Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục đồng bào dân tộc thiểu số
Tỉnh - thành 24h 24/09/2023 16:13 Theo dõi Congthuong.vn trên
Lan tỏa mạnh mẽ “tuyệt kỹ” của đồng bào dân tộc thiểu số Mông trắng Mặc trang phục dân tộc trong ngày khai giảng: Lưu giữ nét đẹp văn hoá truyền thống |
Ban Dân tộc, Hội Dân tộc học và Nhân học tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức Hội thảo “Bộ chữ dân tộc Mường tỉnh Thanh Hóa”. Đây là hoạt động thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2023-2025” của tỉnh Thanh Hóa.
![]() |
Trang phục độc đáo của đồng bào dân tộc Mường ở huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa. |
Tại hội thảo, các đại biểu đã tham luận, nhằm bổ sung, hoàn thiện bộ chữ Mường. Bộ chữ Mường đang đề xuất có 29 chữ cái, 136 vần, 14 nguyên âm, 9 phụ âm cuối và 6 thanh. Các đại biểu đều thống nhất quan điểm sự cần thiết phải xây dựng bộ chữ viết và Từ điển Mường nhằm giúp cho các thế hệ dân tộc Mường giữ gìn ngôn ngữ tiếng nói và chữ viết, qua đó, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Theo số liệu từ Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa, dân tộc Mường ở Thanh Hóa có khoảng 40 vạn người, sinh sống tập trung ở 11 huyện miền núi và 27 xã của các huyện miền xuôi. Người Mường có văn hóa truyền thống riêng độc đáo, phong phú và đa dạng. Về mặt ngôn ngữ, người Mường nằm trong nhóm Việt – Mường, có nhiều nét tương đồng với chữ quốc ngữ. Đây là một trong những thuận lợi để xây dựng bộ chữ viết và phổ cập nó trong cộng đồng dân tộc Mường.
Trong lịch sử, đã có nhiều nhà ngôn ngữ, nhà nghiên cứu văn hóa của Thanh Hóa, nói riêng và cả nước, nói chung, sưu tầm, biên soạn chữ viết của dân tộc Mường. Tuy nhiên, có nhiều lý do khác nhau mà chữ Mường chưa được bảo tồn và phổ cập trong Nhân dân.
![]() |
Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thái huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa |
Có thể nói, dưới sự tác động của đời sống kinh tế, xã hội, quá trình đô thị hóa, hội nhập quốc tế, cùng sự bùng nổ của khoa học, công nghệ, sự giao lưu văn hóa diễn ra một cách mạnh mẽ khiến văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số đang đứng trước những thách thức to lớn. Các giá trị văn hóa tiêu biểu của các dân tộc đang có nguy cơ mai một, biến mất, hoặc biến dạng, trong đó có tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống.
Việc triển khai xây dựng Đề án "Bảo tồn tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030” là cần thiết nhằm hiện thực hóa quan điểm, định hướng chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Bắc Giang phấn đấu trở thành tỉnh trọng điểm về công nghiệp vào năm 2030

Tán thành đồ án xây dựng 3 thành phố trực thuộc Thủ đô

Đồng Nai: Công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm 23 lãnh đạo

Hà Nội: Tháo gỡ tận gốc vướng mắc cho nhà đầu tư trong thực hiện dự án cụm công nghiệp
Tin cùng chuyên mục

Trưng bày các sản phẩm tiêu biểu Italia và tỉnh Thanh Hóa

Kon Tum: Tôn vinh ẩm thực dược liệu - tinh hoa núi rừng Ngọc Linh

Lâm Đồng: Đề xuất giảm tiền thuê đất cho doanh nghiệp tại Khu công nghiệp Lộc Sơn, Phú Hội

Lâm Đồng: Hội đồng nhân dân tỉnh khóa X, khai mạc kỳ họp thứ 12, nhiệm kỳ 2021-2026

Chủ tịch UBND và HĐND tỉnh Thái Bình đạt 100% số phiếu tín nhiệm cao

Quảng Ninh: Dành sự quan tâm đặc biệt cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo

Quảng Ninh: Tạm giữ 92 bình khí N02 và 300 quả bóng bay bằng cao su màu trắng

Kỳ họp thứ 14, HĐND TP. Hà Nội: Kết quả lấy phiếu tín nhiệm 28 nhân sự chủ chốt do HĐND bầu

Thanh Hóa: Tổ 282 đã xử lý 564 trường hợp vi phạm giao thông sau hơn 20 ngày ra quân

Quảng Bình: Nhiều giải pháp phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội

Vĩnh Phúc: Tạo lực đẩy để doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Trà Vinh được công nhận 4 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia 2023

Cần Thơ: Đến năm 2030 sẽ có 14 khu công nghiệp

Vì sao Bắc Ninh chiếm “ngôi vương” về tỷ trọng giá trị tăng thêm kinh tế số trong GDP?

Thanh Hóa: Tăng cường quản lý sử dụng hóa đơn điện tử đối với hoạt động bán lẻ xăng dầu

Thừa Thiên Huế: Các hồ chứa khẩn trương ứng phó thời tiết nguy hiểm

Lâm Đồng: Quyết liệt triển khai hóa đơn điện tử bán lẻ xăng dầu

Bình Thuận: Đảm bảo hoàn thành kế hoạch khuyến công quốc gia

Thừa Thiên Huế: 4 mức hỗ trợ các tiểu thương sau vụ cháy chợ Khe Tre
