Thái Bình thông tin chính thức về Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải

UBND tỉnh Thái Bình cho biết về việc xác định quy mô diện tích, vị trí và ranh giới rừng đặc dụng huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Kỳ 2: Cao Bằng: Rừng đặc dụng cũng bị xâm hại khi làm đường Phát triển kinh tế rừng: Cần một tư duy mở hơn

Diện tích khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải có 5 nguồn khác nhau, chưa đúng đo đạc thực tế

Thời gian vừa qua, một số cơ quan báo chí phản ánh về việc: “Thái Bình có Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước huyện Tiền Hải; sau khi xác lập, UBND tỉnh Thái Bình ban hành Quyết định số 731/QĐ-UBND ngày 17/4/2023, đã gần như loại bỏ Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải khi giảm quy mô diện tích từ 12.500 ha xuống còn 1.320 ha”; “Thái Bình coi trọng phát triển kinh tế không coi trọng bảo vệ môi trường sinh thái”; “Thái Bình đang không quan tâm đến người dân, giảm diện tích rừng làm mất sinh kế của người dân”...

Thái Bình thông tin chính thức về Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
Thông tin về Khu rừng đặc dụng với tên gọi khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải trước đây về quy mô, vị trí, diện tích chưa chính xác, chỉ mang tính định tính. Ảnh:Trung Du

Sau khi làm việc, thống nhất với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh Thái Bình bước đầu có một số thông tin làm rõ như sau:

Với đặc điểm là vùng biển bồi, điều kiện thiên nhiên không thuận lợi, trước những năm 1980 vùng ven biển tỉnh Thái Bình chủ yếu là bãi triều ngập nước, hầu hết các diện tích ngập nước trở thành nơi sinh kế, nuôi trồng thủy sản, một số khu vực được bồi tụ phù sa có tiềm năng để trồng rừng ngập mặn.

Năm 2014, với mong muốn tập trung phát triển rừng trên các diện tích bãi triều nhằm giữ đất, chống biến đổi khí hậu, tạo sinh kế cho người dân, hướng tới hình thành khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước... tỉnh Thái Bình đã ban hành Quyết định số 2159/QĐ-UBND ngày 26/9/2014 phê duyệt Đề án xác lập diện tích rừng ngập mặn có diện tích 12.500 ha với tên gọi Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải.

Phạm vi, ranh giới, quy mô của khu bảo tồn này chỉ mang tính định tính, chưa được xác định bằng các biện pháp nghiên cứu đo đạc có tác dụng định hướng để tỉnh tìm nguồn lực, xây dựng kế hoạch và triển khai phát triển rừng.

Với diện tích tạm tính ban đầu là 12.500 ha được kế thừa số liệu diện tích từ 5 nguồn dữ liệu khác nhau, cụ thể: (1) theo Quyết định số 660/KH ngày 04/10/1995 của Bộ Lâm nghiệp, tại mực nước biển ở cao trình 0,00 m là 12.500 ha; (2) theo Nghị quyết số 39/NQ-CP ngày 28/3/2013 của Chính phủ, diện tích là 3.245 ha; (3) theo Quyết định số 467/QĐ-UBQG UNESCO ngày 26/7/2013 được UNESCO công nhận là 7.067 ha thuộc vùng lõi 2 Khu dự trữ sinh quyển Châu thổ sông Hồng; (4) theo Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08/01/2014 là 3.245 ha; (5) theo Quyết định số 1413/QĐ-UBND ngày 16/6/2014 của UBND tỉnh Thái Bình về Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thái Bình 2012-2020 là 3.583,4 ha.

Vị trí và ranh giới khu rừng chưa có sự đồng nhất: Vị trí theo tọa độ địa lý và vị trí theo mô tả bằng lời không trùng khớp, không có bản đồ kèm theo.

Do có sự sai khác về vị trí và diện tích chưa được đo đạc và tính toán một cách cụ thể, khoa học nên tại Khoản 2 Điều 3 Quyết định số 2159/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thái Bình có nêu: “Sau khi đề án được xác lập và kiện toàn lại tổ chức bộ máy, tiến hành lập quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững khu rừng. Đây là cơ sở để xác định về quy mô và diện tích khu rừng đặc dụng này”.

Vì nhiều lý do khác nhau nên đến trước thời điểm tỉnh Thái Bình ban hành Quyết định số 731/QĐ-UBND ngày 17/4/2023, khu rừng trên chưa được xác định chính xác về quy mô và vị trí.

Thái Bình luôn luôn coi trọng công tác bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn ven biển

Trong gần 10 năm qua, tỉnh Thái Bình rất trân trọng và sử dụng đúng mục đích, tôn chỉ và các quy định của Công ước Ramsar, Khu dữ trữ sinh quyển đồng bằng sông Hồng được UNESCO công nhận năm 2004, coi trọng công tác bảo vệ phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển kinh tế tạo sinh kế cho người dân ven biển, cụ thể:

Một là, chú trọng việc bảo tồn và sử dụng có hiệu quả toàn bộ diện tích vùng đất ngập nước được UNESCO công nhận trên địa bàn huyện Thái Thụy và huyện Tiền Hải cũng như khu vực ngoài biển khơi cách bờ biển 6 hải lý; duy trì, phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn, nuôi trồng thủy sản trên khu vực bãi triều ven biển gắn bảo vệ môi trường và phòng, chống thiên tại có hiệu quả tạo sinh kế cho người dân ven biển.

Thái Bình thông tin chính thức về Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
Tỉnh Thái Bình trong những năm qua luôn luôn chú trọng công tác bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn ven biển. Ảnh: Trung Du

Xây dựng các mô hình sinh kế dưới tán rừng khoảng 2.000/4.300 ha rừng để nuôi ong mật, nuôi vịt biển, tạo nông sản xanh, an toàn; xây dựng mô hình du lịch sinh thái dưới tán rừng tạo công ăn việc làm, gia tăng giá trị từ rừng.

Thường xuyên trang bị các kiến thức về khoa học, sản xuất nông nghiệp bền vững, canh tác cây trồng và nuôi trồng thủy sản theo hướng giảm phát thải nhà kính và thuận theo tự nhiên tại các vùng cửa sông, bãi bồi (nuôi ngao 2.800 ha; nuôi rươi, nuôi cáy gần 1.000 ha) để bảo tồn đa dạng sinh học trong khu vực được UNESCO đã công nhận, đồng thời góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người dân ven biển, ven cửa sông.

Hằng năm tổ chức các hoạt động thiết thực để hưởng ứng Ngày đất ngập nước; năm 2023, tỉnh Thái Bình phối hợp cùng với Tổng Công ty thăm dò Dầu khí tổ chức phát động trồng rừng tại xã Thụy Hải và đã trồng 30.000 cây rừng tại các vùng đất ngập nước.

Hai là, dành nhiều nguồn lực, thu hút nhiều dự án để phát triển mạnh rừng ngập mặn ven biển; thực hiện việc cắm mốc, phân loại rừng.

Mặc dù việc phát triển rừng gặp rất nhiều khó khăn do điều kiện thời tiết, thủy văn nhưng diện tích rừng vẫn tăng nhanh qua từng năm, từ 3.709 ha rừng năm 2015 đến nay tỉnh Thái Bình đã có gần 4.300 ha rừng đáp ứng đủ các tiêu chí của rừng phòng hộ và đặc dụng giúp phòng, chống thiên tai có hiệu quả và cải thiện rõ rệt môi trường sinh thái vùng ven biển, tạo sinh kế cho nhiều người dân ven biển. Những năm tới, Thái Bình tiếp tục trồng và tới năm 2030 trồng thêm hơn 1.000 ha rừng.

Năm 2015, căn cứ Luật Đa dạng sinh học năm 2008, Bộ Tài Nguyên và Môi trường đã rà soát và đưa Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải vào danh mục các khu bảo tồn tại Quyết định số 1107/QĐ-BTNMT trên cơ sở Quyết định số 2159/QĐ-UBND ngày 26/9/2014 của UBND tỉnh Thái Bình.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa vào danh mục các Khu rừng đặc dụng tại Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 là 12.500 ha.

Trước sự biến đổi của khí hậu, dòng chảy khu vực cửa Ba Lạt bị thay đổi, hiện tượng sạt lở bãi bồi xảy ra nghiêm trọng tại khu vực Cồn Thủ, Cồn Vành, sự đa dạng về sinh học khu vực này cũng thay đổi theo, các loài sinh vật đặc hữu di chuyển về khu vực bãi bồi của huyện Thái Thụy.

Quán triệt và thực hiện nghiêm túc quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng về phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, năm 2019 tỉnh Thái Bình đã đề xuất với Bộ Tài nguyên và Môi trường, phối hợp với các Tổ chức Quốc tế hình thành được Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thái Thuỵ với diện tích 6.560 ha (trong đó có phần diện tích rừng ngập mặn là 1.131 ha). Đây chính là một kết quả quan trọng trong quá trình thực hiện Quyết định số 2159/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thái Bình và Quyết định số 1107/QĐ-BTN của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thái Thụy cũng đã được công nhận là khu dự trữ sinh quyển đầu tiên ở phía Bắc nước ta. Sinh kế của người dân ven biển ngày càng bền vững hơn, đã hình thành nhiều loại hình sản xuất, nuôi trồng, khai thác dưới tán rừng, trên các bãi triều.

Phát triển kinh tế hướng biển kết hợp bảo vệ môi trường, thiên nhiên bền vững

Thông tin cũng cho biết, năm 2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 36/QĐ-TTg thành lập Khu kinh tế Thái Bình. Đến năm 2019, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1486/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Thái Bình với diện tích hơn 30.500ha.

Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Thái Bình đã được các chuyên gia, nhà khoa học, các Bộ, ngành Trung ương xây dựng, thẩm định trên các sở cứ khoa học và thực tiễn, phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh Thái Bình; đảm bảo khoa học, khách quan giữa giữ gìn, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế; đảm bảo lợi ích toàn diện trên các lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội; đáp ứng yêu cầu phát triển trong dài hạn để tỉnh Thái Bình phát triển mạnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Trong đó chỉ rõ các diện tích, phân khu để tập trung bảo vệ và phát triển rừng, xác lập các diện tích bảo tồn đa dạng sinh học... Có thể nói, định hướng phát triển Thái Bình là sự kết hợp hài hoà giữa gìn giữ, bảo tồn và phát triển.

Thái Bình thông tin chính thức về Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
Một phần bản đồ quy hoạch phân khu Khu tinh tế Thái Bình đoạn ven viển huyện Tiền Hải. Ảnh Trung Du

Để xây dựng Khu kinh tế Thái Bình, một phần diện tích đất rừng ven biển được quy hoạch cho Khu kinh tế, trong đó có Khu rừng đặc dụng được tỉnh phê duyệt đề án xác lập vào năm 2014, phần diện tích đất lâm nghiệp được đưa vào quy hoạch cho phát triển kinh tế chủ yếu là đất đầm ao nuôi thủy sản, sông lạch, cồn cát nơi có cây rừng thưa thớt, manh mún không đáp ứng các tiêu chí rừng đặc dụng và phòng hộ, nhiều vị trí bị xói lở rất khó khăn cho công tác bảo vệ và phát triển rừng.

Trong 3 năm qua, tỉnh Thái Bình đã khẩn trương cụ thể hoá, triển khai trên thực địa các định hướng phát triển Khu kinh tế Thái Bình. Các Khu công nghiệp được xây dựng và trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà phân Khu chức năng nhanh chóng được hình thành. Diện tích rừng ngập mặn tập trung và khu bảo tồn tiếp tục được đầu tư và nâng cao chất lượng.

Từ năm 2019 nay, toàn bộ diện tích rừng của tỉnh được phân lô, cắm mốc xác định rõ vị trí và diện tích của từng địa phương, thuận lợi cho công tác quản lý bảo vệ và khoanh nuôi tái sinh rừng; công tác quản lý bảo vệ rừng được coi trọng, không có tình trạng phá rừng, lấn chiếm rừng xảy ra trên địa bàn tỉnh; việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật, đến thời điểm hiện tại trên địa bàn tỉnh chưa triển khai bất kỳ dự án nào liên quan đến đất rừng.

Căn cứ Quyết định số 1486/QĐ-TTg, tại Điều 2: “UBND tỉnh Thái Bình có trách nhiệm rà soát, điều chỉnh các quy hoạch có liên quan bảo đảm phù hợp, thống nhất, đồng bộ với Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Thái Bình”, trong Quyết định số 1107/QĐ-BTNMT, Quyết định số 2159/QĐ-UBND đều đề ra nhiệm vụ phải tiến hành xác lập cụ thể và khoanh định trên thực địa diện tích rừng và khu bảo tồn thiên nhiên.

Một trong số các quy hoạch phải điều chỉnh để tránh chồng lấn với Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Thái Bình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1486/QĐ-TTg là Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thái Bình giai đoạn 2012-2020 và Khu rừng đặc dụng được tỉnh phê duyệt đề án xác lập tại Quyết định số 2159/QĐ-UBND ngày 26/9/2014.

Căn cứ Nghị quyết 61/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, tỉnh Thái Bình đã ban hành Quyết định số 600/QĐ-UBND ngày 28/3/2023 điều chỉnh Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thái Bình giai đoạn 2012-2020 và Quyết định số 731/QĐ-UBND ngày 17/4/2023 xác định cụ thể diện tích rừng đặc dụng cần được bảo vệ nghiêm ngặt.

Quá trình lập hồ sơ điều chỉnh Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thái Bình giai đoạn 2012-2020 được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, hồ sơ điều chỉnh đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho ý kiến; trên cơ sở Nghị quyết số 03/2023/NQ-HĐND ngày 15/3/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình, ngày 28/3/2023 Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình ban hành Quyết định số 600/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thái Bình giai đoạn 2012-2020.

Quyết định số 731/QĐ-UBND xác định vị trí, quy mô diện tích, ranh giới Khu rừng đặc dụng tại khu vực ngoài đê biển thuộc ba xã Nam Hưng, Nam Phú và Nam Thịnh, huyện Tiền Hải; ranh giới được xác định 38 điểm tọa độ từ P1 đến P38; quy mô diện tích 1.320 ha.

Đây là khu vực có rừng tốt nhất, liền khoảnh nên rất thuận lợi để thực hiện công tác bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển rừng; vị trí này nằm ở cuối sông Hồng lấp, có hệ thống sông lạch đan xen, nước thủy triều lên xuống tự nhiên đảm bảo điều tốt nhất cho cây rừng và các loài sinh vật khác sinh sôi, phát triển. Quyết định 731/QĐ-UBND chính thức xác định cụ thể, rõ ràng vị trí, ranh giới quy mô diện tích đúng quy định của Khu rừng đặc dụng, bao gồm diện tích rừng hiện tại và diện tích đất khả thi, phù hợp để phát triển rừng trong những năm tới theo đúng quy định của Luật Lâm nghiệp; đồng thời là một trong những bước triển khai thực hiện Quyết định số 1486/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Quyết định số 731/QĐ-UBND không thay thế Quyết định số 1259/QĐ-UBND và càng không phải là việc xóa sổ Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải.

Do quy mô diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải có nhiều nguồn số liệu khác nhau (kế thừa số liệu từ 5 nguồn dữ liệu khác nhau, trong đó tại Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 là 12.500 ha, Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08/01/2014 là 3.245 ha, Quyết định số 1259/QĐ-UBND là 12.500 ha); tuy nhiên kiểm tra thực tế có sai lệch tọa độ và vị trí (theo tọa độ thì có 4.301ha), vị trí không nằm trong các xã Nam Hưng, Nam Phú và Nam Thịnh nên cần được xác định quy mô, diện tích cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế.

Bên cạnh đó, Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước cần được nghiên cứu, điều tra, đánh giá kỹ lưỡng, khoa học và phân định để bảo vệ, bảo tồn trên toàn bộ vùng biển Thái Bình.

Hiện nay, tỉnh Thái Bình đang trình Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050, theo đó quan điểm xuyên suốt của tỉnh “Phát triển kinh tế xã hội bền vững, đi đôi với bảo vệ môi trường”.

Sẽ tiếp tục rà soát, xác định chi tiết quy mô diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải trên thực địa

“Trong thời gian tới, UBND tỉnh Thái Bình phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, xác định chi tiết, cụ thể quy mô diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải trên thực địa; đánh giá, lập hồ sơ, quyết định thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải theo đúng quy định của Luật Đa dạng sinh học làm cơ sở, căn cứ để trồng rừng, bảo vệ rừng, bảo tồn phát triển đa dạng sinh học, đảm bảo phát triển kinh tế xã hội và phát triển không gian kinh tế biển đa dạng theo Quyết định 1486/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ”, trích nội dung thông cáo.

Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thống nhất sẽ cử Cục Bảo tồn và Đa dạng sinh học, Cục Lâm nghiệp phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh rà soát, xác định chính xác trên thực địa và quản lý theo đúng quy định của pháp luật đảm bảo Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải được liên tục phát triển bài bản, khoa học.

Tỉnh Thái Bình khẳng định luôn đánh giá rất cao và trân trọng tiếp thu các thông tin phản ánh của các cơ quan truyền thông thời gian qua, nhất là đối với các thông tin mang tính xây dựng, góp ý cho địa phương.

Đặc biệt, một số chuyên gia, nhà khoa học đã có cái nhìn khách quan, khoa học, thực tiễn lịch sử về vấn đề. Tỉnh Thái Bình trân trọng đề nghị các cơ quan báo chí, truyền thông chia sẻ với tỉnh trong việc phát triển kinh tế xã hội, tránh đưa thông tin gây hoang mang, hiểu lầm trong nhân dân.

​​​​​​​Trung Du
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thái Bình

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Vì sao chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10/2024 của Bắc Ninh giảm mạnh?

Vì sao chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10/2024 của Bắc Ninh giảm mạnh?

Sau nhiều tháng tăng liên tiếp, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10/2024 của tỉnh Bắc Ninh giảm mạnh.
Làng nghề Bát Tràng tích cực chuyển đổi số

Làng nghề Bát Tràng tích cực chuyển đổi số

Bát Tràng là làng gốm truyền thống có tuổi đời gần 700 năm. Khu làng cổ Bát Tràng rộng 5,2ha với 23 nhà cổ, 16 nhà thờ họ được xây dựng bằng gạch Bát Tràng cổ.
Mưa lớn khiến nhiều nơi ở tỉnh Hà Tĩnh bị chia cắt

Mưa lớn khiến nhiều nơi ở tỉnh Hà Tĩnh bị chia cắt

Trong sáng 5/11, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh có mưa lớn liên tục, cùng với lượng nước ở thượng nguồn đổ về khiến nhiều nơi bị ngập cục bộ, giao thông chia cắt.
Đà Nẵng: Bộ đội, công an dầm mưa giúp sơ tán vùng

Đà Nẵng: Bộ đội, công an dầm mưa giúp sơ tán vùng 'rốn lũ' Mẹ Suốt

Lực lượng chức năng TP. Đà Nẵng đã chủ động triển khai di dời khẩn cấp, kê cao tài sản giúp dân vùng rốn lũ Mẹ Suốt (quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng).
Tuần văn hóa, du lịch tỉnh Hòa Bình sẽ diễn ra từ ngày 15 - 23/11/2024

Tuần văn hóa, du lịch tỉnh Hòa Bình sẽ diễn ra từ ngày 15 - 23/11/2024

Từ ngày 15 - 23/11/2024, tại thành phố Hòa Bình, sẽ diễn ra Tuần văn hóa, Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 với nhiều hoạt động văn hóa, trải nghiệm hấp dẫn.

Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Long: Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 13%, ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt

Vĩnh Long: Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 13%, ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt

Một số ngành sản xuất chủ lực của tỉnh Vĩnh Long hoạt động khá khởi sắc trong 10 tháng đầu năm 2024, điển hình là sản xuất giày da, trang phục, phụ tùng xe...
Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Thời gian qua, tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, từ đó tìm đầu ra ổn định cho nông sản địa phương.
Sơn La có tân Phó Bí thư Tỉnh uỷ

Sơn La có tân Phó Bí thư Tỉnh uỷ

Sáng nay 5/11, Tỉnh ủy Sơn La đã tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.
Nước tại ‘rốn lũ’ Mẹ Suốt đang lên nhanh, sơ tán khẩn cấp người dân

Nước tại ‘rốn lũ’ Mẹ Suốt đang lên nhanh, sơ tán khẩn cấp người dân

‘Rốn lũ’ đường Mẹ Suốt (TP. Đà Nẵng) nước đang dâng lên rất nhanh, lực lượng chức năng giúp dân kê cao đồ và sơ tán khẩn cấp người dân để đảm bảo an toàn.
Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Với một địa phương có thế mạnh nông sản như Sơn La, livestream bán hàng đã trở thành công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho nông sản.
Nam Định có về đích năm 2024 với 1 tỷ USD xuất siêu?

Nam Định có về đích năm 2024 với 1 tỷ USD xuất siêu?

10 tháng, xuất siêu của Nam Định đạt 913 triệu USD, liệu địa phương có về đích năm 2024 với 1 tỷ USD?
Doanh nghiệp nào trúng đấu giá 205 lô

Doanh nghiệp nào trúng đấu giá 205 lô 'đất vàng' ở thành phố Thanh Hóa với giá hơn 354 tỷ đồng?

Tỉnh Thanh Hóa công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng 205 lô “đất vàng” thuộc khu dân cư thuộc khu đô thị Đông Hương với số tiền hơn 354 tỷ đồng.
Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Hơn 5 năm triển khai đồng bộ chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở Sóc Trăng đã tạo ra nhiều hiệu quả tích cực trong phát kinh tế nông thôn.
Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Thời gian qua, việc bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống đã giúp Sơn La thu hút lượng lớn du khách.
Huyện Bắc Yên - Sơn La  dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Năm 2024, huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) được phân bổ hơn 84,8 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Dự án “Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi măng sạch” được tỉnh Sơn La triển khai trên địa bàn 19 xã của 5 huyện.
Mưa trắng trời, Đà Nẵng ngập sâu, cấm đường khắp nơi

Mưa trắng trời, Đà Nẵng ngập sâu, cấm đường khắp nơi

Mưa trắng trời, hàng loạt tuyến đường tại TP. Đà Nẵng ngập sâu, có nơi hơn nửa mét, lực lượng chức năng đã có mặt, phân luồng, đặt biển cấm đường nhiều nơi.
Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ

Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 10/2024 của tỉnh Bình Phước ước tính tăng hơn 7% so tháng trước và tăng hơn 20% so với tháng cùng kỳ năm trước.
Hải Phòng: Đẩy nhanh tốc độ thành lập các khu, cụm công nghiệp mới

Hải Phòng: Đẩy nhanh tốc độ thành lập các khu, cụm công nghiệp mới

10 tháng năm 2024, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp Hải Phòng tăng 14,45% so với cùng kỳ. Hải Phòng đang đẩy nhanh thành lập các khu, cụm công nghiệp mới.
Đám cháy lớn bao trùm hiệu sách nhân dân thành phố Thanh Hóa

Đám cháy lớn bao trùm hiệu sách nhân dân thành phố Thanh Hóa

Một đám cháy lớn đã bao trùm hiệu sách nhân dân thành phố Thanh Hóa nằm trên Đại lộ Lê Lợi, nhiều tài sản đã bị ngọn lửa thiêu rụi.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng về kinh tế, thương mại, dịch vụ 10 tháng năm 2024

Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng về kinh tế, thương mại, dịch vụ 10 tháng năm 2024

Từ đầu năm đến nay, vượt qua những khó khăn, thách thức, kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phục hồi ở hầu hết các ngành, lĩnh vực.
Phó Cục trưởng Cục An ninh nội địa làm Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình

Phó Cục trưởng Cục An ninh nội địa làm Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình

Bộ Công an vừa điều động, bổ nhiệm Đại tá Đinh Việt Dũng, Phó Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Bộ Công an giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình.
Ông Nguyễn Ngọc Thiện giữ chức Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên

Ông Nguyễn Ngọc Thiện giữ chức Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên

Chiều 4/11, Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên tổ chức Hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ.
Quảng Ninh: Bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số

Quảng Ninh: Bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số

Quảng Ninh đã và đang chú trọng bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số, phát triển du lịch bền vững, qua đó nâng cao đời sống người dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội.
Vĩnh Phúc: Công bố quyết định bổ nhiệm Bí thư Huyện ủy Bình Xuyên

Vĩnh Phúc: Công bố quyết định bổ nhiệm Bí thư Huyện ủy Bình Xuyên

Tỉnh Vĩnh Phúc công bố quyết định bổ nhiệm Bí thư Huyện ủy Bình Xuyên, nhiệm kỳ 2020-2025, cho ông Nguyễn Mạnh Hùng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động