Thái Nguyên: Giảm 10.000 hộ nghèo nhờ các chính sách hỗ trợ người nghèo phát triển kinh tế

Nhờ tích cực triển khai chính sách hỗ trợ người nghèo phát triển kinh tế, tỷ lệ hộ nghèo tại tỉnh Thái Nguyên giảm nhanh trong thời gian qua.
Lan toả "ATM gạo" hỗ trợ người nghèo Gần 8 tỷ đồng mang Xuân về với mái ấm tình thương, người nghèo

Số hộ nghèo và cận nghèo giảm nhanh từ 36.789 xuống còn 26.869 hộ

Theo UBND tỉnh Thái Nguyên, thời gian qua tỉnh đã triển khai, thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhờ vậy, đời sống vật chất, tinh thần của người dân trong tỉnh được nâng cao, số hộ nghèo và cận nghèo giảm nhanh. Từ 36.798 hộ nghèo vào cuối năm 2021 đã giảm xuống còn 26.869 hộ vào cuối năm 2022, vượt kế hoạch tỉnh đề ra hơn 1%...

Thái Nguyên: Giảm 10.000 hộ nghèo nhờ các chính sách hỗ trợ người nghèo phát triển kinh tế
Số hộ nghèo và cận nghèo tại tỉnh Thái Nguyên giảm nhanh, từ 36.798 hộ vào cuối năm 2021 xuống còn 26.869 hộ vào cuối năm 2022

Để đạt được kết quả trên, tỉnh Thái Nguyên đã đưa ra nhiều giải pháp để hỗ trợ người nghèo phát triển kinh tế, xóa nghèo đa chiều. Cụ thể, cùng với việc đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở, tỉnh Thái Nguyên chú trọng tới việc hỗ trợ vốn, khoa học kỹ thuật giúp người dân, đặc biệt là người nghèo nâng cao năng lực từ đó xây dựng, phát triển các mô hình kinh tế giúp xóa đói giảm nghèo hiệu quả.

Đặc biệt, tại Kế hoạch số 137/KH-UBND tỉnh Thái Nguyên truyền thông về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên được ban hành vào tháng 9/2022, tỉnh Thái Nguyên xác định, công tác giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn tỉnh, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và mang tính nhân văn sâu sắc. Trên cơ sở đó, truyền thông về công tác giảm nghèo phải kịp thời, chính xác, đúng quy định của pháp luật và được triển khai sâu rộng từ tỉnh đến cấp cơ sở với nội dung đa dạng, hình thức phong phú, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi địa phương, cơ sở.

Để giảm nghèo bền vững, hiệu quả, tỉnh Thái Nguyên cũng lồng ghép các hoạt động về Chương trình giảm nghèo của địa phương với Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021-2030.

2915-21f2524f9946cad2816d681cea4a816c-1
Thái Nguyên đặt mục giảm 4.711 hộ nghèo vào năm 2023

Mục tiêu giảm 4.711 hộ nghèo vào năm 2023

Thực hiện Quyết định số 90/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; Nghị định số 27/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Đồng thời, tiếp tục thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm nghèo bền vững; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng và phụ nữ thuộc hộ nghèo, UBND tỉnh Thái Nguyên vừa ban hành Kế hoạch số 75/KH-UBND về việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023 trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, trong năm 2023, tỉnh Thái Nguyên đặt mục tiêu giảm 4.711 hộ nghèo, hộ cận nghèo; trong đó hộ nghèo là 3.365 hộ và hộ cận nghèo là 1.346 hộ theo chuẩn nghèo đa chiều của quốc gia.

Nhằm hỗ trợ công tác giảm nghèo, tỉnh Thái Nguyên sẽ hỗ trợ xây dựng, nhân rộng ít nhất 20 mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm tạo sinh kế, việc làm, thu nhập bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo. Phấn đấu hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo có ít nhất một thành viên trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động có việc làm bền vững.

Tỉnh Thái Nguyên cũng đặt mục tiêu 100% cán bộ làm công tác giảm nghèo được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng cơ bản về quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách, dự án giảm nghèo; lập kế hoạch có sự tham gia, xây dựng kế hoạch phát triển cộng đồng và nghiệp vụ giảm nghèo…

Để đạt được các mục tiêu đề ra, tỉnh Thái Nguyên sẽ tập trung nguồn lực xây dựng, phát triển, nhân rộng các mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thương mại, du lịch, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm tạo việc làm, sinh kế bền vững, thu nhập tốt cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; tập huấn, chuyển giao khoa học, kỹ thuật, công nghệ; dạy nghề, hướng nghiệp, tạo việc làm; hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, nguyên liệu sản xuất, vật tư, công cụ, máy móc, thiết bị, nhà xưởng sản xuất và điều kiện cơ sở vật chất.

Tiếp tục xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường, liên kết phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề với bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, cộng đồng với hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân liên quan và các nội dung khác theo quy định của pháp luật; mô hình giảm nghèo gắn với quốc phòng, an ninh. Tổ chức các hoạt động đa dạng hóa sinh kế khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng; phù hợp với mục tiêu của Kế hoạch và quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, thực hiện hiệu quả Dự án hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản; đẩy mạnh phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao nhằm đổi mới phương thức, kỹ thuật sản xuất, bảo đảm an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, tăng thu nhập; gắn với quy hoạch sản xuất, các chương trình, đề án phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn của địa phương theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, phát triển các sản phẩm có tiềm năng, thế mạnh, sản phẩm chủ lực tại địa phương, tạo giá trị gia tăng cho người sản xuất, thoát nghèo bền vững.

Phát triển giáo dục nghề nghiệp cả về quy mô và chất lượng đào tạo, hỗ trợ đào tạo nghề cho người nghèo, người cận nghèo, người dân sinh sống trên địa bàn tỉnh, gắn kết chặt chẽ giáo dục nghề nghiệp với tạo việc làm, sinh kế bền vững, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống...

Chu Đan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: giảm nghèo bền vững

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tháng 2/2024: Sản lượng hàng hóa thông qua Cảng Hải Phòng tăng 2,6% so với cùng kỳ

Tháng 2/2024: Sản lượng hàng hóa thông qua Cảng Hải Phòng tăng 2,6% so với cùng kỳ

Tháng 2/2024, sản lượng hàng hóa thông qua khu vực cảng Hải Phòng đạt 6,826 triệu tấn (giảm 26,7% so với tháng 1/2024 và tăng 2,6% so với cùng kỳ 2023).
Khánh Hoà sắp có khu công nghiệp hơn 1.800 tỷ đồng

Khánh Hoà sắp có khu công nghiệp hơn 1.800 tỷ đồng

Dự án Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng (Khánh Hòa) do Viglacera Yên Mỹ là nhà đầu tư vừa được chấp thuận với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng, quy mô 288 ha.
Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Tiền Giang

Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Tiền Giang

Chiều 18/3, UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức họp báo thông tin về hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Tiền Giang.
Bắc Kạn phấn đấu có thêm 24 xã nông thôn mới, 6 xã nông thôn mới nâng cao trong năm 2024

Bắc Kạn phấn đấu có thêm 24 xã nông thôn mới, 6 xã nông thôn mới nâng cao trong năm 2024

Năm 2024, tỉnh Bắc Kạn phấn đấu có thêm 24 xã nông thôn mới. Đối với xã nông thôn mới nâng cao, Bắc Kạn đặt mục tiêu xây dựng thêm 6 xã.
Nha Trang lấy ý kiến chuyên gia để phát triển văn minh,  trở thành nơi đáng sống

Nha Trang lấy ý kiến chuyên gia để phát triển văn minh, trở thành nơi đáng sống

Hội thảo được UBND TP. Nha Trang tổ chức, lấy ý kiến chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu nhằm xây dựng thành phố ngày càng giàu, đẹp, văn minh, là nơi đáng sống.

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Xuất nhập khẩu có nhiều chuyển biến tích cực

Lạng Sơn: Xuất nhập khẩu có nhiều chuyển biến tích cực

Trong 2 tháng đầu năm 2024, tình hình hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có nhiều chuyển biến tích cực.
Hợp tác đào tạo nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn nhằm thu hút đầu tư công nghệ cao

Hợp tác đào tạo nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn nhằm thu hút đầu tư công nghệ cao

Đào tạo nguồn nhân lực vi mạch bán dẫn sẽ tạo thêm sức hấp dẫn trong thu hút đầu tư công nghệ cao vào TP. Cần Thơ và Đồng bằng sông Cửu Long thời gian tới.
Quảng Ninh sẽ đón thêm 7 dự án FDI trong tháng 3/2024

Quảng Ninh sẽ đón thêm 7 dự án FDI trong tháng 3/2024

Dự kiến trong tháng 3/2024, tỉnh Quảng Ninh sẽ đón thêm 7 dự án FDI đến từ các nước như Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan…
Bài 1: Vượt khó thoát nghèo, an cư trên vùng đất kinh tế mới

Bài 1: Vượt khó thoát nghèo, an cư trên vùng đất kinh tế mới

Hơn 30 năm vượt khó thoát nghèo, gây dựng, lập làng lập nghiệp trên vùng kinh tế mới, người Sán Chay ở Tam Lập đã có cuộc sống khá giả, an cư.
Quảng Nam cho phép nghiên cứu, đề xuất 2 dự án khu công nghiệp lớn

Quảng Nam cho phép nghiên cứu, đề xuất 2 dự án khu công nghiệp lớn

UBND tỉnh Quảng Nam đã thống nhất cho phép nghiên cứu, đề xuất 2 dự án khu công nghiệp với tổng diện tích 725ha trên địa bàn tỉnh.
Quảng Ninh đón thêm 57 triệu USD từ nhà đầu tư Nhật Bản vào Khu Công nghiệp Sông Khoai

Quảng Ninh đón thêm 57 triệu USD từ nhà đầu tư Nhật Bản vào Khu Công nghiệp Sông Khoai

Khu công nghiệp Sông Khoai của tỉnh Quảng Ninh sẽ có thêm nhà máy sản xuất vòng bi, thiết bị chuyển động tuyến tính với tổng mức đầu tư 57 triệu USD.
Đắk Lắk: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án và giải ngân vốn đầu tư công

Đắk Lắk: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án và giải ngân vốn đầu tư công

Ngày 14/3, UBND tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức họp báo để thông tin về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh tháng 2/2024.
Đồng Nai có thẩm quyền thực hiện dự án Sân bay Biên Hòa

Đồng Nai có thẩm quyền thực hiện dự án Sân bay Biên Hòa

Phó Thủ tướng đồng ý giao UBND tỉnh Đồng Nai là cơ quan có thẩm quyền triển khai đầu tư Dự án Cảng hàng không Biên Hòa theo phương thức đối tác công tư.
Thừa Thiên Huế: Tổ chức Tuần lễ hỗ trợ người nộp thuế

Thừa Thiên Huế: Tổ chức Tuần lễ hỗ trợ người nộp thuế

Cục Thuế Thừa Thiên Huế tổ chức “Tuần lễ hỗ trợ người nộp thuế” với nhiều hoạt động hỗ trợ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân năm 2023
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Quyết chiến Him Lam, thắng trận mở màn

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Quyết chiến Him Lam, thắng trận mở màn

Đúng 17 giờ ngày 13/3/1954, quân ta nổ súng tấn công cứ điểm Him Lam, mở màn cho chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử.
Thái Nguyên đứng đầu vùng trung du và miền núi phía Bắc về Chỉ số đổi mới sáng tạo

Thái Nguyên đứng đầu vùng trung du và miền núi phía Bắc về Chỉ số đổi mới sáng tạo

Thái Nguyên là địa phương đứng đầu các tỉnh vùng trung du và miền núi phía Bắc và đứng thứ 10 cả nước về Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2023.
Thái Nguyên: Triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thành lập mới

Thái Nguyên: Triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thành lập mới

Trong 2 tháng đầu năm 2024, tỉnh Thái Nguyên cấp mới đăng ký kinh doanh cho 142 doanh nghiệp với số vốn đăng ký 1.899 tỷ đồng.
Bình Phước đón làn sóng đầu tư mới về công nghiệp, thương mại, nông nghiệp công nghệ cao

Bình Phước đón làn sóng đầu tư mới về công nghiệp, thương mại, nông nghiệp công nghệ cao

Chủ tịch EuroCham cho rằng, với nguồn tài nguyên đất đai dồi dào, Bình Phước mang đến những cơ hội đầu tư hấp dẫn vào các dự án phát triển nông nghiệp.
Đồng Nai: Đề xuất đưa 21 khu đất vào kế hoạch đấu giá

Đồng Nai: Đề xuất đưa 21 khu đất vào kế hoạch đấu giá

Mới đây, UBND tỉnh Đồng Nai đã làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố về kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất năm 2024.
Giải pháp nào giúp Hoà Bình cải thiện tăng trưởng công nghiệp?

Giải pháp nào giúp Hoà Bình cải thiện tăng trưởng công nghiệp?

Tháng 2/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của Hoà Bình giảm 2 con số, địa phương tập trung vào nhiệm vụ nhằm cải thiện và đột phá tăng trưởng.
Quảng Nam: Khai thác tín chỉ carbon từ các hệ sinh thái trong Khu sinh quyển Cù Lao Chàm

Quảng Nam: Khai thác tín chỉ carbon từ các hệ sinh thái trong Khu sinh quyển Cù Lao Chàm

Tỉnh Quảng Nam đang xúc tiến định lượng và phát triển tín chỉ carbon từ các hệ sinh thái trong Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã

Năm 2024, tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu phấn đấu có khoảng 194 hợp tác xã với hơn 12.000 thành viên, thu nhập của lao động là 72 triệu đồng/người/năm.
Bắc Giang: Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 28,71%

Bắc Giang: Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 28,71%

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 2/2024 của Bắc Giang tuy giảm 27,26% so với tháng trước, nhưng tính chung 2 tháng đầu năm tăng 28,71%.
Hòa Bình: Đổi thay nhờ có điện ở xã vùng cao Ngổ Luông

Hòa Bình: Đổi thay nhờ có điện ở xã vùng cao Ngổ Luông

Ngổ Luông là xã đặc biệt khó khăn của huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình đến nay đã “thay da, đổi thịt” nhờ có điện dùng cho sinh hoạt, thắp sáng từng xóm bản.
TP. Hồ Chí Minh: Sản xuất công nghiệp tăng trưởng trong 2 tháng đầu năm

TP. Hồ Chí Minh: Sản xuất công nghiệp tăng trưởng trong 2 tháng đầu năm

Trong 2 tháng đầu năm 2024, hoạt động sản xuất công nghiệp của TP. Hồ Chí Minh ghi nhận mức tăng trưởng dương 4,3% sau hai năm liên tục giảm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động