Thận trọng khi thanh toán quốc tế
Thương mại 14/08/2020 06:00 Theo dõi Congthuong.vn trên
Thiếu kinh nghiệm
Thời gian gần đây, Thương vụ Việt Nam tại Pakistan, Algeria, Maroc… liên tiếp đưa ra cảnh báo đối với DN Việt Nam khi thanh toán xuất nhập khẩu, nhất là thiếu kinh nghiệm khi sử dụng phương thức thanh toán L/C. Mặc dù, phương thức thanh toán quốc tế này được cho là an toàn nhất đối với người bán và người mua, tuy nhiên, do phức tạp ở khâu làm chứng từ, một số DN Việt Nam phải đối diện nguy cơ từ chối thanh toán từ khách hàng.
![]() |
Cần xác minh thông tin trước khi giao dịch quốc tế |
Thương vụ Việt Nam tại Pakistan dẫn chứng, Công ty A. tại tỉnh Thừa Thiên Huế ký hợp đồng xuất khẩu cao su sang Pakistan. Để đảm bảo an toàn trong khâu thanh toán quốc tế, công ty đã thỏa thuận với khách hàng sử dụng phương thức thanh toán L/C. Sau khi giao hàng, Công ty A. làm thủ tục thanh toán, tuy nhiên, ngân hàng từ chối thanh toán với lý do bộ chứng từ không phù hợp với các quy định của L/C. Công ty A. buộc phải liên hệ trực tiếp với khách hàng đề nghị chấp nhận thanh toán nhưng bị từ chối và tìm cách cản trở việc tái xuất lô hàng về Việt Nam để ép giá.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Pakistan, rủi ro chỉ xảy ra đối với người mua khi người bán làm giả các chứng từ giao hàng mà ngân hàng không phát hiện ra; hoặc rủi ro đối với người bán khi người mua cố tình gài bẫy bằng cách đưa vào các quy định của L/C một hoặc một số yêu cầu mà người bán không thể thực hiện được. Trước đó, Thương vụ Việt Nam tại Algeria (kiêm nhiệm Mali, Senegal, Xarauy, Niger, Gambia) cho biết, đã xuất hiện lừa đảo để lấy bộ chứng từ không qua ngân hàng...
Xác minh đối tác, tránh rủi ro
Ông Lê Phú Cường - Tham tán Thương mại Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ - cho biết, đa phần DN Việt bị thiệt hại do quá chủ quan, không liên hệ với thương vụ để xác minh DN trước khi giao dịch hoặc thanh toán. Không ít trường hợp DN xuất khẩu chấp nhận các điều kiện thanh toán rủi ro, nhất là điều kiện CAD. Mặt khác, trong nhiều giao dịch, hai bên không có hợp đồng mà chỉ xác nhận lên hóa đơn và coi là hợp đồng nên thiếu các điều khoản quan trọng về giải quyết tranh chấp. “Việc xác minh, kiểm tra đối tác rất quan trọng và góp phần ngăn chặn được nhiều giao dịch có khả năng lừa đảo”- ông Lê Phú Cường nhấn mạnh.
Trong khâu thanh toán, ông Hoàng Đức Nhuận - Tham tán Thương mại Việt Nam tại Algeria - khuyến cáo, DN nên sử dụng L/C không hủy ngang có xác nhận của ngân hàng uy tín châu Âu hoặc châu Mỹ. Đề nghị khách hàng trả trước (đặt cọc) ít nhất là 40 - 50% giá trị tiền hàng, không chấp nhận phương thức trả chậm. Tuyệt đối không nên sử dụng hình thức thanh toán D/A (nhờ thu chấp nhận chứng từ) bởi một khi khách hàng đề nghị hình thức thanh toán này, rất có thể DN xuất khẩu sẽ bị mất hàng. Đặc biệt, cần lưu ý và xác định rõ địa chỉ ngân hàng cũng như người nhận bộ chứng từ của bên mua, vì có hiện tượng khách hàng cho địa chỉ người nhận chứng từ không thuộc ngân hàng…
Đối với DN chưa có kinh nghiệm sử dụng phương thức thanh toán L/C, khi nhận được L/C, nhân viên phụ trách thanh toán quốc tế của DN phải nghiên cứu rất cẩn thận nội dung của L/C đến từng dấu chấm, dấu phẩy, bởi chỉ cần thiếu hoặc sai vị trí dấu câu cũng đủ để khách hàng và ngân hàng có lý do từ chối thanh toán.
Bên cạnh việc chuẩn bị nguồn lực có kinh nghiệm về các phương thức thanh toán quốc tế, DN cũng cần sự đồng hành của các tổ chức chuyên ngành về thanh toán và thanh toán quốc tế để đối phó với những loại “bẫy” trong thanh toán quốc tế. |
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Gạo ST25 của Việt Nam lần thứ 2 thắng giải gạo ngon nhất thế giới

Nguồn cung được bổ sung với tín hiệu tích cực, giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm

Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại tháng 11/2023: Phòng tránh lừa đảo trong thương mại quốc tế

Cơ chế “xanh hóa” của EU và sự thích ứng của doanh nghiệp Việt

Nguyên nhân nào khiến giá gạo Thái Lan tăng liên tục?
Tin cùng chuyên mục

Dư địa nào cho xuất khẩu viên nén gỗ Việt?

Chương trình Khuyến mại tập trung quốc gia 2023: Khuyến mại có thể lên đến 100%

8,49 tỷ USD được chi để nhập khẩu sắt thép sau 10 tháng đầu năm 2023

Đến nửa đầu tháng 11, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 587,68 tỷ USD

Giá Arabica tăng mạnh, xuất khẩu cà phê của Việt Nam kỳ vọng tăng cao dịp cuối năm

Kết nối giao thương giữa nhà cung cấp với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại

Doanh nghiệp Việt Nam đã phản ứng nhanh hơn trước các vụ kiện phòng vệ thương mại

8 thương nhân được phân giao nhập khẩu 107 nghìn tấn đường

Tuyển chọn doanh nghiệp tham gia Gian hàng Quốc gia Việt Nam trên Alibaba.com

Doanh nghiệp FDI chiếm gần 50% kim ngạch xuất khẩu ngành gỗ

Bộ Công Thương tổ chức Phiên phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2023

Tăng cường xúc tiến thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Diễn đàn Thương mại Việt Nam - EU năm 2023: Định vị Việt Nam trong chuỗi cung ứng

Hạn chế rủi ro phòng vệ thương mại khi gia tăng xuất khẩu sang thị trường CPTPP

Gian hàng quốc gia Việt Nam - Vietnam Pavilion: Tuyển chọn 100 doanh nghiệp tiêu biểu

Doanh nghiệp hưởng ứng “Tuần lễ thương mại điện tử quốc gia”

Tháng 10, Việt Nam xuất siêu gần 1,5 tỷ USD sang Nhật Bản

Thị trường carbon - Cơ hội lớn cho ngành gỗ

Ký kết Ý định thư giữa Cục Xúc tiến thương mại và Cơ quan Xuất khẩu và Đầu tư vùng Wallonie, Bỉ
