Thứ bảy 10/05/2025 07:21

Thanh toán số tại khu vực nông thôn,vùng xa: Cần gia tăng tiện ích để hút người sử dụng

Chiều 13/12, tại Hà Nội, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức tọa đàm tăng cường dịch vụ thanh toán số ở nông thôn, vùng sâu vùng xa.

Tọa đàm có tham dự của các vị khác mời là đại diện các cơ quan quản lý Nhà nước, hiệp hội, ngân hàng thương mại, đơn vị viễn thông để phân tích thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa; bàn các giải pháp phát triển dịch vụ mobile money với vai trò là "cánh tay nối dài" của ngân hàng, phục vụ các đối tượng ở khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo..., góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực kinh tế.

Nhiều giải pháp tăng cường dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa đã được chia sẻ tại Tọa đàm về chủ đề này, tổ chức chiều 13/12.

Khơi thông luồng tiền, chia sẻ về dịch vụ, hệ sinh thái

Ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước cho hay, hiện có rất nhiều phương tiện thanh toán đa dạng với nhiều dịch vụ thanh toán mới. Các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hải đảo đã được quan tâm và đạt được nhiều kết quả nhất định.

Từ năm 2015, Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận cho một số đơn vị phát triển hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại khu vực nông thôn, bằng hình thức hợp tác giữa ngân hàng thương mại với một số tổ chức khác. Các hình thức phối hợp giữa các đại lý đã phát huy hiệu quả vai trò hỗ trợ thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn.

Tính đến cuối tháng 9/2022, đã có 2,34 triệu tài khoản mobile money, trong đó có 1,62 triệu tài khoản mở ở khu vực nông thôn, hải đảo, chiếm 69,23%. Hiện 3 đơn vị được cung cấp thí điểm phát triển kinh doanh mobile money đã thiết lập hơn 82.200 điểm giao dịch kinh doanh.

Về tổng số đơn vị chấp nhận thẻ, hiện nay có hơn 14.500 đơn vị chấp nhận thẻ. Đây là lợi thế rất tốt để phục vụ việc thanh toán không dùng tiền mặt. Có khoảng 15 triệu giao dịch mobile money với tổng giá trị gần 950 tỷ đồng.

“Chúng ta đã đạt được rất nhiều thành công trong việc triển khai thanh toán không dùng tiền mặt tại các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hải đảo”, ông Phạm Anh Tuấn khẳng định.

Tuy nhiên, cũng theo ông Tuấn, quá trình triển khai còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc, liên quan đến thói quen, tâm lý sử dụng tiền mặt, tâm lý e ngại khi tiếp nhận công nghệ mới, e ngại về an toàn, an ninh khi sử dụng thanh toán trực tuyến. Mạng lưới chi nhánh và cơ sở hạ tầng thanh toán của các tổ chức cung ứng dịch vụ ở khu vực nông thôn phát triển chưa như kỳ vọng.

Một số sản phẩm dịch vụ thanh toán không bằng tiền mặt chưa được thiết kế theo hướng hướng tới khách hàng, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng khu vực nông thôn, do đó chưa phát huy được tối đa dịch vụ. Cơ sở pháp lý cho hoạt động ngân hàng đại lý hiện vẫn đang trong giai đoạn thí điểm.

Ông Trương Quang Việt, Phó Tổng Giám đốc Viettel Digital cho hay, dự kiến hết năm 2022, Viettel Digital có 2 triệu khách hàng dùng mobile money, trong đó hơn 60% khách hàng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Đến hết năm, dự kiến có hơn 3.000 điểm kinh doanh cung cấp dịch vụ cho người dân khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Những con số này còn khiêm tốn cho với tiềm năng, đặc biệt so với khách hàng viễn thông. Bên cạnh những khó khăn trên, về mặt pháp lý cũng có một số vướng mắc như hạn mức tiêu dùng hằng tháng so với nhu cầu thực tế.

“Mặc dù, chúng ta đánh giá việc phát triển đến thời điểm này vẫn chưa bùng nổ, nhưng tiềm năng cho mobile money còn rất lớn để khai phá, đặc biệt là hiện thực hóa chủ trương của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt, hướng đến phổ cập phổ cập tài chính toàn diện”, ông Việt nhận định.

Nói về những lợi ích của người dân được hưởng từ việc liên thông giữa tài khoản ngân hàng và mobile money, Phó Tổng Giám đốc Viettel Digital chia sẻ, khi đơn vị tham gia vào mạng lưới NAPAS, liên thông tài khoản ngân hàng, dòng chảy tiền và thanh toán điện tử được đẩy mạnh nhiều. Khách hàng sử dụng mobile money có thêm cơ hội mở rộng điểm chạm để nạp tiền, chuyển tiền, tăng cường giao dịch.

Những người có sẵn tài khoản ngân hàng cũng có nhiều cơ hội hơn để có thể chuyển khoản, chuyển tiền đến người thân của mình. Dòng chảy tiền rộng hơn nhiều nhờ kết nối NAPAS và vì thế, người dân được tận hưởng dịch vụ tốt hơn nhiều.

Từ phía NAPAS, ông Nguyễn Hoàng Long - Phó Tổng Giám đốc cho biết, kết nối giữa NAPAS và các đơn vị viễn thông, bước đầu tiên là khơi thông dòng tiền để có thể liên thông kết nối giữa hệ thống mobile money và hệ thống tài khoản ngân hàng. Hiện đã có hơn 50 ngân hàng là thành viên của NAPAS.

Ngành Ngân hàng và ngành Viễn thông đều có hai hệ sinh thái về thanh toán, về khách hàng. Trên hệ sinh thái đó đã triển khai rất nhiều dịch vụ, nhiều thanh toán. Khi liên thông được với nhau hoàn toàn có thể hỗ trợ triển khai tệp khách hàng của đơn vị này dùng lẫn trên tệp khách hàng của đơn vị kia.

“Thông qua việc khơi thông luồng tiền sẽ dẫn đến việc khơi thông, chia sẻ về dịch vụ, về hệ sinh thái, về mặt thanh toán. Thông qua hoạt động này sẽ là bước phát triển, đem lại nhiều lợi ích hơn cho khách hàng của cả hai bên. Tôi cũng tin tưởng rằng, ngành Ngân hàng và Viễn thông sẽ cung cấp được nhiều dịch vụ mới và tiện ích cho khách hàng không chỉ ở thành phố mà còn ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa”, ông Nguyễn Hoàng Long chia sẻ.

Đề xuất nâng cao sản phẩm tiện ích trên cơ sở định danh, xác thực điện tử

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 06/QĐ-TTg ngày 6/1/2022 phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử để phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Thực hiện đề án này, ngành Ngân hàng đã tích cực phối hợp với Bộ Công an xây dựng các phương án triển khai, kết nối, khai thác thông tin, dữ liệu dân cư tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; khai thác thẻ căn cước công dân gắn chíp, cũng như tài khoản định danh điện tử để phục vụ cho dịch vụ ngân hàng.

Theo ông Phạm Anh Tuấn, nhiều ngân hàng đã phối hợp với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an) thử nghiệm thành công các giải pháp xác thực người dùng thông qua căn cước công dân gắn chíp; định danh khách hàng từ xa qua mạng internet để mở tài khoản; xác thực định danh khách hàng giao dịch tại ATM. Đây là thay đổi, cải tiến rất đáng kể. Trước đây, khách muốn rút tiền ở ATM phải có thẻ ATM. Hiện nay, nhiều ngân hàng đã phối hợp với C06 triển khai thành công việc rút tiền tại ATM mà không cần thẻ ATM, chỉ cần sử dụng căn cước công dân gắn chíp để rút tiền tại ATM mà không cần ra ngân hàng. Việc này nâng độ an ninh, bảo mật cho người dùng cao hơn trước rất nhiều.

Bên cạnh đó, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đang phối hợp với Bộ Công an và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu và đề xuất phương án chi trả trợ cấp an sinh xã hội trên cơ sở định danh, xác thực điện tử để xác định đối tượng hưởng trợ cấp thông qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục phối hợp với Bộ Công an hỗ trợ các ngân hàng triển khai rộng rãi các giải pháp đã được thí điểm thành công. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, triển khai các giải pháp để khai thác được Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhằm giúp cung cấp các sản phẩm tiện ích hơn cho người dân, cũng như thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, tạo thuận tiện hơn cho các khách hàng khi tiếp cận, sử dụng dịch vụ ngân hàng.

Ứng dụng số sẽ thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt

Ông Nguyễn Minh Tâm, Phó Tổng Giám đốc Sacombank cho rằng về phía các ngân hàng sẽ tiếp tục thực hiện chuyển đổi số cũng như ứng dụng các phương tiện thanh toán đa dạng và tiện ích cho khách hàng, đặc biệt là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Vấn đề mấu chốt rõ ràng là phải phát triển hệ sinh thái thanh toán rộng hơn. Ngân hàng sẽ thực hiện việc cùng nhau số hóa bởi đây là công việc phải đi cùng nhau chứ không thể riêng lẻ, từ việc kết nối với NAPAS hay các tổ chức trung gian thanh toán khác, hay những tổ chức thẻ, Mobile Money, hay các công ty Fintech… để làm sao phát triển được thêm ngày càng nhiều điểm thanh toán nhỏ lẻ nhất, một điểm yếu hiện nay, để khuyến khích người dân sử dụng thanh toán.

Hiện nay, thí điểm mô hình này giữa Ngân hàng MB với Viettel, giữa Vietcombank với Momo và đã có gần 72.000 đại lý thanh toán, tức là cũng tương đối hỗ trợ cho người dân không chỉ trong việc giao dịch điện tử hoàn toàn qua hệ thống công nghệ hiện đại mà vẫn có các điểm tiếp xúc trực tiếp để có thể thực hiện rút tiền hoặc cung ứng các dịch vụ khác.

Bên cạnh đó, phía ngân hàng cũng đề nghị có thể xem lại mức phí ưu đãi đối với khu vực vùng nông thôn hoặc có thể miễn giảm thuế, ưu đãi thuế đối với các đại lý chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt.

Việc kết nối với Mobile Money ở các ngân hàng cũng đã bắt đầu triển khai rất tích cực. Khách hàng có mở thẻ, mở tài khoản không những trên ứng dụng của riêng ngân hàng mà trên cả một số ứng dụng khác như Zalo Pay, VNPT mobile money. Như vậy để khách hàng cảm thấy không bị gắn chặt với một đơn vị nào và họ cảm thấy được tự do lựa chọn ứng dụng nào mà mình thấy tiện lợi.

Quyết định số 1813 về ‘Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025’ đã đưa ra các phương án rất rõ để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, cụ thể là:

Thứ nhất, hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ chế chính sách.

Thứ hai, nâng cấp hạ tầng thanh toán của quốc gia, đảm bảo thanh toán hiện đại và sẵn sàng kết nối liên thông với các hệ thống thanh toán khác.

Thứ ba, là thúc đẩy việc triển khai các dịch vụ thanh toán hiện đại hơn nữa, đặc biệt là các dịch vụ ứng dụng thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Thứ tư, triển khai các giải pháp để thúc đẩy thanh toán điện tử trong khu vực Chính phủ và trong khu vực hành chính công.

Phương Cúc
Bài viết cùng chủ đề: Tài chính ngân hàng

Tin cùng chuyên mục

Thị trường bảo hiểm dần ấm lên, doanh nghiệp tìm lại đà tăng trưởng

Chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch được đề cử HĐQT Vietravel

Tăng tốc với danh mục phí “siêu sốc” từ Bac A Bank

SeABank được vinh tại lễ trao giải Vietnam ESG Awards

Taseco Airs 'chia tay' khách sạn 'đất vàng' ven biển Đà Nẵng?

Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cường thanh tra hoạt động kinh doanh vàng

Những 'nhân tố mới' trong báo cáo PCI 2024

4 tháng, Việt Nam thu hút 13,82 tỷ USD vốn FDI

Thu ngân sách 4 tháng đầu năm 2025 tăng 2 con số

Ngân hàng nội tìm vốn ngoại giá rẻ cho nền kinh tế

VPBankS được vinh danh tại HR Excellence ® 2025 về đào tạo

PVcomBank triển khai gói vay 10.500 tỷ đồng, lãi suất chỉ 3,99%/năm

Niềm tin là 'đồng tiền' mạnh nhất của ngân hàng Việt

SeAMobile nhận xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025

Giáo sư Đại học Harvard hiến kế xây dựng thương hiệu ngân hàng Việt

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất Quý I/2025 tăng trưởng 14,6%

Chính thức khai trương Phòng chờ Vietcombank Priority tại Nhà ga T3 Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất

Những điều chưa biết về bộ tiền sau ngày thống nhất đất nước

Chứng khoán giảm sâu trong tháng 4, cơ hội tốt “bắt đáy”

Agribank trao tặng 37 căn 'nhà hy vọng' tại Hà Tĩnh