Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả trong công tác quy hoạch, quản lý và hoạt động chợ
Phát triển kinh tế Thứ tư, 13/07/2022 - 11:13 Theo dõi Congthuong.vn trên
Ninh Bình: Kiện toàn quản lý chợ nông thôn Thanh Hóa: Tiên phong chuyển đổi mô hình quản lý chợ |
Thời gian qua, Sở Công Thương Thanh Hóa đã tích cực tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện có hiệu quả công tác quy hoạch, quản lý và phát triển chợ trên địa bàn. Hệ thống chợ đã được đầu tư xây mới, sửa chữa, phát triển hạ tầng đồng bộ, góp phần tích cực đẩy mạnh sản xuất, phát triển dịch vụ, lưu thông hàng hóa, phục vụ đời sống của người dân trên địa bàn.
Thực hiện nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch phát triển hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 được Chủ tịch UBND tỉnh này phê duyệt tại Quyết định số 4388/QĐ-UBND ngày 9/11/2016 và Quyết định số 1073/QĐ-UBND ngày 27/3/2020. Theo đó, tỉnh Thanh Hóa quy hoạch 465 chợ, trong đó, có 14 chợ hạng 1, 44 chợ hạng 2 và 407 chợ hạng 3.
Báo cáo của Sở Công Thương Thanh Hóa cho thấy, trong số 465 chợ quy hoạch, có 332 chợ xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo, mở rộng tại vị trí cũ; 62 chợ di dời đầu tư tại vị trí mới; 71 chợ quy hoạch mới. Phân theo tính chất hoạt động, có 14 chợ đầu mối, 351 chợ dân sinh, chuyên doanh; phân theo địa bàn có 335 chợ đồng bằng, ven biển, 130 chợ miền núi.
![]() |
Chợ Đông Vệ thuộc phường Đông Vệ, TP. Thanh Hóa được đầu tư xây xây dựng quy mô, khang trang |
Tính đến đầu năm 2022, tỉnh Thanh Hóa có 388 chợ đang hoạt động nằm trong quy hoạch phát triển hệ thống chợ trên địa bàn. Trong đó, phân theo hạng có 12 chợ hạng 1, 42 chợ hạng 2 và 334 chợ hạng 3; phân theo tính chất hoạt động, có 2 chợ đầu mối, 386 chợ dân sinh, chuyên doanh; phân theo địa bàn có 295 chợ đồng bằng, ven biển và 93 chợ miền núi.
Trong số 388 chợ đang hoạt động gồm, 110 chợ do doanh nghiệp/hợp tác xã đầu tư xây dựng quản lý, kinh doanh, khai thác theo hình thức chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư theo pháp luật về đầu tư, đấu giá quyền sử dụng đất. Có 278 chợ do UBND cấp xã quản lý, chủ yếu đang giao khoán thầu việc khai thác chợ cho các tổ chức, cá nhân trong thời gian nhất định.
Hiện tỉnh Thanh Hóa có 335/387 chợ được đánh giá và công nhận chợ kinh doanh thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11856:2017 và chợ tạm theo Quyết định số 08/2020/QĐ-UBND ngày 19/2/2020 của UBND tỉnh (có 01 chợ không bố trí khu vực kinh doanh thực phẩm).
Ngoài ra, Thanh Hóa có 12 chợ do doanh nghiệp/hợp tác xã đầu tư xây dựng, quản lý, kinh doanh, khai thác được chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định pháp luật về đầu tư, nhưng chưa đi vào hoạt động.
Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện có hiệu quả công tác phát triển chợ cả về hình thức và chất lượng quản lý; cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư với sự tham gia xây dựng, quản lý, kinh doanh, khai thác chợ từ nguồn vốn xã hội hóa của cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã trong và ngoài tỉnh. Sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân trong hoạt động đầu tư, quản lý, kinh doanh, khai thác chợ đã đạt các tiêu chí như: Chợ nông thôn mới, chợ kinh doanh thực phẩm, chợ đạt chuẩn phòng cháy chữa cháy…
Có thể thấy, công tác quản lý và phát triển chợ của tỉnh Thanh Hóa đã đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế chính trị của các địa phương như: Chương trình xây dựng nông thôn mới, Chương trình an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi, sử dụng hàng hóa, dịch vụ của người dân trên địa bàn.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Mời gọi doanh nhân người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư vào TP. Đà Nẵng

Bình Dương: Đảm bảo cấp điện cho sản xuất cho các khu công nghiệp

Thừa Thiên Huế hướng đến thành phố giao thông xanh bằng tàu điện

TP. Hồ Chí Minh phát động Giải thưởng Sáng tạo lần thứ 3 năm 2023

Yên Bái: Giá trị sản xuất công nghiệp 7 tháng đạt gần 12.000 tỷ đồng
Tin cùng chuyên mục

Công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn dắt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Bình Dương

Công ty CP Tân Hoàng Khang phải hỗ trợ toàn bộ kinh phí khắc phục sự cố ở "thủ phủ" khoáng sản Quỳ Hợp

Hà Nội: Sản xuất công nghiệp, xuất khẩu hàng hóa tiếp tục phục hồi tích cực trong tháng 7/2022

TP. Cần Thơ cần phát huy vai trò trung tâm động lực của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Thừa Thiên Huế: Vì sao chậm tiến độ di dời cột điện cao thế đoạn cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Thanh Hóa: Quyết tâm giải ngân hết 11.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Lần đầu tiên Hà Tĩnh tổ chức chợ đêm thí điểm gắn với tuyến phố đi bộ

Tăng cường phối hợp công tác đảm bảo an toàn cung cấp điện trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

Bốn ngành công nghiệp trọng yếu của TP. Hồ Chí Minh tăng hơn 12%

Hà Nội: Mỗi làng nghề cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

Phát động Cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2022

Thái Nguyên: Thêm 11 dự án được cấp phép đầu tư vào các khu công nghiệp

Tỉnh Quảng Trị: Những nội dung nào hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2022?

TP. Hồ Chí Minh cần “tăng tốc” giải ngân vốn đầu tư công thúc đẩy tăng trưởng

Thanh Hóa: Rà soát toàn bộ dự án chậm tiến độ trước 30/9 làm căn cứ thu hồi đất

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Tiền Giang tăng gần 29%

Ninh Bình: Vốn đầu tư phát triển 7 tháng đầu năm ước đạt 17.018,9 tỷ đồng

Chỉ số sản xuất công nghiệp cả nước khởi sắc, tại sao Hà Tĩnh giảm?

Đà Nẵng tiến tới “thành phố không ngủ” để thắp sáng kinh tế đêm
