát triển về cả số lượng và chất lượng, cải thiện năng lực sản xuất và tham gia ngày càng sâu vào chuỗi sản xuất trong nước và toàn cầu. Đồng thời, năng lực sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nước được nâng lên, tỷ lệ nội địa hóa của một số ngành công nghiệp tại Việt Nam được cải thiện.

Tháo gỡ khó khăn, tăng trợ lực cho công nghiệp hỗ trợ

Công nghiệp hỗ trợ - tỷ lệ nội địa hóa được cải thiện

Phát biểu tại tọa đàm, ông Phạm Tuấn Anh - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, (Bộ Công Thương) nhìn nhận, trong gần 10 năm trở lại đây với sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, các Bộ, ngành và các địa phương, ngành công nghiệp hỗ trợ của đã có những chuyển biến rất tích cực.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, số doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ hiện đạt khoảng 5.000 doanh nghiệp. Đáng chú ý, các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đã xuất khẩu đi một số thị trường trên thế giới như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ bao gồm các sản phẩm dây cáp điện, hộp số, các linh kiện nhựa….

Bên cạnh đó, số lượng doanh nghiệp tham gia làm nhà cung ứng cấp một cho các tập đoàn đa quốc gia lên tới 100 doanh nghiệp; cung ứng cấp hai, cấp ba là khoảng 700 doanh nghiệp. Trong đó, ở lĩnh vực điện tử, Samsung hiện có khoảng 50 doanh nghiệp là nhà cung ứng cấp một và khoảng 170 doanh nghiệp là nhà cung ứng cấp hai. Ở lĩnh vực cơ khí - ô tô cũng có khoảng 12 doanh nghiệp tham gia cung ứng cấp một cho Toyota.

Điểm nổi bật là tỷ lệ nội địa hóa của các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ được cải thiện đáng kể. Cụ thể như trong lĩnh vực dệt may, da giày, tỷ lệ nội địa hóa khoảng 45 - 50%; cơ khí chế tạo đạt 15 - 20%; sản xuất, lắp ráp ô tô 5 - 20%, riêng đối với một số sản phẩm xe như xe tải và xe khách thì tỷ lệ này nội địa hóa này cao hơn”- ông Phạm Tuấn Anh nêu cụ thể.

Tuy nhiên, ngành công nghiệp hỗ trợ vẫn còn hạn chế, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ là giá trị gia tăng rất thấp trong chuỗi cung ứng. Ngoài ra nghiên cứu phát triển (R&D) tại các doanh nghiệp không được quan tâm đúng mức. Cuối cùng là mối liên kết giữa các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ với các doanh nghiệp FDI chưa chặt chẽ. Mặc dù trong thời gian vừa qua các Bộ, ngành, địa phương cũng đã nỗ lực trong việc kết nối các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước với các tập đoàn đa quốc gia.

Kiến nghị và đề xuất

Chia sẻ tại Tọa đàm, ông Nguyễn Quốc Cường - Giám đốc Công ty Cổ phần Hanel Xốp Nhựa (Hanel Plastics) bày tỏ, trong ba năm gần đây đã có những khó khăn hiện hữu như dịch chuyển chuỗi cung ứng, trong khi đó cạnh tranh thế giới rất là lớn. Đơn cử, đối với Samsung hút bụi, Samsung điện tử, Hanel Plastics đã cung cấp sản phẩm được khoảng 5 năm, sau đó họ chuyển nhà máy từ Quế Võ (Bắc Ninh) vào trong miền Nam thì Hanel Plastics cũng không thể đi theo được vì công ty quy mô bé. Hay Samsung Display trước đó đầu tư khá lớn (khoảng 4 tỷ USD) ở Yên Phong và Quế Võ (Bắc Ninh), chúng tôi cũng cung cấp được khá tốt cho họ, nhưng vừa rồi họ đã dừng.

Đấy là những biến động của chuỗi cung ứng. Họ có thể đầu tư vào, họ có thể di chuyển, nhưng doanh nghiệp nội địa vẫn phải tiếp tục gồng mình “chiến đấu”- ông Nguyễn Quốc Cường cho hay và thông tin thêm, năm 2023 có nhiều khó khăn, chiến lược của doanh nghiệp vẫn cố gắng giữ ổn định, sẵn sàng chờ đón qua giai đoạn suy thoái tiếp tục đón đầu cơ hội, chấp nhận lợi nhuận mỏng nhưng làm sao dòng tiền vẫn phải ổn định. “Chúng tôi cũng đang cân đối làm sao trong quá trình này vẫn giữ công nhân, người lao động và đào tạo và nghiên cứu những phương án để chuyển đổi trong nội bộ sản xuất”- lãnh đạo Hanel Plasticsnói.

Ông Nguyễn Vân - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ TP. Hà Nội (HANSIBA) cũng cho biết, về năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, thiếu nguồn vốn, công nghệ, thậm chí cần hỗ trợ cả về công tác xúc tiến thương mại, bán hàng.

Thời gian vừa qua, HANSIBA cũng đồng hành với các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc thành lập những công ty liên doanh tư vấn phát triển công nghiệp hỗ trợ để chia sẻ lại kinh nghiệm tham gia vào chuỗi giá trị của các tập đoàn lớn trên thế giới, rút ngắn khoảng cách đào tạo, hướng đến việc đạt được các chứng chỉ toàn cầu, qua đó các doanh nghiệp tạo được sức mạnh và năng lực cạnh tranh nhất định để vươn ra thị trường thế giới, xuất khẩu các sản phẩm linh phụ kiện sản xuất tại Hà Nội và Việt Nam.

“Trợ lực” cho công nghiệp hỗ trợ

Nêu giải pháp, dưới góc độ doanh nghiệp ông Nguyễn Quốc Cường cho hay, trong thời gian tới, Nhà nước, Bộ Công Thương cũng thúc đẩy thu hút đầu tư nhiều, sẽ có sự chuyển dịch, cụ thể doanh nghiệp vẫn có nhiều cơ hội, nhiều hội chợ xúc tiến thương mại, kết nối với những tập đoàn như Boeing hay cả Airbus. “Mặc dù sản phẩm của họ phong phú nhưng vẫn sử dụng nhiều linh kiện nhựa, có cả linh kiện đơn giản, chỉ là tiêu chuẩn cao hơn. Với môi trường đầu tư kinh doanh như Việt Nam hiện nay tôi nghĩ vẫn còn rất nhiều các tập đoàn lớn tìm đến”- ông Cường cho biết và gợi mở giải pháp, quan trọng nhất là phải có sự liên kết trong nước, ở đây vai trò của Hiệp hội, Bộ Công Thương rất là quan trọng.

năng lực sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nước được nâng lên, tỷ lệ nội địa hóa của một số ngành công nghiệp tại Việt Nam đã được cải thiện
Năng lực sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nước được nâng lên, tỷ lệ nội địa hóa của một số ngành công nghiệp tại Việt Nam đã được cải thiện

Ông Phạm Tuấn Anh nhấn mạnh, Nghị định số 111/2015/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ được ban hành từ năm 2015 (Nghị định 111), đến nay đã 8 năm. Với những biến động mới trong tình hình phát triển kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ trong bối cảnh hiện nay thì chắc chắn là cần thiết phải sửa đổi Nghị định 111, Bộ Công Thương đã được Chính phủ giao sửa đổi Nghị định này từ năm 2020, tuy nhiên trong quá trình sửa đổi cũng gặp rất nhiều khó khăn, nhưng Bộ Công Thương vẫn kiên quyết và kiên trì sửa đổi, thuyết phục các cơ quan có liên quan để sớm trình lên Chính phủ trong thời gian sớm nhất.

Điểm mới trong Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 111, đó là việc cấp bù lãi suất cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Về danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đã bổ sung rất nhiều các sản phẩm mới phù hợp với xu thế hiện nay, hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp”- ông Phạm Tuấn Anh thông tin.

Thời gian vừa qua, Bộ Công Thương cũng đã phối hợp rất chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp như Samsung, Toyota để hỗ trợ cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam nâng cao được năng lực cũng như kết nối các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng với nhau.

Theo Cục Công nghiệp, trong chương trình đầu tư công giai đoạn 2021-2024, Bộ Công Thương cũng được giao nguồn vốn để xây dựng hai trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp tại hai đầu của đất nước là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. “Chúng tôi xác định đây là 2 công trình rất quan trọng, như cánh tay nối dài của Bộ Công Thương trong hỗ trợ các doanh nghiệp, kỳ vọng khi hai trung tâm này được hoàn thiện cơ sở vật chất và bộ máy chức năng thì sẽ hỗ trợ rất nhiều cho các doanh nghiệp trong thời gian tới”- ông Phạm Tuấn Anh nhấn mạnh.

Việt Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: công nghiệp hỗ trợ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Infographics | 11 tháng năm 2023, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng nhẹ

Infographics | 11 tháng năm 2023, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng nhẹ

Theo Tổng cục Thống kê, tính chung 11 tháng năm 2023, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tính tăng 1% so với cùng kỳ năm 2022.
PMI tháng 11 xuống dưới ngưỡng trung bình, số lượng đơn hàng mới giảm

PMI tháng 11 xuống dưới ngưỡng trung bình, số lượng đơn hàng mới giảm

PMI ngành sản xuất Việt Nam giảm từ 49,6 trong tháng 10 xuống 47,3 trong tháng 11, dưới 50 điểm trong tháng thứ ba liên tiếp.
Cơ cấu lại nền kinh tế: Góc nhìn từ kỷ nguyên công nghệ. Bài 4: Cơ hội trở thành “con hổ mới”

Cơ cấu lại nền kinh tế: Góc nhìn từ kỷ nguyên công nghệ. Bài 4: Cơ hội trở thành “con hổ mới”

Truyền thông thế giới đang phát đi thông điệp, Việt Nam có đủ các yếu tố để trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong thập kỷ tới...
Cơ cấu lại nền kinh tế: Góc nhìn từ kỷ nguyên công nghệ. Bài 3: Không có ngã ba đường

Cơ cấu lại nền kinh tế: Góc nhìn từ kỷ nguyên công nghệ. Bài 3: Không có ngã ba đường

Cơ cấu lại nền kinh tế Việt Nam cần phải thực hiện con đường tăng trưởng dựa trên năng suất, hiệu quả.
Thanh Hóa: Chỉ số sản xuất công nghiệp tiếp tục khởi sắc

Thanh Hóa: Chỉ số sản xuất công nghiệp tiếp tục khởi sắc

Chỉ số sản xuất công nghiệp tỉnh Thanh Hóa tiếp tục có những khởi sắc, tháng 11 ước tăng 15,4% so với tháng trước và tăng 6,87% so với cùng kỳ.

Tin cùng chuyên mục

Bài 2: Nghịch lý trong phát triển

Bài 2: Nghịch lý trong phát triển

Sự trì trệ trong phát triển của các trung tâm kinh tế khiến bài toán tái cơ cấu nền kinh tế tăng thêm độ khó.
Bài 1: Cơ hội để “Việt Nam không thể thiếu”

Bài 1: Cơ hội để “Việt Nam không thể thiếu”

Cơ hội lịch sử để Việt Nam trở thành cái tên không thể thiếu trong kỷ nguyên công nghệ, với các từ khóa như công nghiệp bán dẫn, chip… đang được nhận diện.
Đà Nẵng: Vì sao doanh nghiệp còn mơ hồ về kiểm kê khí nhà kính trong sản xuất?

Đà Nẵng: Vì sao doanh nghiệp còn mơ hồ về kiểm kê khí nhà kính trong sản xuất?

Kiểm kê khí nhà kính là thước đo đánh giá hiệu quả trong “xanh hóa” sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn còn rất mơ hồ về khái niệm này.
Ngành công nghiệp nào đang ứng dụng AI nhiều nhất?

Ngành công nghiệp nào đang ứng dụng AI nhiều nhất?

Những ngành liên quan đến tài chính và ngân hàng tiếp tục dẫn đầu về mức độ áp dụng công nghệ AI.
Bắc Giang: Duyệt quy hoạch khu công nghiệp Mỹ Thái - Xuân Hương - Tân Dĩnh

Bắc Giang: Duyệt quy hoạch khu công nghiệp Mỹ Thái - Xuân Hương - Tân Dĩnh

Quy mô nghiên cứu khảo sát khoảng 230ha, diện tích lập quy hoạch khu công nghiệp khoảng 200ha. Quy mô số lao động khoảng 20 - 26.000 người.
Tháng 11, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 3%

Tháng 11, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 3%

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 11 ước tính tăng 3% so với tháng trước và tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước.
Tập trung cơ cấu lại ngành công nghiệp Vùng Đông Nam Bộ theo chiều sâu

Tập trung cơ cấu lại ngành công nghiệp Vùng Đông Nam Bộ theo chiều sâu

Để góp phần phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ nhanh và bền vững, ngành Công Thương sẽ ưu tiên một số ngành công nghiệp mũi nhọn; công nghiệp xanh...
Sắp diễn ra Triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam năm 2023 tại TP. Hồ Chí Minh

Sắp diễn ra Triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam năm 2023 tại TP. Hồ Chí Minh

Từ ngày 7 đến 9/12, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn - TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra Triển lãm sản phẩm Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam năm 2023.
igus® hợp tác với Tân Cảng Gantry nâng cao hiệu suất cẩu RTG

igus® hợp tác với Tân Cảng Gantry nâng cao hiệu suất cẩu RTG

igus® vừa đánh dấu bước tiến đột phá với dự án cẩu RTG đầu tiên của Việt Nam với Công ty Cổ phần Tân Cảng Gantry.
Sản xuất công nghiệp tăng tốc tháng cuối năm

Sản xuất công nghiệp tăng tốc tháng cuối năm

Tại thời điểm này, nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đang tận dụng thời gian vàng trong những tháng cuối năm, tập trung mọi nguồn lực tăng tốc sản xuất.
Đồng Nai: Ưu tiên phát triển cụm công nghiệp góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Đồng Nai: Ưu tiên phát triển cụm công nghiệp góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Quá trình đầu tư, phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã có những hiệu quả đáng khích lệ, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn...
Ninh Bình: Triển khai các giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư công nghiệp

Ninh Bình: Triển khai các giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư công nghiệp

Tỉnh Ninh Bình đang đẩy nhanh tiến độ lập, phê duyệt và thực hiện có hiệu quả các quy hoạch, tạo nhiều quỹ đất sạch, nhằm thu hút đầu tư công nghiệp.
Khu công nghiệp VSIP Nghệ An thu hút 43 dự án với tổng vốn đầu tư 23.497,8 tỷ đồng

Khu công nghiệp VSIP Nghệ An thu hút 43 dự án với tổng vốn đầu tư 23.497,8 tỷ đồng

Khu công nghiệp VSIP Nghệ An đã thu hút 43 dự án với tổng vốn đầu tư đạt 23.497,8 tỷ đồng, với diện tích đất cho thuê 237,94ha, đạt tỷ lệ lấp đầy 95%.
Phát triển ngành thép Việt Nam theo hướng nào?

Phát triển ngành thép Việt Nam theo hướng nào?

Việc phát triển ngành thép cần được nghiên cứu dựa trên năng lực, sức cạnh tranh, đặc điểm nhu cầu thị trường của từng sản phẩm thép sản xuất trong nước.
Ngành thép Việt Nam: Làm gì để tận dụng dư địa và tiềm năng phát triển?

Ngành thép Việt Nam: Làm gì để tận dụng dư địa và tiềm năng phát triển?

Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương tổ chức Hội thảo Phát triển sản xuất, phân phối và xuất khẩu các mặt hàng thép của Việt Nam.
Đà Nẵng: 9 doanh nghiệp, đơn vị được hưởng hơn 1,86 tỷ đồng từ chương trình khuyến công

Đà Nẵng: 9 doanh nghiệp, đơn vị được hưởng hơn 1,86 tỷ đồng từ chương trình khuyến công

Chương trình khuyến công TP. Đà Nẵng (đợt 1) năm 2023 hỗ trợ 9 đơn vị, doanh nghiệp đầu tư máy móc thiết bị để sản xuất sạch hơn, tăng chất lượng sản phẩm.
Hà Nội: Lần đầu tiên tổ chức Hội chợ hàng công nghiệp nông thôn Thủ đô năm 2023

Hà Nội: Lần đầu tiên tổ chức Hội chợ hàng công nghiệp nông thôn Thủ đô năm 2023

Sáng 24/11, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức lễ khai mạc Hội chợ hàng công nghiệp nông thôn Thủ đô năm 2023.
Hải Anh JSC: Đầu tư cho ngành công nghiệp năng lượng công nghệ cao

Hải Anh JSC: Đầu tư cho ngành công nghiệp năng lượng công nghệ cao

Thành lập Trung tâm nghiên cứu, sản xuất công nghệ cao NOVA Energy là bước đi tiếp theo trong lộ trình phát triển bền vững của Công ty Hải Anh JSC.
IKC tiến hành tái cấu trúc Lọc hóa dầu Nghi Sơn

IKC tiến hành tái cấu trúc Lọc hóa dầu Nghi Sơn

Phó Chủ tịch Công ty Idemitsu Kosan (Nhật Bản) Susumu Nibuya cho biết sẽ đảm bảo Nhà máy Lọc Hóa dầu Nghi Sơn hoạt động hiệu quả.
Triển lãm quốc tế Việt Nam Cycle 2023: Sự kiện trọng điểm của ngành xe đạp - xe điện

Triển lãm quốc tế Việt Nam Cycle 2023: Sự kiện trọng điểm của ngành xe đạp - xe điện

Với 200 gian hàng trưng bày, triển lãm Quốc tế Việt Nam Cycle 2023 là sự kiện trọng điểm của ngành xe đạp - xe điện với quy mô trên 2.500m2.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động