Thái Nguyên: Mở rộng diện tích chè hữu cơ tại các huyện miền núi

Một số hộ trồng chè tại các huyện miền núi tỉnh Thái Nguyên đã chuyển đổi sản xuất, tiến tới xây dựng thương hiệu chè hữu cơ an toàn, chất lượng cao.
Thái Nguyên: Bảo tồn và phát triển nghề dệt mành cọ ở huyện miền núi Xây dựng chè Thái Nguyên thành thương hiệu quốc gia

Hỗ trợ các hợp tác xã trồng chè hữu cơ

Để hỗ trợ người dân, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ các đơn vị trồng chè hữu cơ. Đơn cử như vừa qua, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với các ngành chức năng tiến hành khảo sát, dự kiến trích nguồn vốn từ "Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi" hỗ trợ vật tư để sản xuất theo hướng hữu cơ đối với 10 ha chè của Hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp Phú Hội tại xã Sơn Phú, huyện Định Hóa.

Đồi chè Định Hóa (Ảnh: Bá Hoàng)
Đồi chè Định Hóa (Ảnh: Bá Hoàng)

Mới đây, Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên đã hỗ trợ vật tư cho các HTX sản xuất chè hữu cơ. Theo đó, Trung tâm đã cấp 250 tấn phân hữu cơ vi sinh, 650 lít phân bón lá hữu cơ sinh học và thuốc bảo vệ thực vật sinh học cho 7 HTX sản xuất chè hữu cơ. Các HTX được hỗ trợ gồm: HTX chè Văn Hán, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ; HTX trà và du lịch cộng đồng Tiến Yên, HTX chè Hảo Đạt, HTX chè trung du Tân Cương ở xã Tân Cương, TP. Thái Nguyên; HTX chè Nhật Thức (xã Phục Linh), HTX chè La Bằng (xã La Bằng) và HTX chè Hải Yến (xã Phú Thịnh) của huyện Đại Từ. Đây đều là các HTX đã và đang tiến hành sản xuất chè theo hướng hữu cơ với tổng diện tích 40 ha.

Cùng với hỗ trợ vật tư, Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên còn tư vấn, hỗ trợ các HTX, bà con nông dân kiến thức, kỹ thuật chăm sóc, sản xuất chè hữu cơ theo tiêu chuẩn quốc gia; quy trình giám sát nội bộ; kiểm soát chất lượng; vẽ sơ đồ, quản lý vùng chè, đánh mã số lô, thửa…

Phát huy ưu điểm của mô hình sản xuất chè hữu cơ

Hiện nay, HTX dịch vụ nông nghiệp Phú Hội có trên 2 ha chè được trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ. Các sản phẩm chè hữu cơ được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn dù giá cao gấp 2 lần so với chè VietGAP thông thường.

Sau hơn 1 năm triển khai cho thấy, mô hình sản xuất chè hữu cơ cho chất lượng cao hơn; giảm chi phí vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; bảo vệ sức khỏe người trồng. Mục tiêu của HTX là toàn bộ diện tích chè sẽ được trồng theo hướng hữu cơ trong khoảng 3-5 năm tới. Đồng thời, liên kết với các hộ tại địa phương vừa để nâng cao thu nhập vừa xây dựng thương hiệu riêng cho cây chè Sơn Phú. Dự kiến với nguồn vốn do Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên hỗ trợ, HTX sẽ tiếp tục mở rộng diện tích trồng chè hữu cơ, xây dựng mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm với các hộ đồng bào dân tộc…

Các vườn chè hữu cơ kết hợp phát triển du lịch cộng đồng (Ảnh: Phương Thu)
Các vườn chè hữu cơ kết hợp phát triển du lịch cộng đồng (Ảnh: Phương Thu)

HTX nông nghiệp Bình Minh, xã Phú Đình đang là một trong những HTX có doanh thu ổn định từ cây chè của huyện Định Hóa với trên 1 tỷ đồng/năm. Toàn bộ diện tích 5 ha chè của HTX đều được chứng nhận VietGAP. Dù đang phát triển ổn định và gây dựng được thương hiệu tốt song ngay từ năm 2021, HTX nông nghiệp Bình Minh đã quyết tâm thực hiện thí điểm mô hình trồng chè theo hướng hữu cơ. Theo đó, trên diện tích khoảng 2.000 m², HTX đã giảm hẳn các yếu tố hóa học trong chăm sóc cây chè. Thay vào đó là sử dụng các loại phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hữu cơ; đạm cá…

Lãnh đạo HTX cho biết, qua 2 năm thí điểm cho thấy, ưu điểm của trồng chè hữu cơ là giảm chi phí chăm sóc; sinh vật và vi sinh vật phát triển mạnh mẽ nên cây trồng cũng được hưởng lợi từ môi trường đất giàu dinh dưỡng; bảo vệ sức khoẻ người trồng chè, hạn chế tiếp xúc với hoá chất; đưa sản phẩm an toàn đến người tiêu dùng và nâng cao giá trị sản phẩm chè.

Huyện Đại Từ hiện có trên 6.600 ha chè, với nhiều vùng chè nổi tiếng như: La Bằng, Hoàng Nông, Phú Xuyên… Sau hơn 3 năm triển khai mô hình, 15 ha chè của 2 xã Phú Xuyên và La Bằng đã đạt tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam TCVN 1104-2:2017, TCVN 1104-6:2018. Đây cũng là diện tích chè đầu tiên của huyện Đại Từ được chứng nhận hữu cơ.

Đại diện HTX chè La Bằng cho biết, thời gian qua, HTX nhận được nhiều phản hồi tích cực về chất lượng chè hữu cơ. Hầu hết các khách hàng đều đánh giá, chất lượng chè thay đổi rõ rệt, búp chè tươi có màu xanh sáng, lá chè dày, đọt chè ngắn; chè có vị đậm, chát dịu, ngọt hậu. Đặc biệt, lợi nhuận thu được từ sản xuất hữu cơ cao hơn so với sản xuất thông thường gần 30% do phần lớn chè hữu cơ được chế biến thành các sản phẩm cao cấp.

Người trồng chè cũng thêm yên tâm về đầu ra bởi sản phẩm của các hộ dân tham gia mô hình chè hữu cơ đều được Công ty TNHH trà Tuất Thoi, HTX chè La Bằng và một số công ty, HTX trong và ngoài tỉnh bao tiêu. Từ đó, hình thành chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Sản phẩm chè hữu cơ được đầu tư, thiết kế mẫu mã, bao bì (Ảnh: T.H)
Sản phẩm chè hữu cơ được thiết kế mẫu mã, bao bì hấp dẫn người tiêu dùng (Ảnh: T.H)

Ngoài lợi ích về kinh tế nông nghiệp, hiện nay, nhiều vùng chè an toàn ở Đại Từ đã trở thành những địa điểm thu hút khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm; đồng thời, giúp các cơ sở sản xuất, HTX quảng bá và bán sản phẩm cho du khách. Điều này góp phần gia tăng lợi nhuận cho các đơn vị sản xuất. HTX chè La Bằng, HTX chè Hoàng Nông, HTX chè Nhật Thức… là những đơn vị thực hiện khá tốt hoạt động này trong các năm gần đây. Du khách đến với địa phương không chỉ được hòa mình vào cảnh quan tuyệt đẹp của núi rừng, sông suối mà còn có thể chụp ảnh trên những đồi chè thơm ngát, trong lành; được trải nghiệm các công đoạn từ hái chè, chế biến thành phẩm đến tìm hiểu về văn hóa trà, làm bánh cùng bà con nông dân.

Nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất chè theo hướng bền vững, thời gian tới, huyện Đại Từ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền và thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân trong sản xuất, chế biến chè an toàn, hữu cơ. Tăng cường các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, tìm hướng bao tiêu ổn định cho sản phẩm chè an toàn. Huyện Đại Từ phấn đấu đến năm 2030, diện tích chè theo tiêu chuẩn VietGAP và hữu cơ chiếm 65% tổng diện tích chè toàn huyện.

Toàn huyện Định Hóa có gần 2.700 ha chè, trong đó diện tích chè VietGAP trên 360 ha. Thời gian qua, huyện đã sử dụng nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình mục tiêu quốc gia để hỗ trợ các HTX thiết kế bao bì, tem mác và xây dựng thương hiệu chè hữu cơ; tổ chức lớp tập huấn về áp dụng khoa học kỹ thuật, lựa chọn vật tư phù hợp… Từ đó, tạo tiền đề xây dựng vùng sản xuất chè hữu cơ ngay tại địa phương, hướng đến phát triển nền nông nghiệp bền vững.

Trong bối cảnh sản xuất ngày càng phát triển, chuyển đổi trồng chè an toàn, hữu cơ đang là hướng đi mới, góp phần bảo vệ sức khỏe của người trồng và người tiêu dùng; đồng thời, giúp nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc tại các vùng trồng chè, hướng tới phát triển bền vững.
Hương Giang
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: đồng bào dân tộc

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hòa Bình: Mô hình khởi nghiệp, tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số

Hòa Bình: Mô hình khởi nghiệp, tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số

Hợp tác xã ở huyện Kim Bôi (Hòa Bình) đã xây dựng các mô hình khởi nghiệp, liên kết sản xuất, tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Hải Phòng: Đẩy mạnh kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc các huyện đảo

Hải Phòng: Đẩy mạnh kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc các huyện đảo

Thời gian qua, Sở Công Thương Hải Phòng đã triển khai nhiều giải pháp kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm cho bà con dân tộc thiểu số tại các huyện đảo.
Kết nối giao thương sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn

Kết nối giao thương sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn

Bắc Kạn cần phát huy tiềm năng, lợi thế để thúc đẩy xúc tiến tiêu thụ và kết nối giao thương các sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Nét đặc trưng trong trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc

Nét đặc trưng trong trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc

Đồng bào các dân tộc đã đem đến Làng Văn hóa trang phục truyền thống với kiểu dáng, chất liệu riêng, tạo nét đặc trưng cho văn hóa truyền thống của người Việt.
Bảo Thắng: Chuyển đổi số chắp cánh  đưa nông sản vươn xa

Bảo Thắng: Chuyển đổi số chắp cánh đưa nông sản vươn xa

Là địa phương có thế mạnh về nông nghiệp, những năm gần đây, nông dân Bảo Thắng (Lào Cai) đã bắt kịp xu thế chuyển đổi số trong các quy trình từ sản xuất...

Tin cùng chuyên mục

Trình diễn cây nêu của đồng bào trong Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc”

Trình diễn cây nêu của đồng bào trong Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc”

Đến với Làng Văn hóa trong Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” du khách vô cùng mãn nhãn với màn trình diễn cây nêu của đồng bào.
Nghề dệt thổ cẩm và nuôi vịt Cổ Lũng nâng cao thu nhập cho bà con huyện Bá Thước

Nghề dệt thổ cẩm và nuôi vịt Cổ Lũng nâng cao thu nhập cho bà con huyện Bá Thước

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống, nuôi vịt Cổ Lũng đã giúp bà con dân tộc Thái huyện Bá Thước (Thanh Hóa) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu
Tuyên Quang: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Tuyên Quang: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Với đa dạng sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Tuyên Quang, việc khơi thông đầu ra cho các sản phẩm này sẽ thúc đẩy kinh tế địa phương.
Bộ Công Thương thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số

Bộ Công Thương thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số

Bộ Công Thương đã, đang và sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cho miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số.
Lai Châu: Đa dạng chính sách giúp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Lai Châu: Đa dạng chính sách giúp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Là địa phương có nhiều nông sản thế mạnh, Lai Châu luôn chú trọng tìm đầu ra cho sản phẩm, đặc biệt sản phẩm của bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Chợ nông sản Đắk Lắk online: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số

Chợ nông sản Đắk Lắk online: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số

Chợ nông sản Đắk Lắk online tại địa chỉ chonongsandaklak.vn dự kiến đi vào hoạt động vào đầu tháng 12/2023, giúp khơi thông đầu ra cho sản phẩm của bà con.
Nghề nuôi ong ở Lai Châu: Chắt chiu mật ngọt cho đời

Nghề nuôi ong ở Lai Châu: Chắt chiu mật ngọt cho đời

Đưa sản phẩm mật ong địa phương phát triển theo chuỗi hàng hoá, đến nay, nghề nuôi ong đã mang lại thu nhập ổn định cho bà con dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu.
Người dân vùng cao Hòa Bình thoát nghèo nhờ nghề may xuất khẩu

Người dân vùng cao Hòa Bình thoát nghèo nhờ nghề may xuất khẩu

Nhiều người dân tộc thiểu số ở huyện Tân Lạc, huyện Lạc Sơn (tỉnh Hòa Bình) nhờ nghề may mặc xuất khẩu đã vươn lên thoát nghèo, có thu nhập ổn định.
Về miền cổ tích với cây chè Shan tuyết Sơn La

Về miền cổ tích với cây chè Shan tuyết Sơn La

Là đặc sản của vùng núi cao Sơn La, cây chè Shan tuyết không chỉ mang lại sinh kế cho bà con dân tộc thiểu số mà còn khẳng định thương hiệu nông sản địa phương.
Vị Xuyên (Hà Giang): Nâng cao năng suất, chất lượng chè Shan theo hướng hàng hóa

Vị Xuyên (Hà Giang): Nâng cao năng suất, chất lượng chè Shan theo hướng hàng hóa

Huyện Vị Xuyên chủ trương đẩy mạnh đầu tư thâm canh, cải tạo và trồng mới nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm chè Shan tuyết.
Nhiều chính sách hỗ trợ tiếp cận thông tin đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhiều chính sách hỗ trợ tiếp cận thông tin đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Trong giai đoạn 2021-2025, nhiều chính sách hỗ trợ tiếp cận thông tin đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tiếp tục được thực hiện.
Hà Giang: Phát triển các loài cây dược liệu theo hướng hàng hóa

Hà Giang: Phát triển các loài cây dược liệu theo hướng hàng hóa

Nhằm khai thác lợi thế của địa phương, trong những năm qua, tỉnh Hà Giang đã đẩy mạnh phát triển các loài cây dược liệu theo hướng hàng hóa.
Hà Giang: Phát triển cây hoa tam giác mạch theo hướng hàng hóa

Hà Giang: Phát triển cây hoa tam giác mạch theo hướng hàng hóa

Hoa tam giác mạch đã trở thành thương hiệu và là biểu tượng của ngành du lịch Hà Giang. Hiện tỉnh cũng đang phát triển cây hoa này theo hướng hàng hóa.
Hoà Bình: Hiệu quả từ việc quy hoạch chợ gắn với quy hoạch của địa phương

Hoà Bình: Hiệu quả từ việc quy hoạch chợ gắn với quy hoạch của địa phương

Lên với huyện vùng cao, vùng dân tộc thiểu số của Hoà Bình sẽ thật thú vị nếu được ghé vào các phiên chợ, chứng kiến không khí trao đổi, mua bán hàng hóa...
Nâng cao chuỗi giá trị rừng nguyên liệu

Nâng cao chuỗi giá trị rừng nguyên liệu

Nâng cao chuỗi giá trị rừng nguyên liệu là giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gỗ bền vững, nâng cao thu nhập của bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Điện Biên: Nỗ lực xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số vươn xa

Điện Biên: Nỗ lực xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số vươn xa

Với nhiều chương trình xúc tiến thương mại thiết thực, “cánh cửa” đầu ra cho sản phẩm của bà con đồng bào dân tộc thiểu số Điện Biên từng bước rộng mở...
Ấn tượng hành trình giảm nghèo bền vững ở vùng cao Sơn La

Ấn tượng hành trình giảm nghèo bền vững ở vùng cao Sơn La

Những năm qua, tỉnh Sơn La đã triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, thu được nhiều kết quả ấn tượng.
Xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị cho chè Shan tuyết Hà Giang

Xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị cho chè Shan tuyết Hà Giang

Là cây trồng chủ lực của bà con đồng bào dân tộc thiểu số, Hà Giang đang triển khai nhiều giải pháp xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị chè Shan tuyết.
Hòa Bình: “Triệu phú Đồng Chum” ở huyện vùng cao Đà Bắc

Hòa Bình: “Triệu phú Đồng Chum” ở huyện vùng cao Đà Bắc

Ông Lường Văn Sương (người dân tộc Tày, tỉnh Hòa Bình) nhờ mô hình nuôi bò bán chăn thả, vỗ béo đã vươn lên thoát nghèo, thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Bắc Kạn: Tìm giải pháp mở rộng mở đầu ra cho sản phẩm gạo nếp Khẩu Nua Lếch

Bắc Kạn: Tìm giải pháp mở rộng mở đầu ra cho sản phẩm gạo nếp Khẩu Nua Lếch

Gạo nếp Khẩu Nua Lếch là giống lúa nếp bản địa của đồng bào dân tộc Tày, được trồng một vụ duy nhất trong năm tại cánh đồng xã Thượng Quan, Ngân Sơn, Bắc Kạn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động