Thanh Hóa: Triển vọng phát triển du lịch miền núi

Khu vực miền núi phía Tây Thanh Hóa là một dải đất núi rừng trùng điệp, từ huyện Thạch Thành lên huyện cuối cùng Mường Lát, bao gồm 11 huyện, với 7 dân tộc anh em: Mường, Thái, Thổ, Dao, Mông, Khơ mú, Kinh. Nơi đây đang có nhiều lợi thế để phát triển du lịch, hướng tới xóa đói giảm nghèo, chuyển dịch kinh cơ cấu kinh tế.
Thanh Hóa: Triển vọng phát triển du lịch miền núi
Rừng nguyên sinh là ưu thế để các huyện phát triển du lịch sinh thái, mạo hiểm

Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng

Với địa hình chủ yếu là núi, trung du gắn liền với hệ núi cao Tây Bắc và hệ núi Trường Sơn. Khu vực miền núi Thanh Hóa còn lưu giữ được các hệ sinh thái rừng nguyên sinh gắn liền với cảnh quan hệ sinh thái núi đá vôi, đây được cho là cơ sở hình thành và phát triển các loại hình du lịch sinh thái, mạo hiểm. Trong đó, một trong những ưu thế là hướng vào khai thác các rừng nguyên sinh: Pù Luông, Pù Hu, Xuân Liên, Bến Én.

Không chỉ vậy, khu vực này còn có các di chỉ khảo cổ quan trọng; hàng trăm lễ hội, trò diễn dân gian như lễ hội Khai Hạ, Mường Xia, múa Pồn Poong, hát Xường, hát giao duyên trong chợ phiên của người Thái, lễ cấp sắc, múa chuông của người Dao. Ngoài ra, hiện đồng bào dân tộc thiểu số Thanh Hóa còn lưu giữ được không gian văn hóa làng với các nếp nhà sàn truyền thống; hay trang phục, trang sức của đồng bào Thái, Mường, Dao, Mông cũng còn lưu giữ khá nguyên vẹn, thể hiện đậm nét tập tục sinh hoạt, văn hóa tín ngưỡng đặc sắc của dân tộc như: Làng Mường Lan Ngọc, bải Thái Xia Tớ, làng Thái truyền thống. Các làng nghề truyền thống mang đậm bản sắc, như: Dệt thổ cẩm dân tộc Thổ, Khơ Mú, Dao, Mông; làm rượu cần dân tộc Mường, Thái; nghề đan lát Mường, Thái, Thổ, kim hoàn, chạm, khắc bạc người Mường, Dao, rèn của người Mông…

Thuận lợi hơn, nơi đây còn có đường Hồ Chí Minh đi qua, đường chiến lược 15A xuyên suốt vùng trung du và miền núi, đường 217 nối với nước bạn Lào, có các cửa khẩu quốc tế Na Mèo, cửa khẩu quốc gia Tén Tần, Khẹo, cảng hàng không Thọ Xuân… Dựa trên tiềm năng, điều kiện này, thời gian gần đây du lịch miền núi Thanh Hóa đã hình thành và khai thác khá hiệu quả các loại hình du lịch sinh thái cộng đồng tại bản Hiêu, bản Son – Bá - Mười, bản Kho Mường, bản Trí Nang; khu thiên nhiên Pù Luông, Pù Hu, suối cá Cẩm Lương. Thông qua phát triển du lịch sinh thái cộng đồng các sản phẩm văn hóa vật thể, phi vật thể đã thu hút sự quan tâm, đón nhận của du khách, như: Dệt thổ cẩm, đan lát, các lễ hội truyền thống…

Cần giải pháp đồng bộ về cơ chế chính sách, đầu tư và vốn

Theo thống kê, năm 2015, khu vực này đã đón khoảng 850.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 14.800 lượt, doanh thu ước đạt 754 tỷ đồng… Du lịch đang từng bước làm thay đổi diện mạo đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên tốc độ phát triển du lịch vẫn được đánh giá là chưa tương xứng với tiềm năng. Vì vậy, để phát huy hơn nữa tiềm năng du lịch các huyện miền núi, đại diện ngành du lịch Thanh Hóa cho biết, hiện địa phương đã đưa ra một số giải pháp như: Lồng ghép các nguồn lực địa phương, tranh thủ tối đa nguồn đầu tư của Nhà nước, các tổ chức phi chính phủ để thực hiện các công trình hạ tầng quan trọng, trong đó ưu tiên cho các công trình giao thông, hành lang biên giới. Có cơ chế chính sách thu hút các nhà đầu tư tại các huyện miền núi, đẩy mạnh xã hội hóa phát triển du lịch cộng đồng.

Đồng thời sẽ đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho bà con dân tộc về bảo vệ, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch nhằm kết nối đồng bộ các dịch vụ, tạo tour trọn gói và khép kín, đáp ứng nhu cầu khách du lịch. Ngoài ra, sẽ đẩy mạnh công tác đầu tư khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Na Mèo, trong đó chú trọng xây dựng công trình khu cửa khẩu, xây dựng các phòng trưng bày và ki-ốt thông tin du lịch, cải thiện thủ tục xuất nhập cảnh và hải quan cửa khẩu; nghiên cứu xây dựng các sản phẩm du lịch chung, mở rộng hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh biên giới của Lào, Thái Lan và tuyến hành lang kinh tế Đông Tây.

Kinh tế du lịch khu vực miền núi phía Tây Thanh Hóa hứa hẹn có triển vọng phát triển lớn, giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh Thanh Hóa nói chung và các huyện miền núi nói riêng.
Bảo Thoa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Logistics nông sản tại khu vực miền núi là mắt xích then chốt nhưng cũng là "nút thắt cổ chai" trên hành trình đưa nông sản Việt vươn ra thị trường rộng lớn.
Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Những sản phẩm đặc trưng như miến đao, quế hữu cơ, mật ong bạc hà, sâm khoai... được bà con dân tộc thiểu số đưa lên “chợ mạng” thu về hàng tỷ đồng mỗi năm.
Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Đắk Lắk đang chủ động mở rộng đầu ra cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế bền vững.
Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Các địa phương trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã không ngừng nỗ lực thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc, từng bước đưa diện mạo nông thôn chuyển mình.
Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Giờ đây những món ăn đặc trưng của vùng nông thôn không chỉ gói gọn trong bếp lửa gia đình mà còn lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền nhờ ứng dụng công nghệ số.

Tin cùng chuyên mục

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Làng Canh Tiến, xã Canh Liên - xã "vùng lõm" cuối cùng đã được cấp điện, đánh dấu mốc 100% hộ dân toàn tỉnh Bình Định được sử dụng điện lưới quốc gia.
Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2025 không chỉ là dịp hội tụ văn hóa, mà còn là cơ hội quảng bá, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm đặc sản của đồng bào dân tộc thiểu số.
Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Nông sản sạch không chỉ nâng cao thu nhập mà còn thay đổi tư duy cũ, mở lối đi bền vững cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.
Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Từ áp dụng công nghệ vào sản xuất đến việc mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm, phụ nữ nông thôn dần khẳng định vai trò quan trọng của cuộc cách mạng chuyển đổi số.
Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Chính sách hỗ trợ thiết thực cùng quyết tâm của bà con dân tộc thiểu số ở miền núi đã và đang tạo nên những thương hiệu sản phẩm ngày một mạnh.
Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Tại HTX Chè Thịnh An không chỉ làm chè mà còn làm văn hóa. Không chỉ bán sản phẩm, mà xây dựng cả câu chuyện về vùng đất chè nổi tiếng của Việt Nam.
Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Bằng nhiều giải pháp xúc tiến thương mại, tỉnh Thái Nguyên đang từng bước tháo gỡ nút thắt “đầu ra” cho sản phẩm của đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Ở nông thôn, những tủ sách nhỏ đang mở ra thế giới diệu kỳ cho trẻ em, văn hóa đọc dần bén rễ, nuôi dưỡng ước mơ và gieo mầm tri thức từ trang sách đầu đời.
Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Lễ cúng về nhà mới của người Hrê là phong tục lâu đời, nhằm tạ ơn thần linh, cầu mong ngôi nhà được chở che, gia chủ bình an, khỏe mạnh, cuộc sống no đủ.
Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Từ chợ truyền thống đến thương mại hiện đại, Bình Định đang dồn lực tìm đầu ra ổn định cho các sản phẩm đặc trưng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào thiểu số không thể thiếu vai trò của người cao tuổi - người hiểu đất, quý làng, canh cánh với chuyện phát triển kinh tế.
Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai đang nỗ lực nâng giá trị cho sản phẩm cà phê đặc sản, từ đó giúp bà con dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững.
Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Với kết quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia, các chợ vùng sâu Gia Lai không chỉ khơi thông dòng chảy hàng hóa mà còn mở lối sinh kế bền vững cho người dân.
Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Từ việc đầu tư mạng lưới chợ dân sinh đến hỗ trợ quảng bá sản phẩm địa phương, Bắc Giang đang từng bước tạo đòn bẩy cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

Dược liệu Quảng Nam đần trở thành sinh kế thoát nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số, mở ra cơ hội phát triển công nghiệp chế biến dược liệu quy mô lớn.
VCAMart:

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

Từ bản làng tới bàn ăn thành thị, VCAMart đang mở đường cho nông sản đồng bào dân tộc thiểu số miền núi “bắt sóng” số hóa, gia nhập sân chơi thương mại điện tử.
‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp từ chính sách đến hành động nhằm tạo dựng thị trường cho nông sản vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Long nhãn Sơn La -

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Cùng với trái nhãn đã làm nên thương hiệu, sản phẩm long nhãn Sơn La cũng là một sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng, làm đa dạng sản phẩm địa phương.
Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Được mệnh danh là “vàng xanh” của vùng đất khó Hà Giang, chè Shan tuyết đang giúp bà con dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh nâng cao thu nhập, giảm nghèo.
Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Nhiều sản phẩm, hàng hoá vùng dân tộc như trà shan tuyết, bánh chưng gù Hà Giang, cà phê Đắk Lắk, thổ cẩm Cao Bằng… 'đắt khách' tại Hội chợ VITM Hà Nội 2025.
Mobile VerionPhiên bản di động