Thứ ba 29/04/2025 23:09

Thanh Hóa: Cảng cá đầu tư hơn 43 tỷ đồng “đắp chiếu” nhiều năm

Được đầu tư, nâng cấp với tổng kinh phí hơn 43 tỷ đồng, qua 3 lần đấu giá bất thành, cảng cá Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa vẫn “đắp chiếu”.

Hoạt động thời gian ngắn là tàu, thuyền không thể ra vào

Năm 2012, UBND tỉnh Thanh Hóa có quyết định phê duyệt tiểu dự án nâng cấp bến cá Hoằng Phụ (Hoằng Hóa), thuộc dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững với tổng mức đầu tư hơn 46 tỷ đồng. Dự án sau đó được điều chỉnh giảm xuống còn 43,6 tỉ đồng từ nguồn vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB).

Dự án do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa làm chủ đầu tư, bao gồm: Nhà điều hành, sân bến, cọc neo, đậu tàu thuyền, hệ thống điện, cấp thoát nước, bể xử lý nước thải, kè bờ bao, hai nhà tiếp nhận và phân loại thủy hải sản… và nhiều công trình phụ trợ khác. Sau khi hoàn thành dự kiến sẽ đảm bảo điều kiện cho việc bốc dỡ, sơ chế, bảo quản khoảng 5.400 tấn thủy sản/năm; cung cấp dịch vụ hậu cần và làm nơi neo đậu, tránh bão cho tàu thuyền trên địa bàn xã Hoằng Phụ và các vùng lân cận.

Tương lai của cảng cá Hoằng Phụ được đầu tư hơn 43 tỷ đồng không biết sẽ đi về đâu ?.

Đến năm 2017, dự án hoàn thành đưa vào sử dụng và giao cho UBND huyện Hoằng Hóa quản lý. Sau đó, UBND huyện Hoằng Hóa giao cho UBND xã Hoằng Phụ quản lý, khai thác.

Theo lãnh đạo xã Hoằng Phụ, năm 2017 sau khi tiếp nhận dự án cảng cá và đưa vào sử dụng, xã đã thành lập ban quản lý để vận hành. Thời gian đầu, tàu thuyền vẫn ra vào cảng bình thường. Tuy nhiên, do mưa bão, cửa lạch bị bồi lắng nên tàu thuyền không thể vào được, xã đã phải bỏ ra hơn 1 tỷ đồng để nạo vét nhưng vẫn không thấm vào đâu.

Trước thực trạng trên, UBND huyện Hoằng Hóa đã có tờ trình gửi UBND tỉnh Thanh Hóa đề xuất phương án tổ chức mời doanh nghiệp tư nhân vào đầu tư khai thác, quản lý bến cá và đã được UBND tỉnh Thanh Hóa đồng ý.

3 lần đấu giá bất thành

Từ đề xuất phương án tổ chức mời doanh nghiệp tư nhân vào đầu tư khai thác, quản lý bến cá Hoằng Phụ, đầu năm 2022, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành đề án cho thuê quyền khai thác cảng cá Hoằng Phụ với mức giá khởi điểm để cho thuê là hơn 4,4 tỷ đồng/năm.

Sau khi có đề án cho đến nay, UBND huyện Hoằng Hóa đã phối hợp với Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản Thanh Hóa tổ chức 3 lần đấu giá để tìm nhà đầu tư, tuy nhiên cả 3 lần tổ chức chào mời đấu giá nhưng không có người tham gia đấu giá.

Cụ thể, ngày 4/5/2022, Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản Thanh Hóa đã ban hành Thông báo đấu giá tài sản số 183/TB-TTDVĐG và tiến hành thực hiện niêm yết thông báo công khai việc bán đấu giá. Hết thời hạn đăng ký tham gia đấu giá, chỉ có 1 khách nộp hồ sơ và nộp tiền đặt cọc tham gia đấu giá tài sản. Cuộc đấu giá bị hủy bỏ vì không đảm bảo tiêu chí số hồ sơ tham gia đấu giá.

Tiếp đó, đến ngày 21/6/2022, Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản Thanh Hóa tiếp tục thực hiện niêm yết thông báo công khai việc bán đấu giá. Hết thời hạn đăng ký tham gia đấu giá cũng chỉ có 1 doanh nghiệp nộp hồ sơ và nộp tiền đặt cọc tham gia đấu giá tài sản. Vì vậy cuộc đấu giá tổ chức không thành lần hai.

Sau 6 năm đưa vào sử dụng, đến nay cảng cá hơn 43 tỷ đồng không thể khai thác, gây lãng phí đất đai, tiền bạc đầu tư. Nhiều hạng mục đang xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng.

Lần thứ 3 là ngày 3/8/2022, Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản Thanh Hóa ban hành thông báo đấu giá tài sản lần cuối. Hết thời hạn mua hồ sơ tham gia đấu giá nhưng không có khách hàng mua hồ sơ tham gia đấu giá.

Sau 3 lần đấu giá bất thành, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ra Quyết định số 1507/QĐ-UBND về việc hủy bỏ đề án cho thuê quyền khai thác cảng cá Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa.

Như vậy, sau 6 năm hoàn thành và đưa vào khai thác, cảng cá hơn 43 tỷ đồng vẫn không thể phát huy hiệu quả, tiếp tục gây lãng phí đất đai, tiền bạc đầu tư. Trong khi, từng ngày trôi qua nhiều hạng mục ở cảng cá Hoằng Phụ đang xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng. Tương lai của cảng cá Hoằng Phụ được đầu tư hàng chục tỷ đồng không biết sẽ đi về đâu?.

Hoàng Minh
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Tin cùng chuyên mục

Công ty Đức Khải bị cưỡng chế vì nợ thuế hơn 560 tỷ đồng

Vụ sữa giả 500 tỷ: Nhóm sản xuất bị lừa 150.000 USD

Điện Biên: Bắt nữ giáo viên khi đang vận chuyển ma túy

Cưỡng chế thuế Công ty Cổ phần công trình giao thông tỉnh Điện Biên

Cưỡng chế thuế hai doanh nghiệp tại Long An nợ thuế số tiền lớn

Cưỡng chế thuế Công ty xây dựng Quyết Thắng tại Lai Châu

Cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hoá đơn Công ty Xây dựng và Dịch vụ Nghệ An

Triệt phá đường dây sản xuất 100 tấn thực phẩm chức năng giả

Phú Thọ: Khám xét Công ty Famimoto thu giữ hàng chục tấn mì chính giả

Công khai danh sách 36 doanh nghiệp nợ thuế tại Lai Châu

Cưỡng chế thuế, phong tỏa tài khoản Công ty Thuần Gia tại Vĩnh Long

Công khai danh sách 259 doanh nghiệp nợ thuế tại Thanh Hóa

Cưỡng chế thuế Công ty CP Khoáng sản PA tại Đắk Lắk

Thành phố Huế: Khởi tố đối tượng làm giả sổ đỏ để lừa đảo

Cưỡng chế thuế Công ty vật liệu xây dựng Bồ Sao tại VĩnhPhúc

Cưỡng chế thuế Công ty Thế Anh Phát tại Nghệ An

Công khai danh sách 42 doanh nghiệp nợ thuế tại Sơn La

TP. Cần Thơ: Công khai 140 doanh nghiệp nợ thuế hơn 50 tỷ đồng

Phát hiện số lượng cực lớn sản phẩm của Công ty Herbitech nghi hàng giả, thu lợi 230 tỷ đồng

Công an Thanh Hóa thông tin mới nhất về vụ sản xuất 21 loại thuốc giả