Thanh Hóa: Đa dạng điểm bán hàng Việt Nam

Các điểm bán Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và điểm bán hàng Việt Nam trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã giúp quảng bá, tiêu thụ sản phẩm Việt Nam bền vững.
1853-bai-duoi

Nhiều sản phẩm đang được xây dựng thành sản phẩm OCOP

Nhằm đa dạng hóa đầu ra cho các sản phẩm, tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức trưng bày, giới thiệu, bán sản phẩm OCOP của tỉnh tại 4 địa điểm, gồm: Trung tâm Trưng bày hàng hóa tỉnh Thanh Hóa của Chi nhánh VCCI, tại số 91 đường Nguyễn Chí Thanh, phường Đông Thọ; quầy bán hàng trong chung cư Xuân Mai, phường Đông Hải; cửa hàng giới thiệu sản phẩm của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, số 567 Quang Trung 3, phường Đông Vệ và quầy hàng Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh số 18, đường Hạc Thành, phường Điện Biên, TP. Thanh Hóa.

Tại mỗi điểm đều có hàng chục sản phẩm hàng hóa đặc trưng của các vùng, miền trong tỉnh đã được công nhận là sản phẩm OCOP. Ngoài ra, nhiều sản phẩm đang được xây dựng thành sản phẩm OCOP, những sản phẩm nông - lâm nghiệp tiềm năng cũng được bày bán để tăng thêm sự lựa chọn cho khách hàng như: Dưa lưới, dưa vàng kim hoàng hậu; nước mắm Lê Gia; bánh gai Lâm Thắm; miến gạo Thăng Long; chè Bình Sơn; chiếu cói Ngân Khương; rượu Sâm Báo; chè lam Phủ Quảng…

Cùng với các điểm bán sản phẩm OCOP, đến nay, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai xây dựng được 14 điểm bán hàng có biển hiệu chỉ dẫn Điểm bán hàng Việt Nam với diện tích mỗi điểm bán hàng tối thiểu là 65m2. Tại các Điểm bán hàng Việt Nam, 100% hàng hóa bày bán là hàng sản xuất trong nước, chủng loại đa dạng, xuất xứ rõ ràng, chất lượng bảo đảm, giá luôn được niêm yết công khai và bán đúng giá niêm yết.

Điểm bán hàng Việt Nam chính thức đưa vào hoạt động đã góp phần bình ổn thị trường, giá trên địa bàn nông thôn, miền núi của tỉnh, nhất là vào dịp cuối năm và Tết Nguyên đán. Tại các địa phương có điểm bán hàng Việt Nam, hàng tiêu dùng sản xuất trong nước luôn ổn định về giá cả, kể cả trong những dịp lễ, Tết; nguồn hàng luôn dồi dào nên không xảy ra hiện tượng khan hiếm hay thiếu hụt hàng hóa. Các điểm bán hàng Việt Nam đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của người tiêu dùng, là địa chỉ mua sắm tin cậy của người dân trong tỉnh, nhất là trên địa bàn các huyện miền núi. Chính vì vậy, doanh số bán hàng của các siêu thị có điểm bán hàng Việt Nam ngày một tăng, doanh thu bình quân từ 35 - 50 triệu đồng/ngày.

Song song với việc xây dựng các điểm bán hàng hóa được sản xuất trong nước, hàng năm, Sở Công Thương Thanh Hóa tổ chức các phiên chợ hàng Việt Nam về nông thôn, miền núi, các khu công nghiệp, khu chế xuất. Mỗi phiên chợ có khoảng 20 gian hàng do các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa được sản xuất trong nước tham gia. Hàng hóa bày bán tại các phiên chợ 100% là hàng Việt Nam, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, với chất lượng bảo đảm, giá hợp lý. Các phiên chợ thu hút khá đông người tiêu dùng, doanh thu mỗi phiên chợ đạt từ 300 - 400 triệu đồng. Các phiên chợ này đã mang lại cơ hội tiếp cận, mua sắm hàng Việt Nam chất lượng và giá thành hợp lý cho người tiêu dùng nông thôn, được người tiêu dùng hưởng ứng tích cực. Đồng thời, là nơi quảng bá hữu hiệu hàng Việt Nam, tạo điều kiện tăng doanh thu cho các cơ sở kinh doanh hàng hóa Việt Nam.

Đến nay, Thanh Hóa có 42 sản phẩm được cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh, trong đó có 2 sản phẩm đã đề xuất trở thành sản phẩm OCOP quốc gia.
Lan Phương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hàng Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Báo Công Thương đã trao đổi với Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang về những giải pháp nhằm thúc đẩy Chương trình OCOP phát triển bền vững.
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Sau 6 năm triển khai, Chương trình OCOP ở Thanh Hóa đã đạt nhiều kết quả, nhưng vẫn còn không ít bất cập, khiến chương trình OCOP chưa phát huy hết tiềm năng.
Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Nâng sao, đếm số sản phẩm OCOP thực hiện theo phong trào khiến nhiều sản phẩm OCOP bị ''hụt hơi'' trong cuộc đua trụ hạng, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
AEON Việt Nam đồng hành cùng tuần lễ hàng Việt và kết nối doanh nghiệp

AEON Việt Nam đồng hành cùng tuần lễ hàng Việt và kết nối doanh nghiệp

AEON Việt Nam khai mạc “Tuần lễ Triển lãm sản phẩm Doanh nghiệp Việt” và “Chương trình Kết nối Doanh nghiệp đưa hàng vào chuỗi siêu thị AEON năm 2024
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Sau 6 năm triển khai, Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP đã mang lại nguồn lợi về kinh tế, thu nhập bền vững cho người nông dân tỉnh Thanh Hóa.

Tin cùng chuyên mục

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Khẳng định sự vươn mình của hàng Việt

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Khẳng định sự vươn mình của hàng Việt

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam đã được triển khai 15 năm, mang lại hiệu quả tích cực trong việc khẳng định sự vươn mình của hàng Việt.
Doanh nghiệp Thái Bình tích cực sản xuất, quảng bá hàng Việt Nam

Doanh nghiệp Thái Bình tích cực sản xuất, quảng bá hàng Việt Nam

Thực hiện Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam', các doanh nghiệp Thái Bình đã tích cực sản xuất, quảng bá hàng Việt Nam.
Cà phê Bích Thao Sơn La tiếp tục đạt OCOP 5 sao

Cà phê Bích Thao Sơn La tiếp tục đạt OCOP 5 sao

Trong số 3 sản phẩm công nhận lại sản phẩm OCOP cấp quốc gia năm 2024, tỉnh Sơn La có sản phẩm cà phê bột nguyên chất của HTX Cà phê Bích Thao.
Cuộc vận động

Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' có ý nghĩa sâu sắc với doanh nghiệp sản xuất

Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”có ý nghĩa sâu sắc, tầm quan trọng lâu dài với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và nền sản xuất.
Khai mạc Lễ hội Đặc sản Việt cho Tết Việt

Khai mạc Lễ hội Đặc sản Việt cho Tết Việt

Tối 30/11, Lễ hội “Đặc sản Việt cho Tết Việt” đã chính thức được khai mạc tại siêu thị GO! Thăng Long, Hà Nội.
Kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản đến người tiêu dùng Thủ đô

Kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản đến người tiêu dùng Thủ đô

Chương trình 'Tự hào nông sản Việt Nam' tạo cơ hội cho doanh nghiệp giới thiệu, xúc tiến sản phẩm của các địa phương tới thị trường trong và ngoài nước.
Sở Công Thương Trà Vinh thúc đẩy tiêu dùng hàng Việt Nam

Sở Công Thương Trà Vinh thúc đẩy tiêu dùng hàng Việt Nam

Đưa hàng Việt về nông thôn; tuyên truyền, quảng bá sản phẩm Việt; tổ chức hội chợ xúc tiến thương mại… là giải pháp Trà Vinh thúc đẩy tiêu dùng hàng Việt Nam.
Từ vận động đến tự hào sản xuất, tiêu dùng hàng Việt Nam

Từ vận động đến tự hào sản xuất, tiêu dùng hàng Việt Nam

15 năm triển khai Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, loạt giải pháp của Bộ Công Thương giúp người tiêu dùng ưa thích hàng Việt Nam.
Hà Nội: Tôn vinh 150 sản phẩm hàng Việt được người tiêu dùng yêu thích năm 2024

Hà Nội: Tôn vinh 150 sản phẩm hàng Việt được người tiêu dùng yêu thích năm 2024

Tối 28/11, tại Hà Nội, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hà Nội và Sở Công Thương phối hợp tổ chức lễ tôn vinh "Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích" năm 2024.
Báo Công Thương tổ chức Toạ đàm 15 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Báo Công Thương tổ chức Toạ đàm 15 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Sáng 28/11, Báo Công Thương tổ chức Toạ đàm 15 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Từ vận động đến tự hào sản xuất tiêu dùng hàng Việt.
Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 4

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 4

15 năm đã đi qua, Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam bước vào giai đoạn mới với những thách thức và mục tiêu lớn cho hàng hoá Việt.
Sắp diễn ra Lễ tôn vinh “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024

Sắp diễn ra Lễ tôn vinh “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024

Ngày 28/11, tại Quảng trường phố đi bộ Trịnh Công Sơn (quận Tây Hồ, TP. Hà Nội), sẽ diễn ra Lễ tôn vinh “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024.
Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 3

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 3

Sức mạnh của doanh nghiệp Việt được ví như những “quả đấm thép”, tạo cho hàng Việt ngày càng có chất lượng và chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 2

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 2

Một trong những yếu tố dẫn đến thành công và sức lan toả của hàng Việt Nam chính là sự vào cuộc mạnh mẽ của các địa phương, từ thành thị đến nông thôn...
Chinh phục người tiêu dùng Việt: Bài học từ những thương hiệu thời trang ‘biến mất’

Chinh phục người tiêu dùng Việt: Bài học từ những thương hiệu thời trang ‘biến mất’

Chỉ cách đây hơn 10 năm, thị trường thời trang Việt là ‘mảnh đất’ của rất nhiều thương hiệu Việt như: Việt Thy, Hoàng Phúc, Ninomaxx, PT2000, SevenAM, Elise…
Đảng bộ EVNCPC triển khai hiệu quả Cuộc vận động

Đảng bộ EVNCPC triển khai hiệu quả Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Đảng bộ EVNCPC được trao Bằng khen vì thành tích xuất sắc trong thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt - Bài 1

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt - Bài 1

Năm 2009, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được triển khai trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới tác động mạnh đến nước ta.
Hà Nội - Hà Giang kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và nông sản tiêu biểu

Hà Nội - Hà Giang kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và nông sản tiêu biểu

Hội Nông dân TP. Hà Nội và Hội Nông dân tỉnh Hà Giang xác định, cùng nhau tăng cường quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản đạt chứng nhận VietGAP.
Bộ Công Thương hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp đưa thương hiệu Việt vươn xa

Bộ Công Thương hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp đưa thương hiệu Việt vươn xa

Trong sự thành công của hàng Việt, thương hiệu Việt phải kể đến vai trò dẫn dắt của Bộ Công Thương trong định hướng chiến lược, cập nhật thông tin thị trường.
Hàng Việt và giải pháp đối mặt với những ‘gã khổng lồ’ thương mại điện tử

Hàng Việt và giải pháp đối mặt với những ‘gã khổng lồ’ thương mại điện tử

Hàng Việt Nam đã, đang và sẽ chịu sức ép từ hàng nhập khẩu giá rẻ, đặc biệt là hàng nhập khẩu từ các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động