Thanh Hóa: Tiên phong chuyển đổi mô hình quản lý chợ

Nhằm thiết lập hệ thống phân phối hàng hóa, phục vụ đa dạng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, những năm gần đây, hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói riêng và khu vực miền núi nói chung đã có bước phát triển đáng khích lệ.    

Theo Sở Công Thương, đầu tư trong lĩnh vực thương mại giai đoạn từ năm 2015 đến nay trên địa bàn tỉnh tăng trưởng đột phá, với mức tăng 21,3%/năm. Toàn tỉnh hiện có 119.700 cơ sở kinh doanh thương mại, tăng 21.648 cơ sở so với năm 2015. Trong đó, có 391 chợ và 20 siêu thị, trung tâm thương mại được công nhận theo quy định. Đặc biệt, với sự vào cuộc, đầu tư hệ thống siêu thị của nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành bán lẻ, như: Trung tâm Thương mại Vincom Centre (Tập đoàn Vingroup), Siêu thị Big C (Tập đoàn Central Group của Thái Lan), Siêu thị Co.opmart (Sài Gòn Co.opmart); Siêu thị Mediamart (Công ty CP MediaMart), Siêu thị điện máy Nguyễn Kim, hệ thống siêu thị của Thế giới Di động...

1156 anh bai tren

Nhiều hình thức kinh doanh hàng hóa xuất hiện

Thanh Hóa cũng là địa phương đi đầu cả nước trong công tác chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác chợ và xây dựng chợ an toàn thực phẩm. Với 164 chợ được công bố hợp chuẩn chợ kinh doanh và 99 chợ đã được chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh khai thác. Đặc biệt, sau chuyển đổi, các chủ đầu tư mới đã xây dựng, cải tạo chợ đáp ứng các tiêu chí vệ sinh, thúc đẩy hoạt động giao thương tại chợ truyền thống.

Tại khu vực huyện miền núi, hệ thống các siêu thị miền Tây của Công ty TNHH Thương mại MTV Miền núi Thanh Hóa đã phủ khắp 11 huyện, với hơn 100 chợ và hàng nghìn cửa hàng tự chọn, bán lẻ. Cơ cấu hàng hóa ở các chợ đa dạng, trong đó hàng Việt chiếm tới 90%.

Để thúc đẩy hệ thống chợ phát triển, nhiều địa phương đã tích cực kêu gọi, thu hút đầu tư chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác chợ. Tiêu biểu như: Huyện Cẩm Thủy có 13 chợ/17 xã, thị trấn và đã có 5 chợ hoàn thành chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác chợ; 8 chợ kinh doanh thực phẩm đạt tiêu chuẩn.

Hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại phát triển đã đóng góp tích cực cho thương mại nội địa trên địa bàn. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng trưởng khá, từ 15 - 20%. Người dân có nhiều sự lựa chọn, bằng nhiều hình thức kinh doanh hàng hóa, như: Siêu thị, chợ, cửa hàng tự chọn, cửa hàng bán lẻ. Giá cả hàng hóa cũng ổn định, không có tình trạng khan hiếm hàng, ép giá, kể cả dịp lễ, Tết.

Theo đánh giá của Sở Công Thương, tuy đã có sự phát triển đáng ghi nhận, song nhìn chung hệ thống hạ tầng thương mại trên địa bàn vẫn chưa bảo đảm về số lượng, phân bố chưa đồng đều giữa các địa phương; quy mô các chợ, siêu thị, cửa hàng bán lẻ còn khiêm tốn. Do đó, hệ thống hạ tầng thương mại phát triển hơn nữa, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân trong tỉnh. Để tạo tiền đề phát triển kinh tế - xã hội, chính quyền các địa phương cần tạo điều kiện khuyến khích nhà đầu tư xây dựng hạ tầng thương mại khu vực nông thôn, nhất là khu vực xa trung tâm. Các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ, bảo đảm chất lượng hàng hóa. Chú trọng đến việc đưa các nhóm hàng hóa nông sản, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của địa phương vào kinh doanh, góp phần thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nội tỉnh.

Giai đoạn 2020 - 2025 tỉnh Thanh Hóa định hướng phát triển đồng bộ hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, kho logistics... và coi đó là những giải pháp quan trọng giúp thông suốt dòng chảy hàng hóa, tạo đà phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hoàng Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Làng Canh Tiến, xã Canh Liên - xã "vùng lõm" cuối cùng đã được cấp điện, đánh dấu mốc 100% hộ dân toàn tỉnh Bình Định được sử dụng điện lưới quốc gia.
Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2025 không chỉ là dịp hội tụ văn hóa, mà còn là cơ hội quảng bá, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm đặc sản của đồng bào dân tộc thiểu số.
Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Nông sản sạch không chỉ nâng cao thu nhập mà còn thay đổi tư duy cũ, mở lối đi bền vững cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.
Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Từ áp dụng công nghệ vào sản xuất đến việc mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm, phụ nữ nông thôn dần khẳng định vai trò quan trọng của cuộc cách mạng chuyển đổi số.
Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Chính sách hỗ trợ thiết thực cùng quyết tâm của bà con dân tộc thiểu số ở miền núi đã và đang tạo nên những thương hiệu sản phẩm ngày một mạnh.

Tin cùng chuyên mục

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Tại HTX Chè Thịnh An không chỉ làm chè mà còn làm văn hóa. Không chỉ bán sản phẩm, mà xây dựng cả câu chuyện về vùng đất chè nổi tiếng của Việt Nam.
Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Bằng nhiều giải pháp xúc tiến thương mại, tỉnh Thái Nguyên đang từng bước tháo gỡ nút thắt “đầu ra” cho sản phẩm của đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Ở nông thôn, những tủ sách nhỏ đang mở ra thế giới diệu kỳ cho trẻ em, văn hóa đọc dần bén rễ, nuôi dưỡng ước mơ và gieo mầm tri thức từ trang sách đầu đời.
Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Lễ cúng về nhà mới của người Hrê là phong tục lâu đời, nhằm tạ ơn thần linh, cầu mong ngôi nhà được chở che, gia chủ bình an, khỏe mạnh, cuộc sống no đủ.
Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Từ chợ truyền thống đến thương mại hiện đại, Bình Định đang dồn lực tìm đầu ra ổn định cho các sản phẩm đặc trưng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào thiểu số không thể thiếu vai trò của người cao tuổi - người hiểu đất, quý làng, canh cánh với chuyện phát triển kinh tế.
Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai đang nỗ lực nâng giá trị cho sản phẩm cà phê đặc sản, từ đó giúp bà con dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững.
Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Với kết quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia, các chợ vùng sâu Gia Lai không chỉ khơi thông dòng chảy hàng hóa mà còn mở lối sinh kế bền vững cho người dân.
Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Từ việc đầu tư mạng lưới chợ dân sinh đến hỗ trợ quảng bá sản phẩm địa phương, Bắc Giang đang từng bước tạo đòn bẩy cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

Dược liệu Quảng Nam đần trở thành sinh kế thoát nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số, mở ra cơ hội phát triển công nghiệp chế biến dược liệu quy mô lớn.
VCAMart:

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

Từ bản làng tới bàn ăn thành thị, VCAMart đang mở đường cho nông sản đồng bào dân tộc thiểu số miền núi “bắt sóng” số hóa, gia nhập sân chơi thương mại điện tử.
‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp từ chính sách đến hành động nhằm tạo dựng thị trường cho nông sản vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Long nhãn Sơn La -

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Cùng với trái nhãn đã làm nên thương hiệu, sản phẩm long nhãn Sơn La cũng là một sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng, làm đa dạng sản phẩm địa phương.
Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Được mệnh danh là “vàng xanh” của vùng đất khó Hà Giang, chè Shan tuyết đang giúp bà con dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh nâng cao thu nhập, giảm nghèo.
Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Nhiều sản phẩm, hàng hoá vùng dân tộc như trà shan tuyết, bánh chưng gù Hà Giang, cà phê Đắk Lắk, thổ cẩm Cao Bằng… 'đắt khách' tại Hội chợ VITM Hà Nội 2025.
Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Để phát triển bền vững, việc xây dựng thương hiệu và tìm kiếm đầu ra ổn định cho sản phẩm mật ong được tỉnh Cao Bằng xác định là việc vô cùng cấp thiết.
Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Từng là một trong những huyện nghèo nhất cả nước, huyện Ngân Sơn (tỉnh Bắc Kạn) nay đang đổi thay từng ngày nhờ một loại cây trồng - cây đào tiên.
Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Tập livestream bán hàng… phụ nữ Cơ Tu tại tỉnh Quảng Nam, Huế dần tận dụng mạng xã hội thành kênh quảng bá, tiêu thụ nông đặc sản miền núi hiệu quả.
Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía

Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía

Những năm gần đây, cây mía không chỉ là cây trồng chủ lực mà còn trở thành “cây hái ra tiền” giúp nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đổi đời.
Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Quảng bá để tăng hiệu quả tiêu thụ là giải pháp Đắk Lắk triển khai nhằm nâng cao giá trị cho nông sản của bà con vùng dân tộc thiểu số địa phương.
Mobile VerionPhiên bản di động