Thứ tư 06/11/2024 06:25

Thanh toán thẻ đã phát triển, nhưng người dân vẫn cần “tiện và lợi” hơn nữa

Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng, các ngân hàng cần phải đạt được mục tiêu “tiện và lợi” cho người dân trong việc sử dụng thẻ thanh toán.

Thanh toán không tiền mặt, thanh toán thẻ đã len lỏi vào đời sống hằng ngày

Phát biểu tại Hội thảo “Thúc đẩy hoạt động thẻ và xu hướng thanh toán tương lai” tổ chức sáng 26/9, là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Ngày thẻ Việt Nam 2023, được Báo Tiền Phong và Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS) phối hợp tổ chức, dưới sự chỉ đạo nội dung của Ngân hàng Nhà nước, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Tiến Dũng nhấn mạnh: thanh toán không tiền mặt, thanh toán thẻ đã len lỏi vào mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ và trong đời sống hằng ngày.

“Trước đây, khi nói tới thanh toán thẻ không dùng tiền mặt chỉ thấy ở siêu thị lớn, giờ đây chúng ta có thể thấy ở mọi nơi, phổ biến trong cuộc sống thường nhật” - Phó Thống đốc nói và cho biết, thời gian qua, ngoài quy định về thanh toán không dùng tiền mặt, Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp với các ngân hàng thương mại, khảo sát thực tiễn để ban hành 2 thông tư về thanh toán và tín dụng. Trong đó, có thông tư cho phép ngân hàng được cấp bảo lãnh điện tử (không chỉ có bảo lãnh giấy thông thường); cùng đó, từ ngày 1/9/2023, cho phép ngân hàng cho vay điện tử phục vụ sản xuất, tiêu dùng với giá trị tối đa 100 triệu đồng.

Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng phát biểu tại hội thảo

Bên cạnh đó, quy định mới cũng cho phép ngân hàng giải ngân khoản vay vào tài khoản thanh toán của người vay, không yêu cầu bắt buộc phải giải ngân vào tài khoản của bên cung cấp hàng hoá, dịch vụ. Từ tháng 3/2021, Ngân hàng Nhà nước cũng cho phép các ngân hàng sử dụng giải pháp eKYC (xác thực sinh trắc học) trong thanh toán, cung cấp dịch vụ.

“Mọi hoạt động kinh tế đều liên quan tới thanh toán, từ mua - bán dịch vụ, nhận và trả tiền. Hiện cả nước có hơn 100 triệu thẻ đã được phát hành tới người dùng, nhiều hình thức thẻ mới ra đời, tiêu chuẩn bảo mật ngày càng nâng cao. Đặc biệt, số hoá thẻ ngân hàng để khách hàng không cần cầm thẻ vật lý, tránh rủi ro mất mát, bị lợi dụng cũng được các ngân hàng đẩy mạnh” - ông Phạm Tiến Dũng nhấn mạnh.

Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết, các giải pháp từ cơ chế chính sách, kỹ thuật, kinh tế đã cơ bản đầy đủ để khuyến khích phát triển thanh toán thẻ, không dùng tiền mặt. Tuy nhiên, “cần phải đạt được mục tiêu “tiện và lợi” cho người dân trong việc sử dụng thẻ. Vì dù có làm gì thì người dân cũng phải thấy tiện dụng, dễ dùng và tiếp đó phải thấy có lợi ích về kinh tế, bên cạnh đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật thì họ mới dùng” - ông Dũng nói.

Khẳng định Việt Nam được đánh giá có nhiều điều kiện để phát triển thanh toán không tiền mặt, ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, tính đến cuối năm 2022, có trên 77,41% người Việt Nam trưởng thành có tài khoản thanh toán tại ngân hàng. Hiện nay, thị trường đang hình thành hệ sinh thái số, kết nối liên thông giữa ngân hàng, tổ chức liên kết dịch vụ công, tạo nên trải nghiệm liền mạch cho người tiêu dùng. Người tiêu dùng chỉ cần 1 ứng dụng thanh toán đa dạng từ vé xem phim, ăn uống… Thị trường thẻ Việt Nam, nhất là thẻ tín dụng nội địa vẫn được các chuyên gia đánh giá còn nhiều dư địa để phát triển.

Hội thảo “Thúc đẩy hoạt động thẻ và xu hướng thanh toán tương lai”

Thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tính đến 7 năm 2023, số lượng thẻ đang lưu hành đạt hơn 140 triệu thẻ (tăng 8,27% so với cuối năm 2021), với hơn 103 triệu thẻ nội địa, 36,7 triệu thẻ quốc tế; trong đó, có gần 10,8 triệu thẻ mở bằng eKYC đang lưu hành (27 ngân hàng đang triển khai).

Về mặt giá trị, giao dịch qua thẻ cũng tăng mạnh, cụ thể: đến 31/12/2021, giao dịch toàn hệ thống thẻ đạt gần 1,6 tỷ món, tương đương 4,44 triệu tỷ đồng; đến 31/12/2022, giao dịch toàn hệ thống đạt gần 2,2 tỷ món, tương đương 4,86 triệu tỷ đồng (tăng lần lượt 39,12% về số lượng và 9,49% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021); đến tháng 7/2023, giao dịch toàn hệ thống đạt gần 1,3 tỷ món, tương đương 2,63 triệu tỷ đồng (tăng 3,21% về mặt số lượng so với cùng kỳ năm 2022).

Giải pháp để thị trường thẻ phát triển mạnh mẽ

Ông Phạm Anh Tuấn thông tin, việc đẩy mạnh phát triển thị trường thẻ trong tương lai là một trong các mục tiêu, giải pháp nhằm góp phần phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu, giải pháp này cần có sự quan tâm đầu tư của tổ chức phát hành thẻ và sự chung tay hợp tác của các đơn vị liên quan góp phần hoàn thành mục tiêu tiến tới một xã hội không tiền mặt.

Lãnh đạo Vụ tín dụng cho biết, Ngân hàng Nhà nước xác định một số định hướng, giải pháp chính phát triển thanh toán không dùng tiền mặt nói chung, đẩy mạnh thị trường thẻ nói riêng trong thời gian tới.

Ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) nêu 6 giải pháp để thị trường thẻ phát triển mạnh mẽ

Thứ nhất, tập trung hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ chế, chính sách cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt nhằm tạo lập khuôn khổ pháp lý đầy đủ, đồng bộ nhằm khuyến khích phát triển các dịch vụ thanh toán mới, hiện đại, hạn chế sử dụng tiền mặt và đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán, nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực thanh toán.

Thứ hai, chỉ đạo nâng cấp, phát triển Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử, hệ thống thanh toán của các ngân hàng đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả và có khả năng kết nối, tích hợp với các hệ thống khác, mở rộng hệ sinh thái thanh toán số để phục vụ thanh toán trực tuyến.

Thứ ba, tiếp tục ứng dụng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ thanh toán trên thiết bị di động, như: thanh toán qua QR Code, mã hóa thông tin thẻ (Tokenization), thanh toán di động (Mobile Payment), thanh toán phi tiếp xúc (Contactless), Ví điện tử.

Thứ tư, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan thúc đẩy thanh toán điện tử trong khu vực chính phủ, dịch vụ hành chính công, nhất là trong công tác phối hợp thu ngân sách nhà nước, trong lĩnh vực y tế, giáo dục.

Thứ năm, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán, nhất là thanh toán điện tử, trung gian thanh toán, thanh toán xuyên biên giới.

Thứ sáu, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đào tạo, hướng dẫn nâng cao nhận thức về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, trong đó có bảo vệ, quyền lợi ích hợp pháp của người sử dụng phương tiện, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, đồng thời vận động người dân không tham gia, tiếp tay cho các đối tượng tội phạm lợi dụng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt vào các hoạt động bất hợp pháp.

Ngân Thương
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Tỷ giá tăng, thị trường chưa có dấu hiệu thiếu hụt thanh khoản

Ngân hàng Nhà nước tái triển khai biện pháp kép để 'ghìm cương' tỷ giá

Kỷ niệm 30 năm thành lập Ngân hàng TMCP Quân đội

Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance

Ngân hàng BIDV được vinh danh 'Thương hiệu quốc gia'

Lào Cai: Khoanh nợ cho khách hàng vay vốn bị thiệt hại do cơn bão số 3

Nhà băng đua nhau tăng lãi suất, có nơi chạm 9,5%/năm cho kỳ hạn 13 tháng

Làm thế nào để tận dụng sức mạnh của lãi kép?

Bảo Việt 60 năm - Tự hào khẳng định Thương hiệu quốc gia

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: Nâng cao vai trò đồng hành cùng các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi

Ưu đãi tới 30% khi thanh toán thẻ NAPAS Agribank tại Hàn Quốc

Thị trường chứng khoán Việt Nam thêm cơ hội nâng hạng nhờ Thông tư 68

5 triệu USD thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

BIDV khởi động Giải chạy mang Tết ấm cho người nghèo

Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ Bac A Bank

Động thái mới sau chuyển giao bắt buộc của 2 ngân hàng '0 đồng'

Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Đề xuất mức thuế 0% cho nhóm dịch vụ nội dung số

Thị trường chứng khoán giằng co khi áp lực cơ cấu của quỹ ETF Diamond và khối ngoại bán ròng

Đề xuất thay đổi thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng