Thanh Hóa: Sản phẩm OCOP gặp khó trong quá trình gia hạn và nâng sao

Nhiều chủ thể sản phẩm OCOP tại Thanh Hóa đang gặp khó khăn khi làm thủ tục xin chứng nhận lại sản phẩm OCOP hay hoàn thiện hồ sơ để nâng sao cho sản phẩm.
Thanh Hóa: Xuất khẩu sản phẩm OCOP sang các thị trường khó tính Thanh Hóa thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tiểu thủ công nghiệp

Hồ sơ nâng sao sản phẩm OCOP mắc kẹt vì rườm rà

Sau 6 năm triển khai thực hiện Chương trình OCOP, tỉnh Thanh Hóa hiện có 479 sản phẩm được gắn sao và hàng chục sản phẩm đã được đánh giá, xếp hạng lại khi hết hạn 36 tháng công nhận. Song, đến nay toàn tỉnh mới có 1 sản phẩm được nâng hạng từ 3 sao lên 4 sao và 1 sản phẩm đã đăng ký nâng hạng, đang chờ thẩm định.

Theo đánh giá chung, các sản phẩm khi được công nhận là sản phẩm OCOP đều phát triển tốt, mở hướng phát triển mới cho kinh tế nông thôn. Nhiều sản phẩm đã thực sự trở thành sản phẩm chủ lực của vùng, miền. Nhiều chủ thể đã đầu tư máy móc, trang thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất để sản phẩm được tiêu thụ rộng khắp.

Thanh Hóa: Sản phẩm OCOP gặp khó trong quá trình gia hạn và nâng sao

Sản phẩm OCOP mỹ nghệ của Công ty Việt Anh phục vụ xuất khẩu nên rất cần được thẩm định để nâng sao sản phẩm (Ảnh Công ty Việt Anh)

Tuy nhiên, theo quy định, giấy chứng nhận cho các sản phẩm OCOP từ 3 đến 5 sao có thời gian là 36 tháng. Sau khi hết thời hạn hiệu lực, cơ quan quản lý Chương trình OCOP các cấp thông báo, hướng dẫn các chủ thể đăng ký, đánh giá, phân hạng lại sản phẩm theo kế hoạch và chu trình. Thế nhưng, quá trình thực hiện hồ sơ, chờ Hội đồng đánh giá, thẩm định lại gặp rất nhiều khó khăn.

Ông Phạm Minh Tôn, Giám đốc Công ty CP sản xuất chế biến cói xuất khẩu Việt Anh cho biết: “Ngay từ giai đoạn đầu Công ty đăng ký tham gia sản phẩm OCOP, được Hội đồng đánh giá cao và đã có sản phẩm đạt 4 sao. Để tiếp tục nâng sao cho sản phẩm, công ty đã tích cực hoàn thiện hồ sơ cho 3 sản phẩm OCOP lên 5 sao. Tuy nhiên, đã 3 năm nay vẫn chưa có kết quả, trong khi thủ tục, hồ sơ sửa đi sửa lại nhiều lần rất mất thời gian”.

Không chỉ những sản phẩm nâng sao gặp khó, mà ngay cả những sản phẩm hết hạn, cần thẩm định lại cũng đang vướng vào “bế tắc” trong việc cấp giấy chứng nhận. Họ cho rằng, việc công nhận lại cũng phải đảm bảo thủ tục hồ sơ, kinh phí như cấp mới, nhưng lại chưa có cơ chế hỗ trợ.

Ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ thể sở hữu 6 sản phẩm OCOP về Đông trùng hạ thảo tại huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: “Khi chúng tôi đã tập trung đầu tư để sản phẩm được nâng sao thì lại gặp không ít khó khăn về thủ tục, hồ sơ do trước tôi là hộ sản xuất kinh doanh, nay chuyển sang Doanh nghiệp nên vấn đề bảo hộ cũng như giấy chứng nhận Sở hữu trí tuệ về nhãn mác cho sản phẩm vẫn chưa xong. Không chỉ có vậy, những sản phẩm OCOP của tôi chờ thẩm định lại vẫn không được. Trong khi sản phẩm vẫn vậy”.

Cũng theo ông Tuấn, chi phí để làm hồ sơ nâng hạng cho sản phẩm tốn kém như cấp mới nhưng mức hỗ trợ theo quy định lại rất ít, dẫn đến nhiều chủ thể không mấy mặn mà trong việc nâng sao sản phẩm.

Gặp khó khi áp dụng bộ tiêu chí mới

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương về sự “chậm trễ” trong việc nâng sao cũng như cấp lại giấy chứng nhận sản phẩm OCOP, ông Phạm Văn Sinh, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nga Sơn cho biết: “Bộ tiêu chí OCOP giai đoạn 2021-2025 có nhiều thay đổi, tiêu chí đánh giá khắt khe hơn. Đồng thời, bổ sung một số tiêu chí mới nhằm nâng cao chất lượng, giá trị và khai thác các giá trị văn hóa của sản phẩm OCOP, khuyến khích sự tham gia của phụ nữ, đồng bào dân tộc thiểu số, như: Sở hữu trí tuệ, tài liệu hướng dẫn sử dụng sản phẩm… dẫn đến nhiều sản phẩm đã lập hồ sơ để thẩm định nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả”.

Thanh Hóa: Sản phẩm OCOP gặp khó trong quá trình gia hạn và nâng sao
Ông Nguyễn Văn Tuấn, chủ sở hữu 6 sản phẩm OCOP tại huyện Nga Sơn đang gặp không ít khó khăn trong việc xin cấp lại giấy chứng nhận (Ảnh VT)

Cũng theo ông Sinh, sau khi Bộ Tài Chính ban hành Thông tư 55 ngày 15/8/2023 quy định mức chi thưởng cho các sản phẩm OCOP 5 sao, 4 sao, 3 sao lần lượt là 15 triệu đồng, 10 triệu đồng và 8 triệu đồng; mỗi sản phẩm OCOP chỉ được nhận thưởng 1 lần ở cùng mức độ sao công nhận. Trường hợp nâng sao chỉ được hưởng thêm mức chênh lệch giữa 2 mức độ sao. Tức là nếu nâng từ 3 sao lên 4 sao, sản phẩm được hưởng mức chênh là 2 triệu đồng, từ 4 sao lên 5 sao được hưởng 5 triệu đồng đã khiến cho các chủ thể gặp rất nhiều khó khăn, vì kinh phí thẩm định lại cũng tương đương với cấp mới.

Còn theo ông Phan Xuân Hùng, Tổ OCOP Văn phòng Điều phố Nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa thì những sản phẩm để thẩm định cấp chứng nhận lại đều dựa trên cơ sở hồ sơ cũ, chủ thể chỉ cần nộp báo cáo sự phát triển của sản phẩm sau các năm, và các giấy chứng nhận sản phẩm theo định kỳ. Tuy nhiên, hiện nay các chủ thể sản phẩm OCOP đều chưa nắm rõ việc duy trì đánh giá chỉ tiêu cảm quan sản phẩm 6 tháng/ lần và đánh giá chất lượng về an toàn thực phẩm thì 1 năm/ lần, dẫn đến họ gặp khó khăn khi sản phẩm công nhận lại.

Đối với những sản phẩm nâng sao, theo quy định mới cần có chứng nhận về sở hữu nhãn hàng nên thủ tục hồ sơ cần phải chờ bên Cục Sở hữu trí tuệ cấp để bổ sung chờ thẩm định.

Ngoài ra, đa số các chủ thể đều là những nông dân, trình độ hiểu biết thấp, nên nhiều hồ sơ thiếu, cần bổ sung họ không được thông báo cụ thể dẫn đến sự chậm trễ trong việc nâng sao cho các sản phẩm. Mong các cấp có những phương án làm nhanh gọn hồ sơ để các chủ thể yên tâm phát triển sản phẩm. Ngoài ra, lãnh đạo địa phương cũng cần phải sao sát với các chủ thể, hướng dẫn họ về thủ tục, hồ sơ, duy trì sản phẩm”. Ông Hùng chia sẻ thêm.

Để nâng hạng hay gia hạn cho sản phẩm OCOP, bên cạnh sự chủ động, linh hoạt, mạnh dạn đầu tư, đổi mới quy trình sản xuất của các chủ thể, cần sự vào cuộc của Nhà nước trong việc ban hành thêm cơ chế, chính sách để trợ lực, đồng hành góp phần nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh cho sản phẩm OCOP.

Quyết định số 148/QĐ-TTg nêu rõ, các sản phẩm OCOP sau khi hết hiệu lực, các chủ thể có thể đăng ký sản phẩm để được đánh giá, phân hạng, nâng hạng sản phẩm thường xuyên, liên tục (theo kế hoạch và chu trình OCOP của địa phương), chậm nhất là 30 ngày trước ngày hết hạn. Bên cạnh đó, Quyết định cũng nêu rõ thủ tục, hồ sơ đăng ký chứng nhận, nâng hạng sao cho sản phẩm OCOP khi đủ điều kiện theo quy định.

Hoàng Minh - Hà Khải
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Báo Công Thương đã trao đổi với Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang về những giải pháp nhằm thúc đẩy Chương trình OCOP phát triển bền vững.
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Sau 6 năm triển khai, Chương trình OCOP ở Thanh Hóa đã đạt nhiều kết quả, nhưng vẫn còn không ít bất cập, khiến chương trình OCOP chưa phát huy hết tiềm năng.
Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Nâng sao, đếm số sản phẩm OCOP thực hiện theo phong trào khiến nhiều sản phẩm OCOP bị ''hụt hơi'' trong cuộc đua trụ hạng, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Sau 6 năm triển khai, Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP đã mang lại nguồn lợi về kinh tế, thu nhập bền vững cho người nông dân tỉnh Thanh Hóa.
Cà phê Bích Thao Sơn La tiếp tục đạt OCOP 5 sao

Cà phê Bích Thao Sơn La tiếp tục đạt OCOP 5 sao

Trong số 3 sản phẩm công nhận lại sản phẩm OCOP cấp quốc gia năm 2024, tỉnh Sơn La có sản phẩm cà phê bột nguyên chất của HTX Cà phê Bích Thao.

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội - Hà Giang kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và nông sản tiêu biểu

Hà Nội - Hà Giang kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và nông sản tiêu biểu

Hội Nông dân TP. Hà Nội và Hội Nông dân tỉnh Hà Giang xác định, cùng nhau tăng cường quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản đạt chứng nhận VietGAP.
Sóc Trăng: Khai mạc Hội chợ OCOP và Liên hoan ẩm thực đường phố

Sóc Trăng: Khai mạc Hội chợ OCOP và Liên hoan ẩm thực đường phố

Cuối tuần này, Sóc Trăng trở nên sôi động với 2 sự kiện là Hội chợ Xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền 2024 và Liên hoan ẩm thực đường phố.
Hàng trăm gian hàng sản phẩm OCOP vùng miền quy tụ tại TP. Hồ Chí Minh

Hàng trăm gian hàng sản phẩm OCOP vùng miền quy tụ tại TP. Hồ Chí Minh

Tuần lễ sản phẩm OCOP, đặc trưng vùng miền và công nghệ sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản năm 2024 tại TP. Hồ Chí Minh quy tụ hàng trăm gian hàng.
Thị xã Quảng Yên: Hội đồng OCOP đánh giá kỹ lưỡng chất lượng 12 sản phẩm

Thị xã Quảng Yên: Hội đồng OCOP đánh giá kỹ lưỡng chất lượng 12 sản phẩm

Ngày 30/10, Hội đồng đánh giá phân loại sản phẩm OCOP thị xã Quảng Yên đã tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024.
Vĩnh Phúc có 141 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP

Vĩnh Phúc có 141 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP

Hiện toàn tỉnh Vĩnh Phúc có 141 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh, trong đó 34 sản phẩm đạt chất lượng 4 sao và 107 sản phẩm đạt 3 sao.
Sóc Trăng: 350 gian hàng sẽ quy tụ tại Hội chợ xúc tiến thương mại OCOP năm 2024

Sóc Trăng: 350 gian hàng sẽ quy tụ tại Hội chợ xúc tiến thương mại OCOP năm 2024

Dự kiến có 350 gian hàng tham dự Hội chợ xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP tỉnh Sóc Trăng và đặc sản vùng miền năm 2024.
Đưa hàng Việt chất lượng cao đến với người tiêu dùng Nam Định

Đưa hàng Việt chất lượng cao đến với người tiêu dùng Nam Định

Trong 3 năm qua, Sở Công Thương tỉnh Nam Định đã triển khai xây dựng thành công 2 Điểm bán hàng Việt Nam trên địa bàn tỉnh.
Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Nhằm nâng tầm giá trị hàng hóa nông sản, nhất là sản phẩm OCOP, Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm đến người tiêu dùng, hướng đến xuất khẩu.
Tuyên Quang: Lần đầu xuất khẩu sản phẩm OCOP sang Vương quốc Anh

Tuyên Quang: Lần đầu xuất khẩu sản phẩm OCOP sang Vương quốc Anh

Sau nhiều nỗ lực của ngành nông nghiệp, người nông dân, Tuyên Quang đã có 06 sản phẩm được xuất khẩu sang thị trường Anh.
Bố Trạch- Quảng Bình: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Bố Trạch- Quảng Bình: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Bố Trạch là huyện có số lượng sản phẩm được chứng nhận OCOP dẫn đầu trên địa bàn tỉnh Quảng Bình với 65 sản phẩm được chứng nhận OCOP 3 sao trở lên.
Trung tâm đặc sản Việt Nam: Hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ hàng Việt Nam

Trung tâm đặc sản Việt Nam: Hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ hàng Việt Nam

Trung tâm đặc sản Việt Nam vừa được khánh thành tại TP. Châu Đốc (An Giang), là nơi quảng bá, tiêu thụ hàng Việt Nam.
Thanh Hóa: Chủ thể OCOP cần sáng tạo để tăng khả năng cạnh tranh, đưa sản phẩm ra thị trường lớn

Thanh Hóa: Chủ thể OCOP cần sáng tạo để tăng khả năng cạnh tranh, đưa sản phẩm ra thị trường lớn

Sản phẩm OCOP ở Thanh Hóa đã thúc đẩy kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân, nhưng để đưa sản phẩm ra thị trường lớn thì cần cách làm sáng tạo.
Tại sao sản phẩm OCOP Thanh Hóa chưa thể bứt phá?

Tại sao sản phẩm OCOP Thanh Hóa chưa thể bứt phá?

Là địa phương có rất nhiều tiềm năng, lợi thế; thế nhưng đang còn những rào cản ngăn bước sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa bứt phá, vươn tầm thế giới.

''Bắt bệnh'' lý do sản phẩm OCOP vẫn còn vắng bóng tại các siêu thị

Dù “dấu ấn” OCOP đã tương đối rõ nhưng việc tiêu thụ còn những khó khăn, đòi hỏi các giải pháp thúc đẩy đưa sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng.
Đà Nẵng: Phiên chợ OCOP hưởng ứng cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Đà Nẵng: Phiên chợ OCOP hưởng ứng cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP năm 2024 lan tỏa mạnh mẽ Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam tại TP. Đà Nẵng.
Mở

Mở 'cánh cửa' cho sản phẩm OCOP vào siêu thị, chuỗi bán lẻ, sàn thương mại điện tử

Chiều 19/8, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị xúc tiến thương mại đưa sản phẩm OCOP vào các chuỗi siêu thị, mở ra cơ hội tiêu thụ sản phẩm này.
Kết nối giao thương sản phẩm OCOP Quảng Nam với các nhà cung cấp Đà Nẵng

Kết nối giao thương sản phẩm OCOP Quảng Nam với các nhà cung cấp Đà Nẵng

Hội nghị Kết nối giao thương sản phẩm OCOP Quảng Nam với các nhà phân phối nhằm hỗ trợ thương mại hóa sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng và xuất khẩu hiệu quả.
Quảng Nam và Đà Nẵng

Quảng Nam và Đà Nẵng 'bắt tay' quảng bá sản phẩm OCOP

Hơn 100 chủ thể OCOP đến từ tỉnh Quảng Nam và TP. Đà Nẵng trưng bày, giới thiệu các sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng và du khách tại TP. Đà Nẵng.
70 gian hàng tham gia Ngày hội nông sản OCOP và văn hóa ẩm thực 6 tỉnh Việt Bắc

70 gian hàng tham gia Ngày hội nông sản OCOP và văn hóa ẩm thực 6 tỉnh Việt Bắc

Ngày hội nông sản OCOP và văn hóa ẩm thực 6 tỉnh Việt Bắc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 24/8 đến hết ngày 28/8/2024, tại thành phố Bắc Kạn với 70 gian hàng.
4 doanh nghiệp bán lẻ chung tay tiêu thụ sản phẩm OCOP

4 doanh nghiệp bán lẻ chung tay tiêu thụ sản phẩm OCOP

4 chuỗi siêu thị Goldfruit, Wiki Food, ECO-MART và Fuji Fruit vừa ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với 19 doanh nghiệp, chủ thể OCOP.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động