Thanh toán không dùng tiền mặt: Dự báo tăng cao hậu đại dịch

Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) sẽ tiếp tục là tâm điểm của các ngân hàng trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển mạnh mẽ và xu hướng thay đổi trong thanh toán hậu đại dịch.

Xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt là xu hướng tất yếu của thế giới, tiến tới một xã hội không dùng tiền mặt. Việc không dùng tiền mặt có rất nhiều lợi ích, rất nhanh chóng, hiệu quả, nâng cao an toàn của cơ quan giám sát. Và đại dịch COVID-19 đã là đòn bẩy thúc đẩy nhanh xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt trên toàn thế giới khi mà mọi người hạn chế tiếp xúc với nhau.

Thanh toán không dùng tiền mặt: Dự báo tăng cao hậu đại dịch

Thông tin tại buổi toạ đàm “Thúc đẩy thanh toán số sau đại dịch”, do Báo Tiền Phong tổ chức ngày 13/4, ông Lê Văn Tuyên - Phó Vụ trưởng Vụ Thanh Toán (Ngân hàng nhà nước) chia sẻ: Hình thức thanh toán hiện đại, tiệm cận với trình độ công nghệ của thế giới đang được các ngân hàng giới thiệu, dần phổ cập tại Việt Nam như thanh toán bằng thẻ chíp phi tiếp xúc (contactless), thanh toán trực tuyến lẫn ngoại tuyến tại điểm bán qua mã QR, thanh toán trực tuyến cho dịch vụ số, thương mại điện tử qua NFC, ứng dụng Mobile banking, … kết hợp với các giải pháp, dịch vụ hỗ trợ như xác thực sinh trắc học bảo mật, mã hóa thông tin thẻ (tokenization), định danh điện tử (eKYC) an toàn, thuận tiện.

Theo ông Tuyên, Đề án phát triển TTKDTM giai đoạn 2021-2025 tại Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ hướng tới 4 mục tiêu chính: Thứ nhất, tạo sự chuyển biến tích cực về TTKDTM với mức tăng trưởng cao; phổ cập, đưa việc sử dụng các phương thức, phương tiện TTKDTM trở thành thói quen của người dân ở khu vực đô thị và tạo sự lan tỏa, mở rộng TTKDTM ở địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa; giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt.

Thứ hai, ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 để đổi mới, phát triển hạ tầng thanh toán, phát triển dịch vụ TTKDTM an toàn, tiện ích, đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán ngày một tăng, yêu cầu ngày càng cao của người dân và doanh nghiệp.

Thứ ba, đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật trong hoạt động TTKDTM; góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước, minh bạch hóa các giao dịch thanh toán trong nền kinh tế.

Thanh toán không dùng tiền mặt: Dự báo tăng cao hậu đại dịch

Thứ tư, phấn đấu đạt một số mục tiêu tăng trưởng sử dụng phương tiện, dịch vụ TTKDTM như: Từ 80% người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác, TTKDTM trong thương mại điện tử đạt 50%; Tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng giao dịch qua kênh điện thoại di động đạt 50 - 80%/năm và giá trị giao dịch đạt 80 - 100%/năm, qua kênh Internet đạt 35 - 40%/năm, tỷ lệ cá nhân, tổ chức sử dụng phương tiện TTKDTM qua các kênh thanh toán điện tử đạt 40%…

Đánh giá về hoạt động TTKDTM tại Việt Nam thời gian qua, PGS.TS Hoàng Xuân Quế - Viện trưởng Viện Tài chính Ngân hàng - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng: cơ quan Quản lý nhà nước đã có những cơ chế thích hợp và các tổ chức cung ứng đã có những thay đổi mạnh mẽ để tạo nên một bức tranh tươi sáng về thực trạng TTKDTM thời gian qua tại Việt Nam, bước đầu đã thay đổi thói quen của người dân về thanh toán.

TTKDTM không chỉ được nhắc đến ở các giao dịch thanh toán cá nhân trong các hoạt động mua bán mà còn được nhắc tới ở việc thanh toán các dịch vụ công. Điều này đòi hỏi các ngân hàng, công ty chuyển mạch thẻ phải làm chủ công nghệ, nắm bắt được xu hướng quốc tế trong giao dịch điện tử. Và tất cả các yếu tố đó đều gói gọn trong mục tiêu hành động là chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng.

Nói về việc triển khai ứng dụng công nghệ 4.0 vào công tác chuyển đổi số hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), bà Phạm Thị Mai Anh- Giám đốc Trung tâm sản phẩm - Khối Ngân hàng số MB cho biết: Để triển khai ứng dụng công nghệ 4.0 vào công tác chuyển đổi số hoạt động ngân hàng, ngoài việc tiếp tục phát triển các sản phẩm liên quan đến ngân hàng chúng tôi còn mở rộng đến các sản phẩm khác để mở rộng các khả năng tiến hành các giao dịch. 5 năm trở lại đây, MB phát triển vượt bậc thanh toán số. Những quy trình trước kia, mất 3- 4 tháng, ngân hàng mới ra sản phẩm nhưng không đáp ứng nhu cầu khách hàng. Nay chúng tôi thay đổi đưa sản phẩm mới, liên tục sửa đổi đáp ứng nhu cầu chính xác khách hàng. Khi khách hàng đón nhận thì đưa ra tính năng, bổ sung.

Để khuyến khích khách hàng tham gia nhiều hơn trong các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, ông Lê Thanh Hà - đại diện Chi hội thẻ, Hiệp hội Ngân hàng nêu quan điểm: vấn đề căn bản là chính sách giá và quản trị rủi ro. Với vai trò ngân hàng hiện nay, bên cạnh cung cấp sản phẩm, nỗ lực giảm chính sách giá đưa đến người dân giá hợp lý và an toàn nhất. “Chủ trương của Chính phủ tập trung phục hồi nền kinh tế, ngành ngân hàng tham gia sâu vào nội dung này. Với lĩnh vực thanh toán, bên cạnh giảm lãi suất, phí quan trọng”- ông Hà bày tỏ.

Ở một góc độ khác, TTKDTM trong lĩnh vực công, ông Nguyễn Quang Minh, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas) cho biết: Trong quá trình chuyển đổi số của Chính phủ, Napas luôn ưu tiên nhiệm vụ thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực dịch công. Thời gian qua, Napas đã tích cực, chủ động tham gia triển khai cùng các cơ quan chức năng liên quan và đã triển khai đến 48 địa phương, 15 Bộ, ngành, qua đó thực hiện thanh toán cho 5 nhóm dịch vụ công trên Cổng dịch vụ công quốc gia như nộp thuế, bảo hiểm, vi phạm giao thông, các lệ phí khác. Tới đây, Napas sẽ tiếp tục kết nối cơ sở dữ liệu, hệ thống của các cơ quan nhà nước như thuế, kho bạc, hải quan,... thực hiện là cầu nối để thúc đẩy kênh thanh toán của các ngân hàng, trung gian thanh toán kết nối qua Napas.

Thuỳ Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thanh toán số

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thúc đẩy tín dụng xanh mở đường cho khu công nghiệp xanh

Thúc đẩy tín dụng xanh mở đường cho khu công nghiệp xanh

Hiện, mới chỉ có 1 - 2% khu công nghiệp của Việt Nam là khu công nghiệp xanh. Cần thúc đẩy mạnh mẽ tín dụng xanh để mở đường cho xanh hóa khu công nghiệp.
Từng bước gỡ

Từng bước gỡ 'mạng nhện sở hữu chéo' trong hệ thống ngân hàng

Sở hữu chéo là một trong những "điểm nghẽn" cản trở quá trình lành mạnh hóa thị trường tài chính - ngân hàng.
VIB giới thiệu bộ giải pháp tài chính và số hóa cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

VIB giới thiệu bộ giải pháp tài chính và số hóa cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

VIB phối hợp với đối tác Visa và VNPAY giới thiệu bộ giải pháp tài chính và số hóa toàn diện được thiết kế đặc biệt nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tăng tốc với danh mục phí “siêu sốc” từ Bac A Bank

Tăng tốc với danh mục phí “siêu sốc” từ Bac A Bank

Bac A Bank chính thức triển khai chương trình “Phí siêu sốc - Tăng tốc kinh doanh” với mong muốn hỗ trợ các khách hàng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cường thanh tra hoạt động kinh doanh vàng

Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cường thanh tra hoạt động kinh doanh vàng

Ngân hàng Nhà nước cho biết, sẽ phối hợp với các bộ, ngành để tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Tin cùng chuyên mục

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Nhà ở bán trú và công trình phụ trợ cho các em học sinh Trường Tiểu học và THCS Chiềng Ân, tỉnh Sơn La với tổng kinh phí 1 tỷ đồng chính thức đi vào hoạt động.
Ngân hàng nội tìm vốn ngoại giá rẻ cho nền kinh tế

Ngân hàng nội tìm vốn ngoại giá rẻ cho nền kinh tế

Bên cạnh việc đẩy mạnh thu hút tiền gửi để đảm bảo đủ nguồn vốn cung ứng cho nền kinh tế, một số ngân hàng còn tìm nguốn vốn từ các định chế tài chính quốc tế.
VPBankS được vinh danh tại HR Excellence ® 2025 về đào tạo

VPBankS được vinh danh tại HR Excellence ® 2025 về đào tạo

Vinh dự này khẳng định cam kết của VPBankS trong việc đầu tư dài hạn vào con người – nền tảng cho sự phát triển bền vững và khác biệt
PVcomBank triển khai gói vay 10.500 tỷ đồng, lãi suất chỉ 3,99%/năm

PVcomBank triển khai gói vay 10.500 tỷ đồng, lãi suất chỉ 3,99%/năm

PVcomBank triển khai gói vay ưu đãi 10.500 tỷ đồng hỗ trợ khách hàng cá nhân là hộ kinh doanh, tiểu thương với lãi suất chỉ từ 3,99%/năm, thời hạn tới 10 năm.
Niềm tin là

Niềm tin là 'đồng tiền' mạnh nhất của ngân hàng Việt

Thương hiệu ngân hàng Việt không nằm ở logo hay trụ sở sang trọng, mà ở niềm tin, thứ “đồng tiền” mạnh mà khách hàng sẵn sàng gửi gắm.
Giáo sư Đại học Harvard hiến kế xây dựng thương hiệu ngân hàng Việt

Giáo sư Đại học Harvard hiến kế xây dựng thương hiệu ngân hàng Việt

Từ góc nhìn toàn cầu, giáo sư John Quelch (Harvard) gợi mở chiến lược giúp ngân hàng Việt xây dựng thương hiệu mạnh, vượt rào cản nội tại để vươn ra thế giới.
Chính thức khai trương Phòng chờ Vietcombank Priority tại Nhà ga T3 Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất

Chính thức khai trương Phòng chờ Vietcombank Priority tại Nhà ga T3 Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất

Ngày 30/4/2025, Vietcombank chính thức khai trương Phòng chờ Vietcombank Priority Lounge tại Nhà ga T3, Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhât, TP. Hồ Chí Minh.
Những điều chưa biết về bộ tiền sau ngày thống nhất đất nước

Những điều chưa biết về bộ tiền sau ngày thống nhất đất nước

Song hành lưu thông 2 đồng tiền ở 2 miền Bắc - Nam và phải đến năm 1978, bộ tiền chung của đất nước mới được phát hành.
Agribank trao tặng 37 căn

Agribank trao tặng 37 căn 'nhà hy vọng' tại Hà Tĩnh

Agribank phối hợp Quỹ Hy vọng và Mặt trận Tổ quốc huyện Hương Khê khởi công, trao tặng 37 căn “nhà hy vọng” cho các hộ nghèo, khó khăn tại địa phương.
BAOVIET Bank cho vay cá nhân lãi suất chỉ từ 3%

BAOVIET Bank cho vay cá nhân lãi suất chỉ từ 3%

BAOVIET Bank triển khai chương trình ưu đãi cho khách hàng cá nhân vay vốn có tài sản bảo đảm với lãi suất chỉ từ 3%/năm, hạn mức lên đến 600 tỷ đồng.
KienlongBank ghi nhận kết quả quý I/2025 ấn tượng

KienlongBank ghi nhận kết quả quý I/2025 ấn tượng

Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank; UpCOM: KLB) đã ghi dấu ấn với kết quả kinh doanh nổi bật trong quý I/2025.
Chào mừng 50 năm Thống nhất đất nước, Vietcombank hoàn 50% vé Metro tới 450.000 VND

Chào mừng 50 năm Thống nhất đất nước, Vietcombank hoàn 50% vé Metro tới 450.000 VND

Nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, Vietcombank phối hợp Visa triển khai ưu đãi “CHẠM NHẸ - LƯỚT NHANH” trải nghiệm Metro hiện đại, tiết kiệm.
Cổ đông VPBank thông qua kế hoạch lợi nhuận tỷ đô

Cổ đông VPBank thông qua kế hoạch lợi nhuận tỷ đô

Cổ đông của VPBank đã thông qua kế hoạch lợi nhuận 1 tỷ USD, chia cổ tức tiền mặt gần 4.000 tỷ đồng.
Việt Nam trước ‘ngã rẽ’ tài sản số, tín chỉ carbon

Việt Nam trước ‘ngã rẽ’ tài sản số, tín chỉ carbon

Từ tài sản kỹ thuật số đến tín chỉ carbon, Việt Nam đứng trước ngưỡng cửa lớn, nơi sự chủ động chính sách sẽ quyết định thành bại.
Kết quả kinh doanh OCB quý I/2025 giữ đà tăng trưởng tốt

Kết quả kinh doanh OCB quý I/2025 giữ đà tăng trưởng tốt

Ngân hàng TMCP Phương Đông (mã OCB - sàn HOSE) công bố báo cáo tài chính quý I/2025 lợi nhuận trước thuế đạt 893 tỷ, hoạt động cốt lõi giữ đà tăng trưởng tốt.
Lãi suất huy động tăng trở lại, kỳ hạn ngắn sát “trần”

Lãi suất huy động tăng trở lại, kỳ hạn ngắn sát “trần”

Từ giữa tháng 4, lãi suất huy động rục rịch tăng trở lại, trong đó kỳ hạn ngắn đang sát “trần”.
Con đường tiền tệ huyền thoại trong kháng chiến chống Mỹ

Con đường tiền tệ huyền thoại trong kháng chiến chống Mỹ

Không bản đồ, cũng chẳng có những đoàn xe rầm rập qua núi rừng, “con đường tiền tệ” lặng lẽ nối hai miền Bắc - Nam, góp phần vào chiến thắng chung của dân tộc.
Tài sản số, tín chỉ carbon:

Tài sản số, tín chỉ carbon: 'Mảnh ghép' mới cho tài sản bảo đảm?

Nếu Việt Nam kịp thời hoàn thiện hành lang pháp lý, tài sản số và tín chỉ carbon hoàn toàn có thể trở thành nguồn tài sản bảo đảm mới cho hệ thống ngân hàng.
Tăng tín dụng của nhiều ngân hàng cao hơn toàn hệ thống

Tăng tín dụng của nhiều ngân hàng cao hơn toàn hệ thống

Tại không ít ngân hàng thương mại, tăng trưởng tín dụng quý 1/2025 vừa công bố cho thấy có mức tăng cao hơn rất nhiều so với toàn hệ thống.
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500

SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500

SeABank (SSB) thăng hạng vượt bậc lên 193 FAST500 (tăng 173 bậc) và top 24 tăng trưởng xuất sắc 2025, khẳng định uy tín nhờ chuyển đổi số & chất lượng.
Mobile VerionPhiên bản di động