Thanh Hóa: Đoàn viên làm giàu trên mảnh đất vùng biên nghèo khó

Thay vì phải kiếm sống, lập nghiệp ở các thành phố lớn, nhiều đoàn viên tại huyện biên giới Mường Lát lại chọn cách làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.
Thanh Hóa: Cần thanh tra, làm rõ việc điều động, bổ nhiệm cán bộ ở Mường Lát Thanh Hóa: Công bố dịch bệnh bạch hầu trên địa bàn thị trấn Mường Lát

Đoàn viên phát triển sản phẩm OCOP

Mường Lát là huyện biên giới xa nhất của tỉnh Thanh Hóa, cũng thuộc nhóm huyện nghèo nhất cả nước, với đặc điểm địa hình chủ yếu đồi núi nên việc phát triển kinh tế là vô cùng khó khăn. Tuy nhiên trong những năm gần đây, bức tranh kinh tế, xã hội của huyện vùng biên này đã có nhiều khởi sắc. Để đạt được kết quả trên, không thể bỏ qua sự đóng góp của các đoàn viên, thanh niên làm kinh tế giỏi, đặc biệt là gắn với các sản phẩm OCOP; đơn cử như sản phẩm lúa nếp Cay Nọi, sản phẩm OCOP 3 sao của huyện Mường Lát.

Lúa nếp Cay Nọi được người dân xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát trồng từ nhiều đời nay. Nhờ chất đất, khí hậu cùng kinh nghiệm chăm sóc của bà con, lúa có vị thơm đặc trưng, hạt căng tròn, trắng mẩy, thơm dẻo thường được dùng để đồ xôi, nấu chè, làm bánh...

kinh tế mường lát
Lúa nếp Cay Nọi, sản phẩm OCOP đặc trưng của huyện biên giới Mường Lát. (Ảnh: QH)

Năm 2021, vợ chồng đoàn viên Lương Thị Nồng (dân tộc Thái, chồng là đoàn viên Lò Văn Liêm) thành lập Hợp tác xã nông lâm Chung Thành và xây dựng thành công lúa nếp Cay Nọi trở thành sản phẩm OCOP đầu tiên của huyện Mường Lát trong năm 2021.

Đến năm 2022, Hợp tác xã nông lâm Chung Thành đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Mường Lát triển khai mô hình phát triển sản xuất sản phẩm OCOP lúa nếp Cay Nọi tại bản Pùng trên diện tích 50 ha, với hơn 200 hộ dân bản địa tham gia.

Đây là mô hình đã tạo ra bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp của huyện, mở ra hướng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Mô hình cũng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, thúc đẩy xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

kinh tế mường lát
Hợp tác xã nông lâm Chung Thành của gia đình đoàn viên Lương Thị Nồng góp phần nâng tầm sản phẩm OCOP gạo nếp Cay Nọi. (Ảnh: QH)

Theo tính toán, với giá bán tương đối ổn định trong thời gian qua, người trồng lúa có thể thu lợi nhuận từ 3 đến 3,5 triệu đồng/sào/vụ, tương đương 70 triệu đồng/ha/vụ, cao hơn hẳn các loại cây trồng bản địa. Cộng với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp, đến năm 2023, huyện Mường Lát đã chỉ đạo mở rộng diện tích lúa nếp Cay Nọi ra toàn bộ diện tích đất trồng lúa nước của các xã Quang Chiểu, Mường Chanh và thị trấn Mường Lát (chủ yếu ở địa bàn xã Tén Tằn cũ) với trên 600 ha. Tính toán sơ bộ của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường Lát, sản lượng lúa nếp Cay Nọi trên địa bàn huyện trong năm 2023 đạt gần 3.000 tấn, tương đương gần 2.000 tấn gạo.

Hiện tại, Hợp tác xã nông lâm Chung Thành của gia đình đoàn viên Lương Thị Nồng đã thu mua, cung ứng sản phẩm lúa nếp Cay Nọi ra thị trường các tỉnh như Hòa Bình, Ninh Bình, TP. Thanh Hóa cùng một số huyện trong tỉnh.

Truyền cảm hứng, tiếp sức cho đoàn viên

Vi Văn Đợi (sinh năm 1993, dân tộc Thái), Bí thư Chi đoàn khu phố Buốn, thị trấn Mường Lát là một điển hình tiêu biểu trong phát triển kinh tế và truyền cảm hứng, tiếp sức giúp các đoàn viên khác thoát nghèo tại huyện Mường Lát. Tốt nghiệp THPT, do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên thay vì thi đại học, Đợi đi làm kiếm tiền phụ giúp gia đình. Nhiều năm bôn ba, năm 2020 Đợi trở về quê hương lập nghiệp. Xác định thế mạnh và hạn chế của địa phương, anh đã đầu tư phát triển kinh tế rừng kết hợp chăn nuôi.

kinh tế mường lát
Đoàn viên Vi Văn Đợi đã dám nghĩ, dám làm trong phát triển kinh tế. (Ảnh: QH)

Năm 2021, Đợi đã vay ngân hàng 100 triệu đồng, vay của gia đình, người thân thêm khoảng 200 triệu nữa để mua bò về vỗ béo rồi bán. Thời điểm đầu, Đợi mua gom của người dân trong bản khoảng 10 con bò về vỗ béo tại chuồng khoảng 6 tháng, khi nào được giá thì bán. Ngoài ra Đợi còn thả vùng sinh sản khoảng 40 con và trồng khoảng 20ha cây lát, 10ha cây keo, 4ha cây măng bát độ và nhiều cây trồng khác như ngô, sắn, chuối...

Nhận thấy tiềm năng về nông lâm sản, Đợi đã thành lập Hợp tác xã phát triển dịch vụ nông lâm sản Mường Lát, chuyên cung cấp giống, bao tiêu các sản phẩm nông, lâm nghiệp địa phương. Hiện tại, trang trại của gia đình Đợi và Hợp tác xã mang lại thu nhập khoảng 300 triệu đồng/năm, tạo việc làm cho khoảng 20 lao động địa phương với mức thu nhập khoảng 4 - 7 triệu đồng/người/tháng. Đợi cũng đã mở rộng khoảng 10km đường để bà con thôn bản đi lại, làm việc.

kinh tế mường lát
Vi Văn Đợi đã kết hợp rất nhiều mô hình để phát triển kinh tế. (Ảnh: QH)

Không chỉ là một gương điển hình làm kinh tế giỏi, với vai trò là một Bí thư Chi đoàn tiêu biểu, Vi Văn Đợi luôn chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ giúp đỡ một số hộ gia đình thanh niên có hoàn cảnh khó khăn cùng phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Đợi cũng luôn tích cực tham gia các phong trào, cuộc vận động, đặc biệt luôn tiên phong trong thực hiện phong trào lập thân, lập nghiệp, cống hiến sức mình cho quê hương, tạo việc làm cho thanh niên địa phương.

Phó Bí thư đoàn thị trấn Mường Lát Hà Văn Luật chia sẻ, Vi Văn Đợi là một Bí thư Chi đoàn dám nghĩ dám làm, là một trong 6 gương mặt tiêu biểu của huyện Mường Lát về phát triển kinh tế. Ngoài phát triển kinh tế cho gia đình, Đợi còn tạo công ăn việc làm, tạo thu nhập cho các đoàn viên khác trong chi đoàn. Đợi cũng luôn nhiệt tình ủng hộ, hỗ trợ các chương trình của khu phố, của Chi đoàn cũng như của Huyện đoàn phát động.

“Đặc biệt, Đợi là người đã truyền cảm hứng rất lớn cho các đoàn viên khác, Đợi đã nhiều lần chia sẻ về kinh nghiệm, ước mơ, khát vọng làm giàu đến các đoàn viên để tạo động lực và sẵn sàng hỗ trợ các đoàn viên khi cần thiết”, Phó Bí thư đoàn thị trấn Mường Lát chia sẻ.

kinh tế mường lát
Không chỉ làm giàu cho mình, Vi Văn Đợi còn luôn truyền cảm hứng, tạo động lực, khát vọng làm giàu đến các đoàn viên khác. (Ảnh: QH)

Bí thư huyện đoàn Mường Lát Lâu Văn Phía chia sẻ, trên địa bàn huyện có 16 đầu mối tổ chức đoàn cơ sở với hơn 10 nghìn đoàn viên trong độ tuổi, tuy nhiên có khoảng hơn 3.000 đoàn viên học tập, đi làm ăn xa.

Trong số đó có nhiều đoàn viên làm kinh tế giỏi, ngoài Vi Văn Đợi, Lương Thị Nồng còn có các trường hợp khác như Lò Thị Cúc, Ủy viên Ban thường vụ đoàn xã Quang Chiểu, chuyên làm và bán các sản phẩm ẩm thực của người Thái; Lò Khăm Định, đoàn viên xã Trung Lý với mô hình chăn nuôi lợn bản địa…

“Trong thời gian qua, công tác tập huấn xây dựng sản phẩm OCOP và hướng dẫn thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã thanh niên; phối hợp với các cơ quan đơn vị, ngành có liên quan để tạo cơ chế hỗ, đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số, thanh niên khuyết tật, thanh niên hoàn lương, công an, bộ đội xuất ngũ, thanh niên xuất khẩu lao động luôn được quan tâm, thực hiện.

Đồng thời Huyện đoàn Mường Lát đã hỗ trợ và nhân rộng mô hình phát triển kinh tế tập thể trong thanh niên, câu lạc bộ thanh niên làm kinh tê; duy trì mô hình “Bí thư chi đoàn tiên phong khởi nghiệp”. Tiếp tục tham gia triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, hỗ trợ xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP, kết nối đầu ra, quảng bá sản phẩm giúp thanh niên”, Bí thư Huyện đoàn Mường Lát Lâu Văn Phía chia sẻ thêm.

Quốc Huy
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: sản phẩm OCOP

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hà Nội công bố điểm du lịch Làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu

Hà Nội công bố điểm du lịch Làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu

Hà Nội vừa công bố quyết định điểm du lịch Làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu và di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia cho làng nghề may Trạch Xá.
Sở Công Thương Gia Lai tổ chức Hội nghị công chức viên chức

Sở Công Thương Gia Lai tổ chức Hội nghị công chức viên chức

Tại Hội nghị công chức viên chức và người lao động, Công đoàn cơ sở Sở Công Thương tỉnh Gia Lai đã đề ra nhiều mục tiêu phấn đấu trong năm 2025.
Sóc Trăng: Phát triển ngành tôm theo hướng sản xuất sạch

Sóc Trăng: Phát triển ngành tôm theo hướng sản xuất sạch

Tỉnh Sóc Trăng định hướng phát triển bền vững ngành tôm theo hướng sản xuất sạch, tiêu chuẩn VietGAP tại các vùng nuôi trồng trọng điểm.
Thanh Hóa: Nhiều kết quả nổi bật về thông tin, truyền thông

Thanh Hóa: Nhiều kết quả nổi bật về thông tin, truyền thông

Năm 2024, ngành thông tin và truyền thông Thanh Hóa đã hoàn thành nhiệm vụ về dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, báo chí, chuyển đổi số.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Cấm lợi dụng tinh giản bộ máy để bố trí người thân

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cấm lợi dụng tinh giản bộ máy để bố trí người thân

Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu Phạm Viết Thanh nhấn mạnh, không được để bất cứ trường hợp nào lợi dụng tinh gọn để sắp xếp, bố trí người thân, người quen.

Tin cùng chuyên mục

Sản phẩm OCOP 3 miền quy tụ tại Bà Rịa – Vũng Tàu

Sản phẩm OCOP 3 miền quy tụ tại Bà Rịa – Vũng Tàu

100 gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP của các tổ chức, cá nhân, hợp tác xã từ 30 tỉnh, thành phố trên cả nước cùng quy tụ tại Bà Rịa - Vũng Tàu.
Nhiều hạn chế trong việc phát triển sản phẩm OCOP Quảng Bình

Nhiều hạn chế trong việc phát triển sản phẩm OCOP Quảng Bình

Dù có nhiều thay đổi tích cực, tuy nhiên, theo đánh giá của các sở, ngành có liên quan, sản phẩm OCOP Quảng Bình vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế.
Đồng Nai: Ông Võ Văn Phi làm Bí thư huyện Long Thành

Đồng Nai: Ông Võ Văn Phi làm Bí thư huyện Long Thành

Ông Võ Văn Phi, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai được chỉ định giữ chức Bí thư huyện ủy Long Thành (nhiệm kỳ 2020-2025) kể từ ngày 27/12/2024.
Sở Công Thương Gia Lai tổ chức hội nghị tổng kết Đảng

Sở Công Thương Gia Lai tổ chức hội nghị tổng kết Đảng

Đảng bộ Sở Công Thương tỉnh Gia Lai tổng kết công tác Đảng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025, trong đó đề cập tới nhiều nhiệm vụ quan trọng.
Thái Bình: Công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ

Thái Bình: Công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình vừa triệu tập hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ.
Ông Trần Anh Chung được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa

Ông Trần Anh Chung được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa

Ông Trần Anh Chung, Chủ tịch UBND TP. Thanh Hóa được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa điều động, bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa.
Khai mạc liên hoan ẩm thực Quảng Ninh năm 2024 - Điểm đến hội tụ tinh hoa ẩm thực

Khai mạc liên hoan ẩm thực Quảng Ninh năm 2024 - Điểm đến hội tụ tinh hoa ẩm thực

Tối 26/12, tại Quảng trường Sun Carnival Plaza, TP. Hạ Long diễn ra liên hoan ẩm thực Quảng Ninh 2024, với chủ đề Quảng Ninh - Điểm đến hội tụ tinh hoa ẩm thực.
Thông tin về việc sắp xếp bộ máy hành chính mới tại tỉnh Quảng Bình

Thông tin về việc sắp xếp bộ máy hành chính mới tại tỉnh Quảng Bình

Ngày 26/12, Tỉnh uỷ Quảng Bình đã báo cáo về thực hiện “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu quả”.
Thành phố Hải Phòng công nhận Khu du lịch Đồ Sơn là Khu du lịch cấp tỉnh

Thành phố Hải Phòng công nhận Khu du lịch Đồ Sơn là Khu du lịch cấp tỉnh

Chiều 26/12, quận Đồ Sơn, TP. Hải Phòng tổ chức hội nghị công bố quyết định của UBND TP. Hải Phòng công nhận Khu du lịch Đồ Sơn là Khu du lịch cấp tỉnh.
Hà Nội quan tâm ứng phó sự cố trong lĩnh vực hoá chất

Hà Nội quan tâm ứng phó sự cố trong lĩnh vực hoá chất

Là trung tâm kinh tế của cả nước, nơi tập trung nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh, nên hoạt động ứng phó sự cố hoá chất luôn được UBND Thành phố Hà Nội quan tâm.
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa xin nghỉ hưu trước tuổi

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa xin nghỉ hưu trước tuổi

Bà Bùi Thị Mười, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa đã xin nghỉ hưu trước tuổi.
Nam Định quy định mức chi cho công tác khuyến công

Nam Định quy định mức chi cho công tác khuyến công

HĐND tỉnh Nam Định đã thông qua mức chi cụ thể cho 14 nội dung khuyến công trên địa bàn tỉnh năm 2025, trong đó mức hỗ trợ cao nhất không quá 500 triệu đồng.
Quảng Nam: Tinh giản 107 biên chế trong đợt I năm 2025

Quảng Nam: Tinh giản 107 biên chế trong đợt I năm 2025

Danh sách tinh giản biên chế tỉnh Quảng Nam đợt I năm 2025 gồm 107 người, trong đó, 90 người nghỉ hưu trước tuổi, 17 người thôi việc ngay.
Cần Thơ: Chủ động phòng, chống hạn hán xâm nhập mặn trong mùa khô 2024-2025

Cần Thơ: Chủ động phòng, chống hạn hán xâm nhập mặn trong mùa khô 2024-2025

TP. Cần Thơ vừa ban hành Kế hoạch ứng phó với tình trạng hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn trong mùa khô 2024-2025.
Thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế di sản thành phố Hạ Long

Thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế di sản thành phố Hạ Long

Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tăng cường giải pháp thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế số và kinh tế di sản, phát triển toàn diện, bền vững trong tương lai.
Diễn tập ứng phó sự cố hóa chất độc Thành phố Hà Nội năm 2024

Diễn tập ứng phó sự cố hóa chất độc Thành phố Hà Nội năm 2024

Diễn tập sự cố hóa chất độc Thành phố Hà Nội năm 2024 vừa được tổ chức tại Quảng trường Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội vào sáng 26/12.
Nỗ lực giải phóng mặt bằng cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang bàn giao trước Tết Nguyên đán

Nỗ lực giải phóng mặt bằng cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang bàn giao trước Tết Nguyên đán

Để hoàn thành cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang đúng tiến độ đề ra, Tuyên Quang đang khẩn trương đẩy nhanh di dời hạ tầng kỹ thuật, xác minh nguồn gốc đất...
Lâm Bình (Tuyên Quang): Chủ động trong phòng ngừa, ngăn chặn các vụ cháy lớn

Lâm Bình (Tuyên Quang): Chủ động trong phòng ngừa, ngăn chặn các vụ cháy lớn

Ngày 25/12, huyện Lâm Bình, Tuyên Quang tổ chức diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ để phòng ngừa, ngăn chặn các vụ cháy trên địa bàn.
Huyện Yên Định (Thanh Hóa) đón nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Huyện Yên Định (Thanh Hóa) đón nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Tỉnh Thanh Hóa tổ chức công bố Quyết định huyện Yên Định đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024; Đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Đền Đồng Cổ.
Bình Dương: Dành 2.750 tỷ đồng dự trữ hàng hóa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Bình Dương: Dành 2.750 tỷ đồng dự trữ hàng hóa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Sở Công Thương Bình Dương đã chuẩn bị hàng hóa phục vụ giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, trị giá 2.750 tỷ đồng, tăng 17,9% so với 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động