Thanh long Việt Nam tràn đầy cơ hội xuất khẩu

Được đánh giá rất cao về chất lượng, hàm lượng dinh dưỡng, thanh long Việt Nam là một trong những trái cây được nhiều thị trường ưa chuộng.

Được đánh giá rất cao về chất lượng, hàm lượng dinh dưỡng tốt, thanh long Việt Nam là một trong những loại trái cây được rất nhiều thị trường ưa chuộng. Trong đó, Australia và New Zealand được đánh giá là những thị trường tiềm năng vì đòi hỏi tiêu chuẩn cao. Thanh long xuất khẩu thành công vào thị trường này sẽ có cơ hội vào được nhiều thị trường khác.

Thanh long Việt Nam tràn đầy cơ hội xuất khẩu
Thanh long Việt Nam nhiều cơ hội hiện diện tại thị trường Australia và New Zealand.

Từng bước chinh phục thị trường

Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Australia, liên tục trong những tháng đầu năm 2022, vài chục tấn thanh long nhãn hiệu Rồng Đỏ đã được công ty 4wayfresh nhập khẩu đã cập bến và đưa ra thị trường tại 2 bang Tây và Nam Australia. Cùng với đó, Công ty Hoa Australia cũng đưa ra thị trường Melbourne và các thành phố khác 14 tấn thanh long Việt Nam ruột trắng và đỏ.

Tiếp theo trái vải và trái xoài là hai trái cây tươi đầu tiên của Việt Nam được nhập khẩu vào Úc, ngày 24/8/2017, Úc đã chính thức công bố cho phép nhập khẩu trái thanh long của Việt Nam. Sau khi được tích cực quảng bá thông qua cộng đồng người Việt Nam tại Úc cũng như hệ thống phân phối bán lẻ của người Việt tại Australia, trái thanh long Việt Nam hiện được bày bán phổ biến nhiều nơi như siêu thị Thaikee tại trung tâm Sydney và các cửa hàng tại thủ phủ người Việt ở Cabramatta, NSW. Thanh long Việt Nam ruột trắng và đỏ được bày bán với giá quy đổi khoảng 200.000 đồng một kg. Siêu thị Đại Phát ở Melbounre hay MCQ tại Perth hoặc các siêu thị ở Nam Australia cũng bày bán thanh long Việt Nam.

Các nhà nhập khẩu cho biết đã thống nhất với chiến lược thị trường do Thương vụ đề ra là đẩy mạnh quảng bá thanh long Việt hướng vào giới trẻ tại nước này để mở rộng dư địa thị trường. Cơ quan Thương vụ cũng đang triển khai xúc tiến bán thanh long trúng thưởng vé máy bay, đồ chơi trẻ em, quà Tết.

Thanh long là một trong số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào thị trường Australia và New Zealand. Với Australia, bà Nguyễn Thu Hường, Đại diện Thương vụ Việt Nam tại thị trường này thông tin, năm 2020, kim ngạch xuất khẩu thanh long của Việt Nam vào Australia tăng 36%, năm 2021, do ảnh hưởng từ dịch bệnh, con số tăng trưởng xuất khẩu có giảm nhưng vẫn đạt 14%, đạt 4,8 triệu USD, cao hơn mức tăng trưởng chung của mặt hàng thanh long xuất khẩu đi các thị trường.

“Ngoài hệ thống phân phối của người Việt, thanh long Việt Nam đã được bày bán tại các siêu thị bán lẻ lớn tại Australia”, bà Nguyễn Thu Hường nói. Điều này cho thấy trái thanh long tươi của Việt Nam đang được người tiêu dùng tại quốc gia này ưa chuộng.

Tương tự, tại New Zealand, thanh long là một trong 3 loại quả được cấp phép nhập khẩu vào thị trường này. Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại New Zealand Nguyễn Văn Trung cho hay, thanh long là loại quả xuất khẩu thành công nhất của Việt Nam vào New Zealand với mức tăng trưởng liên tục từ năm 2014 đến nay.

Từ năm 2013 Chính phủ New Zealand tài trợ cho Việt Nam dự án nhằm phát triển giống thanh long có sức kháng bệnh tốt, năng suất cao. Đến nay dự án đã đạt được những thành công nhất định, đáng kể nhất là tạo được nguồn thanh long chất lượng tốt để xuất khẩu sang New Zealand và các thị trường khác.

Với chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, cơ hội xuất khẩu thanh long của Việt Nam vào New Zealand khá rộng mở, ông Humphrey Lawrence, Tổng Giám đốc phụ trách nhập khẩu, Công ty MG Marketing (New Zealand) cho rằng, sau dịch Covid-19 nhu cầu các tiêu dùng mặt hàng thanh long tăng cao, trong khi đó loại trái cây này của Việt Nam có hình thức bắt mắt, hương vị rất ngon. Hiện giá thanh long trên thị trường khá ổn, khoảng 40-45 USD/thùng 5kg. Nhà sản xuất Việt Nam có thể tận dụng cơ hội này.

Lưu ý các quy chuẩn, tiêu chuẩn

Có cơ hội lớn như vậy, song để trái thanh long chiếm lĩnh tốt thị trường nước ngoài, ông Humphrey Lawrence khuyến cáo, doanh nghiệp xuất khẩu phải tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn với trái thanh long tại thị trường nhập khẩu. Cùng đó, việc bảo đảm chất lượng sản phẩm sau thời gian vận chuyển dài cũng là vấn đề cần được chú trọng nhằm kéo dài thời gian bảo quản và tiêu thụ trên thị trường. Quan trọng là tránh được trải nghiệm không tích cực cho người tiêu dùng khi mua phải sản phẩm chất lượng không tốt, ảnh hưởng tới quyết định mua hàng lần sau.

Về điều kiện nhập khẩu thanh long vào thị trường Australia, đại diện Thương vụ Việt Nam tại Australia thông tin, trước khi nhập khẩu, thanh long cần có giấy phép nhập khẩu hợp lệ do Bộ Nông nghiệp, Nước và Môi trường Australia cấp. Thanh long tươi trước khi vận chuyển phải được xử lý bằng biện pháp nhiệt hơi với thời gian 40 phút ở nhiệt độ 46,5 độ C, độ ẩm 90% trở lên tại cơ sở được Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) của Việt Nam phê duyệt. Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật phải được gửi kèm theo chuyến hàng.

Bà Nguyễn Thu Hường khẳng định: “Nhu cầu tiêu thụ thanh long tại Australia tăng rất cao, ngoài nhập khẩu từ Việt Nam, Chính phủ Australia đang cân nhắc cho phép nhập khẩu thanh long từ Philippines. Tính cạnh tranh của mặt hàng này tại Australia ngày càng gay gắt, doanh nghiệp cần bảo đảm thế mạnh của thanh long Việt Nam hơn nữa trên thị trường”.

Tiến sỹ Micheal Lay-Yee, chuyên gia New Zealand - người đã từng trực tiếp tham gia Dự án Hỗ trợ phát triển giống thanh long có sức kháng bệnh tại Việt Nam đã phân tích chi tiết và gợi ý các phương pháp cải tiến, hoàn thiện, tối ưu hóa từng công đoạn của chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng thanh long, từ khâu chọn giống, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ giống, đến thu hoạch, đóng gói, bảo quản để hướng tới sự phát triển bền vững cho ngành thanh long Việt Nam.

Ngoài ra, để trái thanh long của Việt Nam xuất hiện nhiều hơn nữa trên 2 thị trường cấp cao này, vị chuyên gia này khuyến cáo, sản phẩm xuất khẩu phải được thiết kế riêng cho thị trường, bao bì đóng gói phù hợp; bảo đảm nguồn cung ổn định cả chất lượng và số lượng. Nên có sự liên kết chặt chẽ giữa người trồng thanh long và nhà nhập khẩu ngay từ khâu đầu tiên, giúp sản phẩm sớm đạt các yêu cầu và tiêu chuẩn, thuận lợi cho xuất khẩu.

Đặc biệt, sản phẩm chế biến từ thanh long là phân khúc còn nhiều tiềm năng, được người tiêu dùng ưa chuộng, doanh nghiệp trong nước có thể khai thác, tận dụng.

Các cơ quan Thương vụ cũng khuyến nghị địa phương, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược quảng bá và thương hiệu ngành tập trung vào đặc tính dinh dưỡng của sản phẩm để nâng cao sự nhận biết của người tiêu dùng và mở rộng đối tượng khách hàng ra ngoài nhóm khách hàng châu Á truyền thống.

nhandan.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thương vụ Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-Đan Mạch tăng trưởng trên 20%

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-Đan Mạch tăng trưởng trên 20%

Trong 11 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Đan Mạch đã tăng trưởng mạnh, đạt mức 20,3%.
Thị trường dệt may năm 2025 có gì mới?

Thị trường dệt may năm 2025 có gì mới?

Thị trường dệt may năm 2025 được nhận định nhiều rủi ro, khó đoán định bởi những yếu tố mới về chính trị từ những nhà nhập khẩu lớn và tăng nhiệt cạnh tranh.
Xuất nhập khẩu đầu năm 2025, khí thế mới, thắng lợi mới

Xuất nhập khẩu đầu năm 2025, khí thế mới, thắng lợi mới

Ngay những ngày đầu năm 2025, hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu và các nhà máy sôi động, báo hiệu một năm khởi sắc cho thương mại Việt Nam.
Trung tâm hành chính Cửa khẩu Ma Lù Thàng chính thức hoạt động

Trung tâm hành chính Cửa khẩu Ma Lù Thàng chính thức hoạt động

Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Lai Châu tổ chức đưa vào hoạt động Trung tâm tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính Cửa khẩu quốc tế Ma Lù Thàng.
Xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2024 ước đạt 786 tỷ USD

Xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2024 ước đạt 786 tỷ USD

Tổng cục Hải quan ước tính tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong năm 2024 đạt 786,07 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2023.

Tin cùng chuyên mục

10 dấu ấn nổi bật năm 2024 - nhiều nội dung đậm nét ngành Công Thương

10 dấu ấn nổi bật năm 2024 - nhiều nội dung đậm nét ngành Công Thương

Cổng Thông tin điện tử Chính phủ bình chọn 10 dấu ấn nổi bật của Việt Nam năm 2024, trong đó, có nhiều nội dung đậm nét về ngành Công Thương.
Loạt chỉ tiêu tăng trưởng 2 con số của ngành Công Thương

Loạt chỉ tiêu tăng trưởng 2 con số của ngành Công Thương

Năm 2024, hàng loạt các chỉ tiêu quan trọng về công nghiệp, thương mại đều đạt mức tăng trưởng 2 con số, đóng góp lớn vào thành tích chung của cả nước.
Thương mại Việt Nam – Thuỵ Điển tăng trưởng 11,8%

Thương mại Việt Nam – Thuỵ Điển tăng trưởng 11,8%

11 tháng năm 2024, Thương mại Việt Nam – Thuỵ Điển ghi nhận mức tăng trưởng 11,8%, phản ánh sự phục hồi tích cực trong quan hệ thương mại giữa hai nước.
Lạng Sơn: Năm 2024, xuất nhập khẩu tăng trưởng 27,6%

Lạng Sơn: Năm 2024, xuất nhập khẩu tăng trưởng 27,6%

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tất cả các loại hình qua cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn năm 2024 ước đạt 66,4 tỷ USD, tăng 27,6% so với cùng kỳ năm trước.
Công bố 10 sự kiện logistics Việt Nam năm 2024

Công bố 10 sự kiện logistics Việt Nam năm 2024

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) vừa công bố 10 sự kiện logistics Việt Nam năm 2024.
Số lượng C/O ưu đãi được cấp năm 2024 tăng 18%

Số lượng C/O ưu đãi được cấp năm 2024 tăng 18%

Theo Cục Xuất nhập khẩu, số lượng C/O ưu đãi được cấp giai đoạn từ 2020 đến nay tăng trung bình khoảng 20% mỗi năm. Dự kiến, năm 2024 tăng 18% so với năm ngoái.
Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo vaccine thú y

Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo vaccine thú y

Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo các loại vaccine thú y, trong đó phải kể đến vaccine phòng dịch tả lợn châu Phi.
Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm

Thứ trưởng Phan Thị Thắng chỉ đạo, công tác phát triển thị trường châu Á-châu Phi cần tập trung vào những thị trường trọng tâm, trọng điểm, còn nhiều tiềm năng.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Chiều 27/12, tại Lạng Sơn, Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024.
Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Sáng 27/12, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Cục Xuất nhập khẩu cần đưa ra cả mục tiêu và giải pháp trong hoạt động nhập khẩu. Nhập khẩu để phục vụ xuất khẩu khác với nhập khẩu để tiêu dùng trong nước.
Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Năm 2024, ngành nông nghiệp đạt kỷ lục cả ở xuất khẩu nông sản và xuất siêu. Song những cảnh báo mới đây từ thị trường nhập khẩu là tin kém vui cho ngành này.
Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Bộ Công Thương đặt ra mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu tăng từ 10-12% so với năm 2024. Cán cân thương mại tiếp tục có xuất siêu ở mức trên 20 tỷ USD.
Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

11 tháng 2024, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc đạt trên 1,25 triệu tấn, trị giá 2,07 tỷ USD, giảm 15,5% về lượng, nhưng tăng 5,5% về trị giá so với cùng kỳ.
Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Nếu xuất khẩu hàng hoá năm 2025 đạt mức tăng trưởng 12%/năm, mỗi tháng, kim ngạch xuất khẩu phải tăng tương ứng 4 tỷ USD. Đây là con số không hề nhỏ.
Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Với kim ngạch 44 tỷ USD, tăng trưởng gần 11% so với năm 2023, Việt Nam có khả năng vượt Bangladesh đứng vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu hàng dệt may.
Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Sau năm 2024 với nhiều điểm sáng, năm 2025, hoạt động xuất khẩu hàng hoá phấn đấu tăng khoảng 12% so với năm 2024.
Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Năm 2024, xuất khẩu gạo đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị. Giá gạo xuất khẩu gạo bình quân cũng đạt mức cao nhất từ trước tới nay với trên 600 USD/tấn.
Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

Năm 2024, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam - Ấn Độ vượt mốc 15 tỷ USD, tiếp tục khẳng định vai trò trụ cột trong hợp tác kinh tế giữa hai nước.
EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

EU tạm thời tăng tần suất kiểm tra sầu riêng của Việt Nam tại biên giới từ 10% lên 20%.
Mobile VerionPhiên bản di động