Hà Nội: Nhiều dự án xử lý nước thải cụm công nghiệp “đắp chiếu” gây lãng phí ngân sách

Nhiều dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các cụm công nghiệp đang bị chậm, thậm chí không được triển khai nhiều năm không vận hành.
Tháo gỡ vướng mắc, hoàn thiện khung pháp lý để phát triển cụm công nghiệp bền vững

Sau gần 10 năm, đề án xử lý nước thải cụm công nghiệp vẫn dở dang

Thời gian qua, tình trạng ô nhiễm môi trường tại các cụm công nghiệp đang là bài toán nan giải đối với nhiều địa phương trên cả nước. Thực tế cho thấy, các cụm công nghiệp đang được khai sinh với tốc độ nhanh nhưng lại chưa đi đôi với việc đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng về môi trường. Không ít những cụm công nghiệp vừa thu hút đầu tư, vừa xây dựng cơ sở hạ tầng và bỏ qua việc xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung. Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng chồng chéo trong công tác quản lý môi trường tại các cụm công nghiệp, nên chưa có sự phối hợp trong quản lý và xử lý những vấn đề liên quan đến môi trường.

Hà Nội: Nhiều dự án xử lý nước thải cụm công nghiệp “đắp chiếu” gây lãng phí ngân sách
Hệ thống xử lý nước thải tại Cụm tiểu thủ công nghiệp Liên Hà bị bỏ hoang đang xuống cấp

Theo số liệu thống kê, đến nay Hà Nội đã thành lập được 104 cụm công nghiệp với tổng diện tích 2.262 ha, trong đó có 52 và 52 cụm công nghiệp làng nghề. Hiện có 70 cụm công nghiệp đang hoạt động với tổng diện tích theo quy hoạch là hơn 1.600 ha. Trong đó đã có 41 cụm công nghiệp có trạm xử lý nước thải, 29 cụm công nghiệp sẽ được đầu tư trạm xử lý nước thải tại giai đoạn 2. Trong số 41 cụm công nghiệp đã và đang đầu tư xây dựng hệ thống nước thải tập trung có 30 cụm công nghiệp đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung, trong đó 25 cụm công nghiệp đã đưa trạm xử lý nước thải vào hoạt động.

Tuy nhiên, nhiều chủ đầu tư triển khai đầu tư xây dựng cụm công nghiệpnhưng chưa quan tâm đến vấn đề xử lý nước thải. Một số cụm công nghiệp thậm chí còn không có hệ thống xử lý nước thải mà đổ trực tiếp ra môi trường, làm ảnh hưởng xấu đến cộng đồng dân cư sống tại khu vực lân cận.

Hà Nội: Nhiều dự án xử lý nước thải cụm công nghiệp “đắp chiếu” gây lãng phí ngân sách

Trong những năm qua, Hà Nội đã ban hành nhiều giải pháp được đưa ra để giải quyết những tồn tại trong công tác xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, nhưng kết quả đạt được thì không được như kỳ vọng. Có một thực tế là nhiều hệ thống xử lý nước thải dù được đầu tư tiền tỷ, nhưng không hoạt động hay có hệ thống xử lý nước thải hoạt động không hiệu quả. Cũng có hệ thống đã hoàn thiện xây dựng hạ tầng nhưng chưa lắp đặt thiết bị do lượng nước thải ít, chờ đấu nối,…

Trước đó vào tháng 12/2013, UBND TP. Hà Nội phê duyệt Đề án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố giai đoạn 2014 - 2015. Theo kế hoạch của đề án, trong 2 năm, 16 cụm công nghiệp được thực hiện đầu tư xây dựng, vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung. Trong đó, năm 2014 xây dựng, vận hành 7 cụm công nghiệp và năm 2015 là 9 cụm công nghiệp. Nguồn vốn thực hiện đề án từ ngân sách thành phố hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Vậy nhưng, sau gần chục năm thực hiện đề án, nhiều hệ thống xử lý nước thải đã hoàn thiện nhưng đến nay vẫn nằm “trơ gan cùng tuế nguyệt” và là nơi chăn thả gia cầm. Đơn cử, hệ thống xử lý nước thải tại Cụm tiểu thủ công nghiệp Liên Hà (huyện Đan Phượng) dự kiến công suất 500m3/ngày/đêm, hệ thống xử lý nước thải Cụm tiểu thủ công nghiệp Phú Thịnh (thị xã Sơn Tây) dự kiến công suất 1.000m3/ngày/đêm, hệ thống xử lý nước thải Cụm công nghiệp thị trấn Phúc Thọ (huyện Phúc Thọ) dự kiến công suất 1.000m3/ngày/đêm,…

Điều đáng nói, đa số những hệ thống xử lý nước thải này lại đối mặt với việc “thiếu nước thải” để vận hành thử và đưa vào hoạt động. Trong khi các hệ thống thu gom, bể chứa, bể lắng, lọc khô, nhà vận hành và hàng rào bảo vệ được xây dựng hoành tráng nay sắt thép đã hoen gỉ, xuống cấp cùng thời gian. Việc này có nguy cơ gây lãng phí, thất thoát ngân sách Nhà nước. Bởi, chỉ tính riêng 9 hệ thống xử lý nước thải được đầu tư dự kiến trong năm 2015, tổng vốn đầu tư khái toán đã là 65,55 tỷ đồng (kinh phí xây dựng 45%, kinh phí lắp đặt thiết bị 55%).

Được biết, liên quan đến quá trình thực hiện đề án trên, tháng 6/2022, Sở Công Thương Hà Nội đã gửi công văn đến chủ đầu tư các dự án xử lý nước thải, yêu cầu báo cáo về tình hình hoạt động của đề án nêu trên.

Theo Báo cáo số 426/BC-UBND ngày 29/6/2022 của UBND thị xã Sơn Tây, về việc thực hiện dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung Cụm tiểu thủ công nghiệp Phú Thịnh, do một số doanh nghiệp trong cụm công nghiệp đã thay đổi kinh doanh nên lượng nước thải xả vào hệ thống chung của cụm công nghiệpthấp hơn nhiều so với lúc đầu triển khai dự án, nên không có nước để vận hành chạy thử trạm xử lý. UBND thị xã Sơn Tây cũng kiến nghị Sở Công Thương nghiên cứu, xem xét báo cáo Thành phố cho phép trạm xử lý nước thải Phú Thịnh lấy thêm nguồn nước thải sinh hoạt của nhân dân trong khu vực để xử lý trước khi đổ ra môi trường.

Theo văn bản báo cáo của UBND huyện Đan Phượng, trước đó đơn vị này đã xin giãn hoãn tiến độ lắp đặt thiết bị cho dự án để tránh lãng phí. UBND huyện Đan Phượng cho biết, do đặc điểm ngành nghề sản xuất của cụm công nghiệp làng nghề xã Liên Hà chuyên sản xuất đồ mộc, nên lượng nước thải chủ yếu là nước thải sinh hoạt được thoát ra theo hệ thống rãnh tiêu thoát chung của làng nghề. Do đó, lượng nước thải thất thoát trong quá trình thu gom về trạm xử lý, lượng nước thải hiện tại dẫn ra trạm là rất ít.

Trong khi nhiều hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các cụm công nghiệp vẫn còn đang thi công dở dang và thực trạng “đói” nước thải, thì nếu muốn những công trình này đi vào vận hành cần phải đầu tư hàng tỷ đồng nữa để lắp đặt thiết bị, hoặc đầu tư bổ sung các hạng mục,…Và khi đó, một bài toán đặt ra là nguồn kinh phí sẽ lấy ở đâu và liệu rằng việc tiếp tục đầu tư vào những hệ thống xử lý nước thải này có còn khả thi hay không?

Giải pháp nào để tránh lãng phí ngân sách nhà nước?

Theo quy định, các cụm công nghiệp do địa phương chịu trách nhiệm thành lập và quản lý, trong đó chủ yếu do cấp quận, huyện quản lý. Tại Nghị định 68/2017/NĐ-CP về quản lý cụm công nghiệp, sửa đổi bổ sung năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ rất rõ ràng cho các địa phương trong việc quản lý và phát triển các cụm công nghiệp, đặc biệt là UBND cấp huyện. Tuy nhiên, trên thực tế là công tác bảo vệ môi trường tại đa số các cụm công nghiệp trên cả nước vẫn chưa đạt hiệu quả mong muốn.

Hà Nội: Nhiều dự án xử lý nước thải cụm công nghiệp “đắp chiếu” gây lãng phí ngân sách

Hệ thống xử lý nước thải Cụm công nghiệp thị trấn Phúc Thọ vẫn chưa đưa vào vận hành

Nguyên nhân chủ yếu do tình trạng phát triển các cụm công nghiệp thiếu quy hoạch đồng bộ. Thêm vào đó, các địa phương nôn nóng cho việc đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật nên hạ tầng bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức. Đáng nói, ý thức chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cụm công nghiệp của chủ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại đa số các cụm công nghiệp chưa cao. Ngoài ra, một phần do thiếu nguồn vốn nên không có hạ tầng, hoặc đầu tư hạ tầng không đồng bộ để kết nối và gần như toàn bộ hệ thống xử lý môi trường không hoạt động.

Trao đổi về vấn đề đảm bảo môi trường tại các cụm công nghiệp trên địa bàn cả nước, GS.TS Đặng Kim Chi - Chủ tịch Hội đồng khoa học và kỹ thuật, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam phân tích, theo Luật Bảo vệ môi trường thì tất cả các cơ sở công nghiệp thải ra nước thải và có thành phần ô nhiễm thì đều phải xử lý hoặc đưa về cơ sở xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, sau đó mới được thải ra nguồn tiếp nhận.

Hà Nội: Nhiều dự án xử lý nước thải cụm công nghiệp “đắp chiếu” gây lãng phí ngân sách

“Nếu chúng ta cứ để cho nước thải của các cơ sở sản xuất công nghiệp, các cụm công nghiệp xả trực tiếp ra nguồn tiếp nhận có thể gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, chất lượng nguồn nước và cả hệ sinh thái dưới hạ lưu. Đây là điều vi phạm Luật Bảo vệ môi trường”, GS.TS Đặng Kim Chi khẳng định.

Theo GS.TS Đặng Kim Chi, hiện nay có tình trạng một số cụm công nghiệp, làng nghề, cơ sở sản xuất ở Hà Nội nói riêng và các tỉnh nói chung việc xây dựng trạm xử lý nước thải còn chậm chạp hoặc một số trạm xây dựng xong nhưng quá trình vận hành lại không đảm bảo đạt tiêu chuẩn xả thải. Việc này cần sự quan tâm hơn và có sự can thiệp của cơ quan quản lý môi trường địa phương, để buộc họ có biện pháp đảm bảo nước thải sau xử lý phải đạt tiêu chuẩn của nguồn tiếp nhận.

Trước thực tế ở Hà Nội nhiều hệ thống xử lý nước thải công nghiệp được đầu tư tiền tỷ nhưng nhiều năm xây dựng dở dang, chưa thể đưa vào vận hành hoặc do “thiếu nước thải”, trong khi chính quyền địa phương lại đề xuất đấu nối nước thải sinh hoạt vào hệ thống, GS.TS Đặng Kim Chi cho rằng: “Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp cho tiếp nhận nước thải sinh hoạt hay không còn tùy thuộc vào công nghệ đã được thiết kế, thi công và chuẩn bị vận hành. Nếu thành phần đầu vào tương tự nhau thì không nói làm gì, nhưng nói chung nước thải công nghiệp rất khó có những thành phần tương tự như nước thải sinh hoạt, đặc biệt các thành phần kim loại nặng và hợp chất do hoạt động sản xuất công nghiệp sinh ra, vì vậy việc đó cần phải xem xét”.

Theo GS.TS Đặng Kim Chi, chủ đầu tư có thể chia hệ thống xử lý nước thải thành những modul nhỏ. Từ đó, lượng nước thải đến được bao nhiêu thì chỉ vận hành đối với một modul ấy và một hệ thống xử lý nước thải có thể chia làm 3-4 modul khác nhau.

“Ở đây, họ phải xin thay đổi quy mô của hệ thống xử lý nước thải, vì hệ thống xử lý nước thải được xây dựng khi Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt. Nếu thực tế họ thấy không vận hành hết công suất thiết kế, thì cần xin thay đổi điều chỉnh quy mô, xin giảm công suất. Khi đó, cơ quan quản lý môi trường tùy theo mức độ quản lý sẽ cho quyết định chấp thuận việc đó, từ đấy có thể xây hệ thống xử lý nước thải nhỏ hơn”, GS.TS Đặng Kim Chi nói.

Theo quan điểm các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường, để đẩy lùi nguy cơ gia tăng ô nhiễm và phục hồi chất lượng môi trường đặc biệt là môi trườngcụm công nghiệp, làng nghề, thì nhiệm vụ hàng đầu của các cấp, các ngành và người dân cần phải nâng cao nhận thức về vai trò của môi trường. Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường và tăng cường thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, công khai, minh bạch thông tin, tăng cường sự giám sát của cộng đồng. Bên cạnh đó, trước khi đầu tư xây dựng các hệ thống xử lý nước thải cụm công nghiệp cần đánh giá về tính khả thi, tránh gây lãng phí nguồn ngân sách Nhà nước.

Khôi Nguyên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cụm công nghiệp

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quảng Ninh: Tai nạn trong đường lò khiến một người lao động tử vong

Quảng Ninh: Tai nạn trong đường lò khiến một người lao động tử vong

Tại đường lò thuộc Công ty than Thống Nhất - TKV vừa xảy ra vụ tai nạn lao động khiến 1 người lao động tử vong.
Thích thú trải nghiệm dịch vụ xe đạp công cộng cho thuê tại Đà Nẵng

Thích thú trải nghiệm dịch vụ xe đạp công cộng cho thuê tại Đà Nẵng

Từ ngày 18/3 đến nay, dịch vụ xe đạp công cộng cho thuê tại thành phố Đà Nẵng đã thu hút trên 2.500 lượt thuê, nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ người dân.
Thừa Thiên Huế: Thay đổi thiết kế, Trung tâm thương mại “cầu cứu” nơi đổ thải

Thừa Thiên Huế: Thay đổi thiết kế, Trung tâm thương mại “cầu cứu” nơi đổ thải

Trung tâm thương mại Aeon Mall Huế, Thừa Thiên Huế thay đổi thiết kế, dôi dư khoảng 80.000m3 chất thải, nhà thầu đã gửi đơn “cầu cứu” các ban, ngành giải quyết.
Điện Biên: Doanh nghiệp thuận lợi đưa sản phẩm nông sản lên sàn thương mại điện tử

Điện Biên: Doanh nghiệp thuận lợi đưa sản phẩm nông sản lên sàn thương mại điện tử

Với nhiều thuận lợi khi đưa hàng hoá nông sản lên thương mại điện tử là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp, hợp tác xã quảng bá, tiếp cận đa dạng thị trường.

'Khởi động' mùa hè, Nghệ An nóng gần 40 độ C

Trong đợt nắng nóng đầu tiên của mùa hè 2023, tại Nghệ An ghi nhận mức nhiệt gần 40 độ C. Dự báo nắng nóng gay gắt còn kéo dài hết ngày mai.

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Công bố giá vật liệu xây dựng thấp hơn giá thực tế, doanh nghiệp gặp khó

Thanh Hóa: Công bố giá vật liệu xây dựng thấp hơn giá thực tế, doanh nghiệp gặp khó

Liên Sở Xây dựng - Tài chính Thanh Hóa vừa công bố giá vật liệu xây dựng thấp hơn nhiều so với giá thực tế khiến doanh nghiệp khó khăn và có nguy cơ phá sản.
Chìm tàu trên biển Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh): Một người tử vong

Chìm tàu trên biển Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh): Một người tử vong

Ngày 22-3, Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ TP.HCM cho biết vừa xảy ra vụ chìm tàu trên biển Cần Giờ làm một người tử vong.
Lào Cai: Hỗ trợ 10 hộ nông dân xã Cốc Ly vay 1 tỷ đồng đầu tư trồng quế

Lào Cai: Hỗ trợ 10 hộ nông dân xã Cốc Ly vay 1 tỷ đồng đầu tư trồng quế

Ngày 22/3, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai tiến hành giải ngân 1 tỷ đồng cho 10 hộ là thành viên của Tổ hội “Trồng quế, chăm sóc quế” thôn Thẩm Phúc, xã Cốc Ly
Quảng Ninh: Phấn đấu đạt mức tăng trưởng khoảng 9,51% trong quý II/2023

Quảng Ninh: Phấn đấu đạt mức tăng trưởng khoảng 9,51% trong quý II/2023

Trong quý I/2023,tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP của tỉnh Quảng Ninh ước tăng 8,04%
Voọc chà vá chân nâu đi lạc vào vườn nhà dân ở Hà Tĩnh

Voọc chà vá chân nâu đi lạc vào vườn nhà dân ở Hà Tĩnh

Ngày 22/3, tin từ Hạt kiểm lâm huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) cho biết, đơn vị này vừa tiếp nhận một cá thể voọc chà vá chân nâu từ dân địa phương.
Hải Phòng: Tạm giữ hình sự người giả nhà báo để xin bỏ qua lỗi vi phạm giao thông

Hải Phòng: Tạm giữ hình sự người giả nhà báo để xin bỏ qua lỗi vi phạm giao thông

Đối tượng Đàm Mạnh Ninh (trú tại Hải An, TP. Hải Phòng) xuất trình thẻ nhà báo giả để xin lực lượng Cảnh sát giao thông bỏ qua lỗi vi phạm.
Thừa Thiên Huế: Trồng cây xanh phố đi bộ đè lên cáp quang

Thừa Thiên Huế: Trồng cây xanh phố đi bộ đè lên cáp quang

Trong lúc trồng cây xanh trên tuyến phố đi bộ Hai Bà Trưng, TP. Huế, Thừa Thiên Huế, công nhân Trung tâm cây xanh đã trồng 4 vị trí cây xanh đè lên cáp quang.
Thừa Thiên Huế: Lấy ý kiến quy hoạch đô thị đến năm 2045

Thừa Thiên Huế: Lấy ý kiến quy hoạch đô thị đến năm 2045

Tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội nghị lấy ý kiến các địa phương về Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
Khởi động dự án Quản lý đa thiên tai lưu vực sông Nậm Rốm tỉnh Điện Biên

Khởi động dự án Quản lý đa thiên tai lưu vực sông Nậm Rốm tỉnh Điện Biên

Dự án “Quản lý đa thiên tai lưu vực sông Nậm Rốm" nhằm bảo vệ dân sinh, thích ứng biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Điện Biên.
Quảng Ninh: Khai trừ Đảng một chủ tịch phường ở Cẩm Phả

Quảng Ninh: Khai trừ Đảng một chủ tịch phường ở Cẩm Phả

Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Phường Cẩm Trung (TP. Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh) Nguyễn Công Thọ đã bị khai trừ Đảng.
Đồng Nai: Xử phạt 140 triệu đồng, buộc di dời một doanh nghiệp vi phạm môi trường

Đồng Nai: Xử phạt 140 triệu đồng, buộc di dời một doanh nghiệp vi phạm môi trường

Công ty TNHH Tài nguyên xanh Toàn Cầu (địa chỉ phường Phước Tân, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) đã bị xử phạt 140 triệu đồng do vi phạm về môi trường.
Đắk Nông: Rộ nạn lâm tặc "bẫy" cán bộ bảo vệ rừng

Đắk Nông: Rộ nạn lâm tặc "bẫy" cán bộ bảo vệ rừng

Nhiều cán bộ, nhân viên bảo vệ rừng tại Đắk Nông bị lâm tặc “tính kế”, rải đinh dọc các tuyến đường dẫn vào các điểm nóng khi thực hiện nhiệm vụ.
Thanh Hóa: Xin thêm 10 phó giám đốc Sở giống như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Thanh Hóa: Xin thêm 10 phó giám đốc Sở giống như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Tỉnh Thanh Hóa có văn bản đề nghị Bộ Nội vụ xem xét, báo cáo Chính phủ ban hành cơ chế đặc thù về tổ chức bộ máy, xin tăng thêm 10 phó giám đốc Sở.
Bình Định: Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án nhà ở xã hội chung cư gần 360 tỷ đồng

Bình Định: Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án nhà ở xã hội chung cư gần 360 tỷ đồng

UBND tỉnh Bình Định vừa chấp thuận chủ trương đầu tư dự án nhà ở xã hội chung cư gần 360 tỷ đồng nhằm giải quyết nhu cầu về nhà ở xã hội cho người dân.
Kon Tum: Hơn 20 ngày ghi nhận 25 trận động đất

Kon Tum: Hơn 20 ngày ghi nhận 25 trận động đất

Tỉnh Kon Tum lại ghi nhận thêm 1 trận động đất mạnh 3,4 độ Richter tại huyện Kon Plông, đưa số trận động đất tại huyện này trong tháng 3/2023 lên 25 trận.
Hà Lan khảo sát dự án nhà máy chế biến gỗ 50 triệu USD tại Quảng Trị

Hà Lan khảo sát dự án nhà máy chế biến gỗ 50 triệu USD tại Quảng Trị

Công ty VidaXL (Hà Lan) đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị về việc xin nghiên cứu, khảo sát, đầu tư Dự án Tổ hợp nhà máy chế biến gỗ.
Mưa đá, gió lốc tiếp diễn ở miền núi Nghệ An

Mưa đá, gió lốc tiếp diễn ở miền núi Nghệ An

Thông tin từ UBND huyện Quế Phong (tỉnh Nghệ An) cho biết, chiều tối 21/3, tại một số địa phương trên địa bàn huyện có xuất hiện mưa đá, gió lốc.
Thừa Thiên Huế: Những “sinh kế” giúp huyện miền núi A Lưới giảm nghèo

Thừa Thiên Huế: Những “sinh kế” giúp huyện miền núi A Lưới giảm nghèo

Chính quyền các cấp, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chung tay hỗ trợ vật nuôi, cây trồng, đào tạo nhân lực… từng bước giúp huyện miền núi A Lưới từng bước giảm nghèo.
Quảng Ninh: Gần 400 cơ sở karaoke, vũ trường phải tạm dừng hoạt động do chưa đủ điều kiện phòng cháy

Quảng Ninh: Gần 400 cơ sở karaoke, vũ trường phải tạm dừng hoạt động do chưa đủ điều kiện phòng cháy

Hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đang có 389 cơ sở karaoke, vũ trường đang dừng hoạt động do chưa đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy.
Đà Nẵng: Đa dạng hóa các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá, xúc tiến thương mại

Đà Nẵng: Đa dạng hóa các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá, xúc tiến thương mại

Năm 2023, thành phố Đà Nẵng sẽ tổ chức hơn 30 hoạt động xúc tiến thương mại gồm hội chợ triển lãm, các phiên chợ hàng Việt, chương trình kết nối cung cầu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động