Hà Nội: Hạn chế tối đa các cơ sở sản xuất bao bì tiêu dùng bằng nhựa Khởi động Đề án “Côn Đảo - Nói không với túi ni lông và Hướng đến mục tiêu không rác thải nhựa” |
Sáng nay 15/7, Sở Công Thương Thanh Hóa đã phát động phong trào hạn chế việc sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy trong sinh hoạt.
Thực hiện Kế hoạch số 2710/KH-SCT ngày 22/9/2021 của Sở Công Thương về việc triển khai thực hiện Đề án tăng cường quản lý chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Sở Công Thương đã tổ chức Lễ phát động phong trào hạn chế việc sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy trong sinh hoạt.
Ông Trần Đức Lương, Phó Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa tại Lễ phát động |
Hưởng ứng phong trào hạn chế việc sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy trong sinh hoạt, Đại diện quản lý chợ Tây Thành, Siêu thị Co.opmart Thanh Hóa... đại diện cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn khẳng định: "Sẽ cam kết, đồng hành cùng các nhà khoa học và cơ quan quản lý nhà nước nỗ lực giảm thiểu túi ni lông và bao bì nhựa dùng một lần nói riêng và phong trào chống rác thải nhựa nói chung như đã cam kết với Bộ Tài nguyên và Môi trường".
Tại Lễ phát động, Ban tổ chức đã phát quà tặng là túi sinh học, để người dân trên địa bàn chuyển dần sang sử dụng loại túi sinh học, hạn chế, tiến tới "nói không" với các sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy trong sinh hoạt.
Có mặt tại Lễ phát động, chị Lê Thị Hải, trú tại phường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa chia sẻ: "Lâu nay tôi vẫn có thói quen dùng túi ni lông khi đi chợ, không tốt cho môi trường sống. Đây là phong trào rất ý nghĩa, giúp chị em chúng tôi bỏ thói quen dùng sản phẩm nhựa một lần, chuyển sang dùng túi sinh học, tốt cho môi trường".
Ban tổ chức đã phát quà tặng túi sinh học, giúp người dân thay đổi thói quen dùng túi ni lông |
Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, mỗi năm lượng nhựa lượng nhựa ra môi trường đủ để bao quanh trái đất 4 lần, mỗi phút sẽ có 1 triệu túi nhựa được tiêu thụ nhưng mới chỉ có 27% trong số đó được xử lý và tái chế. Theo số liệu thống kê, mỗi hộ gia đình Việt Nam thường thải ra hơn một túi ni lông mỗi ngày; như vậy sẽ có hàng triệu túi ni lông được sử dụng và tải ra môi trường. Đây chính là gánh nặng ra môi trường, thậm chí ra môi trường, thậm chí còn dẫn đến thảm họa mà các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường gọi là "ô nhiễm trắng"
Phong trào hạn chế việc sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy trong sinh hoạt nhận được sự hưởng ứng rất đông của người dân trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.