Thái Nguyên bứt phá hút vốn FDI từ nỗ lực 'nâng chất'

Tỉnh Thái Nguyên đang khẳng định vị thế là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên tạo đột phá, thu hút các 'đại bàng' công nghệ Kiến nghị Thái Nguyên phối hợp chặt chẽ với Báo Công Thương làm tốt hơn nữa công tác truyền thông

"Nam châm" hút vốn FDI

Năm 2024, tỉnh Thái Nguyên tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Theo thống kê, trong năm các khu công nghiệp của tỉnh đã thu hút thêm 25 dự án đầu tư mới. Trong đó, có 18 dự án vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và 7 dự án vốn đầu tư trong nước, với tổng số vốn đăng ký đầu tư 556,713 triệu USD và trên 5.307 tỷ đồng.

Lũy kế đến nay, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có tổng số 318 dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư còn hiệu lực. Trong đó, 178 dự án FDI, với số vốn đăng ký đầu tư trên 10,6 tỷ USD và 140 dự án vốn đầu tư trong nước với số vốn đăng ký đầu tư trên 22,5 nghìn tỷ đồng.

tỉnh Thái Nguyên
Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên là doanh nghiệp có vốn FDI lớn nhất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên - Ảnh minh hoạ

Trong số 5 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động của tỉnh, khu công nghiệp Điềm Thụy thu hút nhiều dự án nhất với 108 dự án. Tiếp đến là khu công nghiệp Sông Công 1 với 101 dự án, khu công nghiệp Yên Bình với 56 dự án, khu công nghiệp Sông Công 2 với 38 dự án và khu công nghiệp Nam Phổ Yên 15 dự án.

Đã có nhiều tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới đến từ các nền kinh tế lớn như: Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản… đang hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, rất yên tâm và đang đẩy mạnh, mở rộng nghiên cứu đầu tư vào Thái Nguyên.

Điển hình là các doanh nghiệp lớn như: Samsung, Sunny, Trinar Solar, Núi Pháo Massan… Chính sự có mặt của các công ty tập đoàn danh tiếng này đã tác động không nhỏ đến uy tín, tiềm năng, cơ hội đầu tư tại Thái Nguyên của các nhà đầu tư, qua đó đưa Thái Nguyên trở thành mắt xích quan trọng không thể thiếu trong chuỗi giá trị và sản xuất toàn cầu.

Năm 2024, các doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp của tỉnh đạt doanh thu sản xuất, kinh doanh 34 tỷ USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ; giá trị xuất khẩu đạt 31 tỷ USD, tăng 3,9%; tạo việc làm mới cho 12.000 lao động, tăng 14,06%; nộp ngân sách Nhà nước trên 9.500 tỷ đồng.

Mở rộng hợp tác quốc tế, đồng hành cùng nhà đầu tư

Để thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn, từ cuối năm 2023, nhiều đoàn công tác do lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên dẫn đầu đã tham dự các chương trình xúc tiến đầu tư tại 6 quốc gia, vùng lãnh thổ, gồm: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Cuba, Đài Loan (Trung Quốc).

Bên cạnh đó, tiếp tục tham dự diễn đàn kinh tế, xúc tiến đầu tư tại châu Âu, Trung Quốc, Hàn Quốc…

Tổng Thư ký Đảng Nhân dân Mông Cổ cầm quyền Yangug Sodbaatar và Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Trịnh Việt Hùng trao đổi, thảo luận nội dung tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, tháng 10/2024
Tổng Thư ký Đảng Nhân dân Mông Cổ cầm quyền Yangug Sodbaatar và Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Trịnh Việt Hùng trao đổi, thảo luận nội dung tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, tháng 10/2024 - Ảnh: Cổng TTĐT Thái Nguyên

Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2024 của tỉnh Thái Nguyên đặt mục tiêu thu hút nhà đầu tư có năng lực, tiềm lực tài chính vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; tập trung đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp chế tạo, điện tử, bán dẫn...

Trong các chương trình làm việc với nhà đầu tư, lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên nhấn mạnh việc sẵn sàng đối thoại bất cứ khi nào các nhà đầu tư, doanh nghiệp cần để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển.

Bên cạnh đó, phát huy lợi thế là trung tâm giáo dục lớn thứ 3 của cả nước sau Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành kế hoạch đào tạo nhân lực phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) đến năm 2030.

Mục tiêu của Thái Nguyên đến năm 2030 sẽ đào tạo 2.000 người học trình độ đại học và sau đại học ngành nghề phục vụ công nghiệp bán dẫn, AI trong nước và nước ngoài; 500 người học trình độ cao đẳng và 2.000 người trình độ trung cấp lĩnh vực này.

Đại học Seoul Cyber đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Đại học Thái Nguyên về triển khai đại học số.
Đại học Seoul Cyber đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Đại học Thái Nguyên về triển khai đại học số - Ảnh: Cổng TTĐT Thái Nguyên

Mới đây, Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Hàn Quốc (từ ngày 25 - 29/11/2024) của Đoàn đại biểu tỉnh Thái Nguyên do Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Huy Dũng làm trưởng đoàn, đã thu được nhiều kết quả trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, trong lĩnh giáo dục đại học, Đại học Seoul Cyber đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Đại học Thái Nguyên về triển khai đại học số.

Trong giai đoạn 2025 - 2030, Đại học Seoul Cyber sẽ hỗ trợ Đại học Thái Nguyên một số nội dung: hỗ trợ đào tạo giảng viên, nghiên cứu viên về các lĩnh vực thiết kế, kiểm thử vi mạch bán dẫn. Mục tiêu đến năm 2030 hỗ trợ đào tạo được tối thiểu 3 tiến sĩ, 5 - 10 thạc sĩ và kỹ thuật viên bán dẫn theo chương trình tiếng Anh; tư vấn xây dựng các phòng thí nghiệm, phòng thực hành về thiết kế, kiểm thử vi mạch bán dẫn.

Ngoài ra, Đại học Seoul Cyber sẽ hỗ trợ giảng viên, sinh viên Thái Nguyên thực tập tại các trường đại học, doanh nghiệp bán dẫn của Hàn Quốc. Hỗ trợ giáo sư, chuyên gia tham gia giảng dạy trực tiếp và trực tuyến một số học phần chuyên ngành trong lĩnh vực thiết kế, kiểm thử vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo; hỗ trợ giảng viên, sinh viên Thái Nguyên thực tập tại các trường đại học, doanh nghiệp bán dẫn của Hàn Quốc.

Song song với việc đào tạo nguồn nhân lực, để chủ động đón nhà đầu tư sản xuất công nghệ cao, tỉnh Thái Nguyên đã tập trung thực hiện tốt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, địa phương đã quy hoạch 11 khu công nghiệp và 1 khu công nghệ thông tin tập trung với tổng diện tích 4.245ha.

Ông Lê Kim Phúc - Trưởng Ban Quản lý các Khu công nghiệp Thái Nguyên cho biết, với dư địa trên 6.000ha đất phục vụ phát triển công nghiệp, Thái Nguyên có lợi thế so sánh để nhà đầu tư thuận lợi tiếp cận đất đai triển khai các dự án.

Thái Nguyên đang đẩy nhanh chuyển đổi số một cách sâu rộng, toàn diện, bứt phá, nhất là xây dựng hạ tầng số hiện đại, nền kinh tế số rộng khắp, nhân lực số chất lượng cao, bảo đảm an ninh, an toàn mạng; tạo lợi thế cạnh tranh mới cho tỉnh Thái Nguyên so với các địa phương khác.

Địa phương này đặt mục tiêu trở thành trung tâm chuyển đổi số của khu vực Trung du miền núi phía Bắc, đến năm 2025 thuộc nhóm 15 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số. Đây sẽ là cơ hội, con đường ngắn nhất, kinh tế nhất để hiện thực hóa được nhiều mục tiêu trong phát triển kinh tế - xã hội, là cơ hội để Thái Nguyên tiếp tục bứt phá mạnh mẽ trong quá trình phát triển, thu hút đầu tư, nhất là đầu tư FDI.

Thảo Nguyên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Thái Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Phú Thọ: 3 người bị bỏng nghi do nổ pháo tự chế

Phú Thọ: 3 người bị bỏng nghi do nổ pháo tự chế

Vụ nổ xảy ra tại thị xã Phú Thọ (tỉnh Phú Thọ) đã khiến 3 người bị bỏng nặng phải vào viện cấp cứu. Nguyên nhân vụ việc đang được điều tra, làm rõ.
Hà Nội xử lý tài sản là đất công, trụ sở làm việc thế nào?

Hà Nội xử lý tài sản là đất công, trụ sở làm việc thế nào?

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch xử lý đất công, nhà không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả hoặc không đúng mục đích trên địa bàn.
Hà Giang thông qua đề án sắp xếp đơn vị hành chính

Hà Giang thông qua đề án sắp xếp đơn vị hành chính

Tỉnh Hà Giang vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 32 nhằm đánh giá thực hiện nhiệm vụ quý I; xem xét đề án sắp xếp đơn vị hành chính các cấp.
Đà Nẵng: Triển lãm “Vọng” - Dấu ấn 50 năm một chặng đường

Đà Nẵng: Triển lãm “Vọng” - Dấu ấn 50 năm một chặng đường

Không gian tương tác “Vọng cảnh AR” tại Bảo tàng Đà Nẵng mở ra hướng tiếp cận mới trong hoạt động trưng bày, quảng bá di sản văn hóa địa phương.
Kỳ vọng khi sáp nhập tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn

Kỳ vọng khi sáp nhập tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn

Việc sáp nhập tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên được kỳ vọng sẽ kiến tạo một không gian phát triển mới, mang tính đột phá cho cả hai địa phương.

Tin cùng chuyên mục

TP.Hồ Chí Minh: Ngầm hóa lưới điện, hiện thực hóa đô thị thông minh

TP.Hồ Chí Minh: Ngầm hóa lưới điện, hiện thực hóa đô thị thông minh

Ngầm hóa lưới điện giúp TP. Hồ Chí Minh đảm bảo an toàn cung cấp điện, nâng cao mỹ quan đô thị, phát triển hạ tầng bền vững và tạo môi trường sống hiện đại.
Sáp nhập Yên Bái và Lào Cai: Cộng hưởng lợi thế, tạo đà phát triển

Sáp nhập Yên Bái và Lào Cai: Cộng hưởng lợi thế, tạo đà phát triển

Sáp nhập Lào Cai và Yên Bái sẽ tạo động lực phát triển. Hai địa phương có lịch sử gắn bó lâu đời, điều kiện tự nhiên thuận lợi, giàu tài nguyên khoáng sản...
Yên Bái - Lào Cai: Hợp lực để bứt phá trong kỷ nguyên số

Yên Bái - Lào Cai: Hợp lực để bứt phá trong kỷ nguyên số

Yên Bái đồng loạt lấy ý kiến nhân dân về đề án sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái, bước quan trọng mở không gian phát triển mới.
Chi tiết dự kiến tên 97 xã, phường của Đồng Nai và Bình Phước sau sắp xếp

Chi tiết dự kiến tên 97 xã, phường của Đồng Nai và Bình Phước sau sắp xếp

Trung ương dự kiến hợp nhất tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước, lấy tên là Đồng Nai, dự kiến sau sắp xếp đơn vị này sẽ còn 97 xã, phường.
Hải Phòng: Tạm dừng ô tô sang Cát Bà giờ cao điểm

Hải Phòng: Tạm dừng ô tô sang Cát Bà giờ cao điểm

Ngày 23/4, TP. Hải Phòng có văn bản tạm dừng chuyên chở xe ô tô con, xe ô tô tải qua phà Đồng Bài, huyện Cát Hải, từ ngày 26/4 - 4/5; thời gian từ 9 - 13 giờ.
Thanh Hóa hoàn thành lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập xã

Thanh Hóa hoàn thành lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập xã

Tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành lấy ý kiến nhân dân về đề án sáp nhập xã, qua đó đã đạt được sự đồng thuận, thống nhất cao của cử tri và nhân dân.
Đà Nẵng giảm còn 15 phường xã, 1 đặc khu sau sắp xếp

Đà Nẵng giảm còn 15 phường xã, 1 đặc khu sau sắp xếp

Thành phố Đà Nẵng điều chỉnh số lượng đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp gồm 12 phường, 3 xã và 1 đặc khu, giảm 3 đơn vị so với phương án trước đó.
Nam Định còn bao nhiêu xã phường và tên gọi ra sao sau sắp xếp?

Nam Định còn bao nhiêu xã phường và tên gọi ra sao sau sắp xếp?

Nam Định đang đứng trước một dấu mốc lịch sử quan trọng khi tiến hành sắp xếp, sáp nhập hàng loạt đơn vị hành chính cấp xã, phường với tên gọi mới.
Hà Nội đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế ngành năm 2025

Hà Nội đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế ngành năm 2025

Thành phố Hà Nội đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP đạt và vượt 8% trong năm 2025 thông qua các giải pháp quyết liệt phát triển lĩnh vực kinh tế ngành.
Hà Nội: Xử lý nghiêm vi phạm đất đai trong giai đoạn sáp nhập

Hà Nội: Xử lý nghiêm vi phạm đất đai trong giai đoạn sáp nhập

UBND TP Hà Nội yêu cầu xử lý nghiêm tình trạng lợi dụng giai đoạn sáp nhập đơn vị hành chính để lấn chiếm đất đai, ao hồ, đồng ruộng và xây dựng trái phép.
Điện Biên: Cử tri đồng thuận cao với phương án sắp xếp, sáp nhập 65% cấp xã

Điện Biên: Cử tri đồng thuận cao với phương án sắp xếp, sáp nhập 65% cấp xã

Điện Biên sáp nhập giảm 84 xã, 83% cử tri đồng thuận. Bộ máy tinh gọn, hiệu quả hơn – tạo dư địa phát triển vùng biên và nâng cao chất lượng phục vụ người dân.
Lịch cúp điện Tiền Giang từ ngày 23-25/4/2025 mới nhất

Lịch cúp điện Tiền Giang từ ngày 23-25/4/2025 mới nhất

Cập nhật lịch cúp điện (cắt điện) trên địa bàn tỉnh Tiền Giang từ ngày 23/4 đến 25/4/2025, thông tin từ Công ty Điện lực Tiền Giang
Chi tiết điều chỉnh lại tên gọi phường, xã tại Đà Nẵng

Chi tiết điều chỉnh lại tên gọi phường, xã tại Đà Nẵng

Thành phố Đà Nẵng điều chỉnh tên xã, phường sau sắp xếp, ưu tiên tên gọi gắn với địa danh, văn hóa thay cho cách đánh số theo thứ tự.
Thanh Hóa gấp rút sáp nhập xã, xử lý công sở dôi dư

Thanh Hóa gấp rút sáp nhập xã, xử lý công sở dôi dư

Thanh Hóa đang gấp rút hoàn thiện đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã cũng như lên phương án sử dụng công sở, tài sản công sau khi sắp xếp đơn vị hành chính.
Hà Nội công khai kết quả Bộ Chỉ số phục vụ người dân

Hà Nội công khai kết quả Bộ Chỉ số phục vụ người dân

UBND Thành phố Hà Nội vừa công khai kết quả Bộ Chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp tháng 03/2025 và đưa ra các giải pháp cải thiện chất lượng phục vụ.
Hà Nội ban hành khung giá dịch vụ nhà chung cư

Hà Nội ban hành khung giá dịch vụ nhà chung cư

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 33/2025/QĐ-UBND, quy định về khung giá dịch vụ quản lý, vận hành nhà chung cư, áp dụng từ ngày 1/5/2025.
Quảng Nam: Tên xã, phường sẽ gắn liền lịch sử, văn hóa

Quảng Nam: Tên xã, phường sẽ gắn liền lịch sử, văn hóa

Theo tâm tư, nguyện vọng của người dân, tỉnh Quảng Nam đã có điều chỉnh tên gọi các xã gắn liền với các di tích lịch sử, trầm tích văn hóa.
TP. Hồ Chí Minh: Áo cờ đỏ, sao vàng hút khách dịp lễ 30/4

TP. Hồ Chí Minh: Áo cờ đỏ, sao vàng hút khách dịp lễ 30/4

Dịp lễ 30/4 cận kề, nhiều khu chợ, cửa hàng và gian hàng trực tuyến trở nên nhộn nhịp với sức mua tăng mạnh dành cho áo thun cờ đỏ, sao vàng.
Công an tỉnh Quảng Ninh phát động học tập tấm gương liệt sĩ Nguyễn Đăng Khải

Công an tỉnh Quảng Ninh phát động học tập tấm gương liệt sĩ Nguyễn Đăng Khải

Sáng 21/4, Công an tỉnh Quảng Ninh phát động phong trào thi đua học tập tấm gương dũng cảm hy sinh của liệt sĩ, Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải khi đang làm nhiệm vụ.
Loạt quán cà phê Đà Nẵng rực sắc cờ đỏ mừng ngày 30/4

Loạt quán cà phê Đà Nẵng rực sắc cờ đỏ mừng ngày 30/4

Loạt quán cà phê tại thành phố Đà Nẵng cùng tạo trend “cờ đỏ trong tim ta” chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Mobile VerionPhiên bản di động