Tháng 8/2023, nhập khẩu thịt và các sản phẩm thịt tăng nhẹ trở lại
Xuất nhập khẩu 02/10/2023 16:58 Theo dõi Congthuong.vn trên
Nhập khẩu thịt và các sản phẩm thịt của Việt Nam giảm nhẹ trong tháng 7/2023 Thị trường nào nhập khẩu nhiều thịt và sản phẩm thịt của Việt Nam? |
Theo thống kê sơ bộ từ số liệu của Tổng cục Hải quan, tháng 8/2023, Việt Nam nhập khẩu 62,53 nghìn tấn thịt và các sản phẩm từ thịt, với trị giá 128,72 triệu USD, tăng 3,6% về lượng, nhưng giảm 0,7% về trị giá so với tháng 8/2022.
![]() |
Tháng 8/2023, nhập khẩu thịt và các sản phẩm thịt tăng nhẹ trở lại (Ảnh: Như Huỳnh Vietnambiz) |
Lũy kế 8 tháng đầu năm 2023, Việt Nam nhập khẩu 418,93 nghìn tấn thịt và các sản phẩm từ thịt, trị giá 851,76 triệu USD, tăng 1,9% về lượng, nhưng giảm 7,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Nhập khẩu thịt và các sản phẩm thịt của Việt Nam tăng nhẹ trở lại trong tháng 8/2023, trong bối cảnh giá heo hơi giảm và chưa có dấu hiệu hồi phục, thị trường tiêu thụ chậm.
Trong tháng 8/2023, Việt Nam nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt từ 38 thị trường trên thế giới.
Trong đó, Ấn Độ vẫn là thị trường lớn nhất cung cấp thịt và các sản phẩm từ thịt cho Việt Nam trong tháng, đạt 14,02 nghìn tấn, trị giá 41,15 triệu USD, tăng 44,1% về lượng và tăng 22,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022, chiếm 22,43% về lượng và chiếm 31,97% về trị giá trong tổng nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt của cả nước.
Giá nhập khẩu bình quân thịt và các sản phẩm thịt từ Ấn Độ về Việt Nam giảm 14,8% so với cùng kỳ năm 2022, xuống còn 2.934 USD/tấn.
Lũy kế 8 tháng đầu năm 2023, nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt từ Ấn Độ đạt 90,47 nghìn tấn, trị giá 265,96 triệu USD, giảm 13,6% về lượng và giảm 20,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Trong 8 tháng đầu năm 2023, cơ cấu thị trường cung cấp thịt và các sản phẩm thịt cho Việt Nam có sự thay đổi khi lượng nhập khẩu từ Ấn Độ, Hoa Kỳ, Brazil, Hàn Quốc giảm, trong khi nhập khẩu từ Nga tăng so với cùng kỳ năm 2022.
Trong tháng 8/2023, Việt Nam nhập khẩu chủ yếu là các chủng loại thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của gia cầm; phụ phẩm ăn được sau giết mổ của heo, trâu, bò sống ướp lạnh hoặc đông lạnh; thịt heo tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh; thịt trâu tươi đông lạnh; thịt bò tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh…
Trong đó, nhập khẩu thịt gia cầm, thịt bò tiếp tục giảm; trong khi nhập khẩu thịt heo, thịt trâu và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của heo, trâu, bò sống tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm 2022.
Tháng 8/2023, Việt Nam nhập khẩu 12,19 nghìn tấn thịt heo tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh, với trị giá 30,49 triệu USD, tăng 29,2% về lượng và tăng 55,6% về trị giá so với tháng 8/2022. Đây là tháng thứ 4 liên tiếp kể từ đầu năm 2023, lượng thịt heo nhập khẩu tăng so với cùng kỳ năm 2022. Giá nhập khẩu thịt heo trung bình về Việt Nam đạt 2.502 USD/tấn, tăng 20,4% so với tháng 8/2022.
Lũy kế 8 tháng đầu năm 2023, nhập khẩu thịt heo tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh đạt 66,95 nghìn tấn, trị giá 173,11 triệu USD, tăng 3,2% về lượng và tăng 25,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Trong tháng 8/2023, thịt heo tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh được nhập khẩu từ 19 thị trường, trong đó chủ yếu được nhập khẩu từ Brazil chiếm 51,96% trong tổng lượng nhập khẩu thịt heo của cả nước; tiếp theo là Nga chiếm 23,31%; Hoa Kỳ chiếm 4,61%; Canada chiếm 4,45%; Đan Mạch chiếm 4,08%...
Lượng thịt heo nhập khẩu từ các thị trường này về Việt Nam trong tháng 8/2023 đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2022.
Trong 8 tháng đầu năm 2023, cơ cấu thị trường cung cấp thịt heo cho Việt Nam có sự thay đổi, khi tỷ trọng nhập khẩu từ Nga, Hoa Kỳ tăng; trong khi tỷ trọng nhập khẩu từ Brazil, Đức, Canada, Hà Lan giảm.
Các chuyên gia dự báo, những tháng cuối năm sẽ không thiếu nguồn cung do từ tháng 9 trở đi người dân và doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh tái đàn, cùng với đó là nguồn nhập khẩu để các doanh nghiệp đưa vào chế biến.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Xuất nhập khẩu vượt mốc 600 tỷ USD, xuất siêu kỷ lục

11 tháng năm 2023, xuất khẩu cà phê thu về 3,54 tỷ USD

Xuất khẩu rau quả Việt và nỗi lo "gót chân A-sin"

Điểm tên 6 mặt hàng nông lâm thủy sản xuất khẩu vượt 3 tỷ USD 11 tháng năm 2023

Gạo Việt chiếm 40% thị phần tại thị trường Trung Quốc
Tin cùng chuyên mục

Điểm sáng xuất khẩu nông lâm thuỷ sản

Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023: Cơ hội thúc đẩy thương mại lúa gạo

Phát triển xuất nhập khẩu bền vững, hài hòa về cơ cấu hàng hóa, thị trường và cán cân thương mại

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông tin chính thức về giải thưởng “gạo ngon nhất thế giới”

Nhiều mặt hàng thủy sản đã tăng xuất khẩu trở lại trong tháng 11/2023

Nguồn cung giảm sâu, xuất khẩu cà phê tăng vọt

Xuất khẩu của Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ tăng mạnh đạt 1,52 tỷ USD

Nguồn cung được bổ sung với tín hiệu tích cực, giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm

Cơ chế “xanh hóa” của EU và sự thích ứng của doanh nghiệp Việt

Dư địa nào cho xuất khẩu viên nén gỗ Việt?

8,49 tỷ USD được chi để nhập khẩu sắt thép sau 10 tháng đầu năm 2023

Đến nửa đầu tháng 11, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 587,68 tỷ USD

Giá Arabica tăng mạnh, xuất khẩu cà phê của Việt Nam kỳ vọng tăng cao dịp cuối năm

8 thương nhân được phân giao nhập khẩu 107 nghìn tấn đường

Doanh nghiệp FDI chiếm gần 50% kim ngạch xuất khẩu ngành gỗ

Bộ Công Thương tổ chức Phiên phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2023

Tháng 10/2023, Việt Nam là thị trường duy nhất có lượng và trị giá xuất khẩu thủy sản sang Hàn Quốc tăng

Những thay đổi về chính sách từ các thị trường nhập khẩu gỗ chính của Việt Nam

Nguồn cung thiếu hụt, xuất khẩu cà phê tiếp tục có cơ hội tăng
