Thứ năm 17/04/2025 00:45

Tháng 5/2023: Xuất khẩu hạt điều tăng gần 12%

Tháng 5/2023, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam tăng gần 12% so với tháng trước, đạt mức cao nhất kể từ tháng 7/2021 đến nay.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho biết, tháng 5/2023, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt 57,42 nghìn tấn, trị giá 340,39 triệu USD, tăng 11,7% về lượng và tăng 11,4% về trị giá so với tháng 4/2023; so với tháng 5/2022 tăng 15,1% về lượng và tăng 11,7% về trị giá. Với con số này, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt mức cao nhất kể từ tháng 7/2021 đến nay.

Sơ chế hạt điều xuất khẩu

Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt 219,87 nghìn tấn, trị giá 1,29 tỷ USD, tăng 8,3% về lượng và tăng 6,3% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Tháng 5/2023, giá xuất khẩu bình quân hạt điều của Việt Nam đạt mức 5.928 USD/tấn, giảm 0,3% so với tháng 4/2023 và giảm 2,9% so với tháng 5/2022. Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, giá xuất khẩu bình quân hạt điều của Việt Nam đạt mức 5.881 USD/tấn, giảm 1,9% so với cùng kỳ năm 2022.

Tháng 5/2023, xuất khẩu hạt điều sang nhiều thị trường chủ lực và tiềm năng tăng so với cùng kỳ năm 2022, ngoại trừ Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất. Trong 5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu hạt điều sang các thị trường Hoa Kỳ, Hà Lan, Đức, Australia… giảm, nhưng xuất khẩu sang Trung Quốc, Anh, Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Canada, Nhật Bản tăng.

Hiện các nguồn cung hạt điều chủ yếu cho Trung Quốc gồm: Việt Nam, Benin, Bờ Biển Ngà, Campuchia và Togo. Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong 4 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc giảm nhập khẩu hạt điều từ Việt Nam, nhưng tăng nhập khẩu hạt điều từ các nguồn cung Benin, Bờ Biển Ngà, Campuchia, Togo...

Tuy nhiên, lượng và trị giá nhập khẩu từ các thị trường trên vẫn ở mức thấp. Nếu xu hướng này kéo dài thì đây sẽ là những đối thủ cạnh tranh của ngành điều Việt Nam tại thị trường Trung Quốc.

Mặt khác, theo dõi số liệu thống kê có thể thấy, Trung Quốc có xu hướng đẩy mạnh nhập khẩu hạt điều thô, sơ chế, giảm nhập khẩu hạt điều chế biến chuyên sâu.

Tại thị trường Canada, hiện Việt Nam là nguồn cung hạt điều lớn nhất cho thị trường này. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế, thị phần hạt điều của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Canada giảm mạnh, từ 91,48% trong 4 tháng đầu năm 2022 xuống còn 76,71% trong 4 tháng đầu năm 2023.

Ngược lại, Canada tăng mạnh nhập khẩu hạt điều từ các thị trường Brazil, Bờ Biển Ngà, Ghana, Hoa Kỳ…

Như vậy có thể thấy, nguồn cung hạt điều cho Canada có sự chuyển dịch từ Việt Nam sang các thị trường khu vực Nam Phi, Hoa Kỳ, Hà Lan …

Trên thị trường thế giới, mới đây, quốc gia sản xuất hạt điều hàng đầu thế giới nâng dự báo sản lượng năm 2023. Cụ thể, Hội đồng Bông và Hạt điều Bờ Biển Ngà công bố, dự báo sản lượng điều của quốc gia Tây Phi này được điều chỉnh tăng thêm 22% lên mức kỷ lục 1,25 triệu tấn.

Như vậy, Bờ Biển Ngà, nước sản xuất ca cao lớn nhất thế giới, đã trở thành nhà sản xuất hạt điều hàng đầu thế giới, với sản lượng khoảng 1 triệu tấn hàng năm.

Trước đó, dự báo sản lượng ban đầu được đưa ra là khoảng 1,05 triệu tấn trong năm 2023, tăng so với mức 1,028 triệu tấn năm 2022.

Đến tháng 6/2023, các nhà chế biến địa phương đã đảm nhận 249.000 tấn hạt điều trong số mục tiêu 300.000 tấn cho niên vụ 2023. Đồng thời, Bờ Biển Ngà cũng đã xuất khẩu 593.000 tấn hạt điều sang Việt Nam và Ấn Độ, so với 455.315 tấn cùng kỳ năm ngoái.

Hiện nay, Bờ Biển Ngà đang cố gắng tăng lượng hạt điều chế biến tại địa phương, trong vài tháng tới 4 khu công nghiệp chế biến hạt điều đang được xây dựng ở miền bắc và miền trung của đất nước sẽ đi vào hoạt động và thúc đẩy năng lực chế biến trong nước.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu hạt điều

Tin cùng chuyên mục

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Viet Nam International Sourcing 2025: Bắt tay quốc tế, tăng tốc xuất khẩu, hút khách du lịch

TS. Tô Hoài Nam: Xanh hóa là ‘chìa khóa’ giúp hàng Việt vượt rào thuế quan

Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN đối thoại với Hoa Kỳ về thuế quan

Chi tiết chỉ tiêu xuất khẩu từng mặt hàng nông thủy sản

EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng

Chủ động thích ứng, xuất khẩu gỗ hướng đến 18 tỷ USD

Chính sách thuế quan tác động gì tới người tiêu dùng Mỹ?

Xuất khẩu sang EU: Đừng để thói quen làm mất thị trường

Nhìn lại những lần doanh nghiệp Việt vượt 'bão' thuế quan: Bộ Công Thương luôn sát cánh

Giá gạo xuất khẩu tăng, doanh nghiệp chưa vội chốt đơn hàng

Thức ăn cá tra cần một chiến lược công thương trước sóng thuế quan