Quảng Bình: Dự án đường ven biển cần 675 ngàn mét khối cát để xây dựng Doanh nghiệp nêu 12 khó khăn khi triển khai các dự án đầu tư tại tỉnh Đắk Nông |
Trong số 11 dựa án, 4 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng vốn đăng ký đầu tư 319,5 triệu USD và 7 dự án vốn đầu tư trong nước (DDI) với tổng vốn đăng ký đầu tư 1.063,5 tỷ đồng.
Khu công nghiệp Điềm Thuỵ, Thái Nguyên |
Trong số 11 dự án được cấp phép đầu tư mới, Dự án sản xuất thanh silic và tấm silic đơn tinh thể của Công ty TNHH Trina Solar Wafer (Trung Quốc) tại Khu công nghiệp Yên Bình có số vốn đầu tư lớn nhất với 275 triệu USD (tương đương trên 6.200 tỷ đồng). Theo kế hoạch, Dự án này sẽ được khởi công ngay trong tháng 7 tới.
Ngoài ra, một số dự án được cấp phép đầu tư mới có số vốn đăng ký đầu tư lớn, như Dự án Dowooinsys tại Khu công nghiệp Sông Công II, với số vốn 30 triệu USD; Dự án Nhà máy Sunny Infared Việt Nam tại Khu công nghiệp Yên Bình với 9,5 triệu USD; Dự án Trung tâm dịch vụ Khu công nghiệp Điềm Thụy là 520 tỷ đồng…
Như vậy, tính đến thời điểm này, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 271 dự án đầu tư, trong đó có 134 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký đầu tư trên 10,4 tỷ USD và 137 dự án DDI với tổng số vốn trên 17.587 tỷ đồng.
Để phát huy hiệu quả những dự án đầu tư, thời gian tới, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh sẽ tiếp tục chủ động nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư để tập trung tháo gỡ, giải quyết và hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình triển khai dự án; đồng thời, tiến hành rà soát, kiên quyết thu hồi, chấm dứt hoặc đề nghị thu hồi đối với các dự án chậm triển khai hoặc không có khả năng triển khai thực hiện.