Thách thức từ biến động tỷ giá với xuất nhập khẩu

Theo PGS.TS Ngô Trí Long-chuyên gia kinh tế, năm 2025, Việt Nam - một quốc gia với thế mạnh xuất khẩu sẽ đối diện nhiều cơ hội, thách thức từ biến động tỷ giá.
Doanh nghiệp tìm cách xoay sở trước biến động tỷ giá Biến động tỷ giá khiến doanh nghiệp thủy sản e ngại vay vốn Tương lai khó đoán, tỷ giá sẽ có đôi nhịp 'gập ghềnh'

Tỷ giá tiếp tục biến động

Năm 2025 đánh dấu một giai đoạn quan trọng đối với kinh tế toàn cầu, khi nhiều quốc gia đã dần hồi phục sau đại dịch COVID-19 và đảm bảo đà phát triển bền vững. Trong bối cảnh đó, Việt Nam - một quốc gia với thế mạnh xuất khẩu - đối diện nhiều cơ hội và thách thức trên con đường duy trì tăng trưởng kinh tế. Tỷ giá tiền tệ, một trong những nhân tố có tác động lớn, đang là mối quan tâm hàng đầu.

Theo PGS. TS Ngô Trí Long - chuyên gia kinh tế, dự báo năm 2025 sẽ là năm biến động mạnh về tỷ giá do ảnh hưởng từ nhiều yếu tố: Chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ và biến động của đồng USD được dự báo sẽ tiếp tục ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường tài chính toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi như Việt Nam. Trong năm 2025, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) dự kiến sẽ giảm tốc độ cắt giảm lãi suất do lo ngại về lạm phát liên tục tăng cao và các thay đổi chính sách tiềm ẩn khác.

Dự báo trong năm 2025, đồng bạc xanh sẽ tiếp tục duy trì vị thế vững vàng, gây áp lực lên các đồng tiền tại các thị trường mới nổi. “Dự báo trong năm 2025, tỷ giá USD/VND sẽ tiếp tục biến động theo chiều hướng tăng” - vị chuyên gia dự báo.

Sửa quy định về giao dịch ngoại tệ giữa NHNN và tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối - Ảnh minh họa
Dự báo trong năm 2025, tỷ giá USD/VND tiếp tục biến động theo chiều hướng tăng. Ảnh: Duy Minh

Vị chuyên gia cũng dẫn chứng từ các ngân hàng quốc tế như: Ngân hàng UOB cũng dự báo tỷ giá sẽ đạt 25.800 VND/USD trong quý I, tăng lên 26.000 VND/USD trong quý II, đạt đỉnh 26.200 VND/USD trong quý III và giảm nhẹ về mức 26.000 VND/USD trong quý IV/2025.

Bên cạnh đó, kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ duy trì đà tăng trưởng ổn định. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế toàn cầu tăng trưởng 3,1% trong năm 2025 nhờ chính sách nới lỏng tiền tệ từ các ngân hàng trung ương lớn như FED và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).

“Sự phục hồi này được thúc đẩy bởi các chính sách nới lỏng tiền tệ từ các ngân hàng trung ương lớn có thể ảnh hưởng đến tỷ giá VND/USD, từ đó tác động đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Việc FED cắt giảm lãi suất có thể làm suy yếu đồng USD trong ngắn hạn. Tuy nhiên, các chính sách thương mại của chính quyền Mỹ, đặc biệt nếu có xu hướng bảo hộ, có thể làm tăng giá trị đồng USD, tạo áp lực lên tỷ giá VND/USD” - PGS. TS Ngô Trí Long nhận định.

Với những diễn biến được dự đoán như vậy, vị chuyên gia kinh tế cho rằng, chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần tiếp tục điều hành lãi suất linh hoạt, kiểm soát tăng trưởng tín dụng và ổn định tỷ giá để hỗ trợ xuất khẩu.

Cơ hội và thách thức cho xuất nhập khẩu

Theo vị chuyên gia, xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ lợi thế về cạnh tranh khi VND giảm nhẹ so với USD, hàng hoá Việt Nam trở nên cạnh tranh hơn vì hàng hóa rẻ hơn khiến sản phẩm Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn tại các thị trường quốc tế. “Các doanh nghiệp Việt Nam có thể cạnh tranh tốt hơn về giá so với các quốc gia có tỷ giá ít biến động hoặc đồng tiền mạnh lên. Điều này ảnh hưởng tích cực đến các ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dệt may, da giày, điện tử” - ông Long khẳng định.

Bên cạnh đó, việc giảm tỷ giá mang lại ưu thế lớn khi xuất khẩu sang các thị trường như Mỹ và EU. Bởi giá cả hàng hóa Việt Nam tính theo USD thấp hơn, người tiêu dùng và doanh nghiệp nước ngoài có xu hướng nhập khẩu nhiều hơn. “Điều này đặc biệt đúng trong bối cảnh các đối thủ cạnh tranh chính như: Trung Quốc, Thái Lan hay Ấn Độ có tỷ giá không thuận lợi” - ông nói.

Hơn hết, tỷ giá ổn định tạo niềm tin cho nhà đầu tư, hấp dẫn dòng vốn dài hạn. Bởi các nhà đầu tư thường ưu tiên những quốc gia có chính sách tỷ giá ổn định vì họ không chỉ xem xét chi phí sản xuất mà còn tính đến các biến động tiềm ẩn trong lợi nhuận do sự mất giá của đồng nội tệ. “Chính sách duy trì tỷ giá VND/USD ổn định trong nhiều năm qua đã giúp Việt Nam trở thành điểm đến hàng đầu cho các nhà đầu tư sản xuất trong ngành dệt may, điện tử, và chế biến thực phẩm” - PGS. TS Ngô Trí Long nhấn mạnh; đồng thời ông khẳng định thêm, tỷ giá ổn định đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành xuất khẩu, từ đó mở rộng cơ hội xuất khẩu thông qua nâng cao năng lực sản xuất và cải thiện chất lượng sản phẩm. Để đạt được điều này, chính sách kinh tế vĩ mô cần đồng bộ, đảm bảo môi trường đầu tư ổn định và minh bạch.

Cũng theo vị chuyên gia, tỷ giá tác động đến khai thác các Hiệp định thương mại tự do (FTA). Hiện Việt Nam đã ký kết nhiều FTA như: CPTPP, EVFTA, RCEP... Những hiệp định này giúp giảm hoặc xóa bỏ thuế quan, mang lại lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu. “Khi tỷ giá ổn định, các doanh nghiệp dễ bề linh hoạt trong việc đánh giá chi phí, tạo niềm tin cho đối tác nước ngoài; tỷ giá ổn định thể hiện sự ổn định kinh tế, giúp xây dựng uy tín và lòng tin đối với các đối tác nhập khẩu. Các ưu đãi thuế quan từ FTA phát huy tối đa giá trị khi kết hợp với sự ổn định của tỷ giá, làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam so với các quốc gia khác” - ông cho hay.

Đặc biệt, tỷ giá ổn định hoặc giảm nhẹ là một yếu tố hỗ trợ quan trọng để doanh nghiệp Việt Nam khai thác tối ưu các FTA, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng cơ hội xuất khẩu trên thị trường quốc tế.

Theo PGS. TS Ngô Trí Long, mặc dù tỷ giá ổn định hoặc giảm nhẹ mang lại nhiều lợi ích, nhưng vẫn có những thách thức như nguy cơ mất lợi thế giá. Nếu các nước đối thủ cạnh tranh. Ví dụ: Thái Lan, Indonesia chủ động phá giá đồng tiền, hàng hóa Việt Nam có thể mất lợi thế. Chi phí nhập khẩu tăng một số nguyên liệu đầu vào nhập khẩu bằng ngoại tệ, khi tỷ giá không phù hợp hoặc biến động ngược chiều, có thể làm tăng chi phí sản xuất.

Cùng đó, xuất nhập khẩu Việt Nam còn chịu nhiều thách thức từ biến động tỷ giá như: Tăng chi phí nhập khẩu nguyên liệu. Tỷ giá tăng có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế và doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là ở Việt Nam, nơi phần lớn nguyên liệu đầu vào phụ thuộc vào nhập khẩu. Tăng chi phí nguyên liệu đầu vào khi USD tăng giá, giá trị của VND giảm, làm cho chi phí nhập khẩu nguyên liệu từ các quốc gia sử dụng USD hoặc gắn giá trị vào USD như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản tăng lên. Các doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận thấp sẽ chịu áp lực lớn đến khả năng cạnh tranh, chi phí sản xuất cao hơn doanh nghiệp xuất khẩu cần giữ giá bán cạnh tranh để thu hút khách hàng quốc tế. “Doanh nghiệp xuất khẩu thường phải ký hợp đồng dài hạn với giá cố định, khó điều chỉnh giá để bù đắp chi phí nguyên liệu tăng. Và khi tăng giá bán để bảo toàn lợi nhuận thì doanh nghiệp sẽ đối diện với nguy cơ mất khách hàng vào tay các đối thủ khác” - vị chuyên gia phân tích.

Ngoài ra, xuất nhập khẩu của Việt Nam còn phải đối mặc với rủi ro lạm phát chi phí đẩy (cost-push inflation). Bởi khi chi phí nhập khẩu tăng, doanh nghiệp buộc phải tăng giá bán sẽ góp phần vào lạm phát chi phí đẩy. Điều này không chỉ làm giảm sức mua mà còn tác động tiêu cực đến toàn bộ chuỗi cung ứng và thị trường nội địa. Tỷ giá tăng đặt ra thách thức lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam, đặc biệt là về chi phí nhập khẩu nguyên liệu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam không thể chỉ dựa vào ưu thế tỷ giá mà cần dựa vào các yếu tố khác như năng suất, chất lượng sản phẩm và chi phí. Để duy trì và gia tăng lợi thế cạnh tranh hiệu quả sản xuất là yếu tố then chốt; đồng thời cần áp dụng các chiến lược thích hợp và tận dụng cơ hội từ các FTA có thể giúp giảm thiểu rủi ro và gia tăng khả năng cạnh tranh dài hạn.

“Chiến lược đối phó các thách thức nâng cao năng suất lao động cần tăng cường đào tạo nhân lực, chuyển đổi số và đầu tư công nghệ cao. Giảm phụ thuộc nhập khẩu, đẩy mạnh sản xuất trong nước để đối phó với biến động nguyên liệu nhập khẩu. Khai thác tối đa lợi thế FTA các doanh nghiệp cần tận dụng mọi trường thuế quan thuận lợi để gia tăng khả năng cạnh tranh” - vị chuyên gia khuyến nghị.

PGS. TS Ngô Trí Long - chuyên gia kinh tế: Năm 2025 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với Việt Nam trong việc khai thác tiềm năng xuất khẩu trong bối cảnh tỷ giá biến động mạnh. Dù đối mặt với không ít thách thức như tăng chi phí nhập khẩu, rủi ro lạm phát và cạnh tranh khu vực, Việt Nam cũng đang đứng trước những cơ hội lớn nhờ vào lợi thế giá cạnh tranh, dòng vốn FDI ổn định và các FTA. Để tận dụng tối đa các cơ hội và giảm thiểu rủi ro, việc kết hợp các chiến lược linh hoạt như nâng cao năng suất lao động, giảm phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu và khai thác triệt để các lợi ích từ FTA sẽ là chìa khóa thành công. Trong dài hạn, khả năng thích nghi và đổi mới của doanh nghiệp xuất khẩu sẽ quyết định vai trò của Việt Nam trên bản đồ kinh tế toàn cầu.
Ngân Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Giá dừa tăng phi mã, xuất khẩu có chịu ảnh hưởng?

Giá dừa tăng phi mã, xuất khẩu có chịu ảnh hưởng?

So với cùng kỳ, hiện giá dừa tươi tăng 110-120%, trong khi dừa khô tăng 150%. Biến động mạnh của giá dừa tác động như thế nào đến các doanh nghiệp xuất khẩu?
Định vị lại ngành hàng rau quả xuất khẩu

Định vị lại ngành hàng rau quả xuất khẩu

Xuất khẩu rau quả liên tục sụt giảm từ đầu năm đến nay đặt ra bài toán cấp bách trong việc tái cấu trúc ngành hàng này.
Nông sản Gia Lai làm gì để vào thị trường Nhật Bản?

Nông sản Gia Lai làm gì để vào thị trường Nhật Bản?

Dù nông sản Gia Lai từng bước đã tiếp cận được với thị trường “khó tính” Nhật Bản, song dư địa cho các sản phẩm này vẫn còn rất lớn.
Bộ Công Thương đề nghị loạt giải pháp với Long An để thúc đẩy xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương đề nghị loạt giải pháp với Long An để thúc đẩy xuất nhập khẩu

Tại buổi làm việc của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà với Long An chiều 21/3, Bộ Công Thương đề nghị Long An tiếp tục phối hợp với Bộ để đẩy mạnh xuất khẩu.
Bộ Công Thương lấy ý kiến về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025

Bộ Công Thương lấy ý kiến về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025

Bộ Công Thương hoàn thiện Thông tư về hạn ngạch nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu 2025, đảm bảo minh bạch, tuân thủ cam kết WTO và phù hợp chính sách ngoại thương.

Tin cùng chuyên mục

Chính sách lãi suất Trung Quốc tác động thế nào đến xuất khẩu Việt Nam?

Chính sách lãi suất Trung Quốc tác động thế nào đến xuất khẩu Việt Nam?

Trung Quốc quyết định giữ nguyên lãi suất cho vay chuẩn trong tháng 3/2025, tác động đáng kể đến hoạt động xuất khẩu Việt Nam ở nhiều lĩnh vực.
Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp Tây Nam Bộ khai thác FTA

Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp Tây Nam Bộ khai thác FTA

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng kiến nghị loạt giải pháp với An Giang, Đồng Tháp, Cà Mau để đạt mục tiêu tăng trưởng.
Xuất khẩu sầu riêng ‘bớt nóng’

Xuất khẩu sầu riêng ‘bớt nóng’

Trung Quốc siết kiểm tra vàng O và Cadimi khiến xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam chậm lại. Đây cũng là thời điểm sốc lại ngành hàng này sau thời gian tăng nóng.
Xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt hơn 6,57 tỷ SGD

Xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt hơn 6,57 tỷ SGD

2 tháng đầu năm, Việt Nam là thị trường xuất khẩu thứ 7 của Singapore với kim ngạch gần 5,06 tỷ SGD (tăng 28,38%).
Mật ong, thủy sản Việt Nam tuân thủ quy định kiểm soát dư lượng của EU

Mật ong, thủy sản Việt Nam tuân thủ quy định kiểm soát dư lượng của EU

Việt Nam tuân thủ đúng các quy định của châu Âu về kiểm soát dư lượng trong hai lĩnh vực mật ong, thủy sản của EU.
Giá gạo Nhật Bản tăng

Giá gạo Nhật Bản tăng 'sốc', gạo Việt liệu có cơ hội?

Tại Nhật Bản, thiếu hụt nguồn cung đẩy giá gạo trong nước tăng cao. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu, liệu đây có là cơ hội cho gạo Việt?
Nhiều giải pháp xúc tiến xuất khẩu thuỷ sản sang Na Uy

Nhiều giải pháp xúc tiến xuất khẩu thuỷ sản sang Na Uy

Na Uy là thị trường rất lớn cho sản phẩm tôm Việt Nam. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại sẽ gia tăng kim ngạch thương mại thủy sản Việt Nam - Na Uy.
Giá xuất khẩu hạt tiêu tăng mạnh 68%

Giá xuất khẩu hạt tiêu tăng mạnh 68%

Hai tháng đầu năm 2025, giá trung bình xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam đạt 6.763 USD/tấn, tăng 68% so với cùng kỳ năm 2024.
Brazil tăng nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam

Brazil tăng nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam

Brazil cũng tăng nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam với mức tăng 53,8% về lượng và 38,6% về trị giá so với năm 2023, đạt 50,5 nghìn tấn, trị giá 136,6 triệu USD.
Xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ 2 tháng gặp nhiều thuận lợi

Xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ 2 tháng gặp nhiều thuận lợi

Hai tháng đầu năm 2025, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 2,45 tỷ USD, tăng 9,4% so với cùng kỳ.
Ngày đầu Hải quan triển khai mô hình tổ chức mới, xuất nhập khẩu đạt 1,05 tỷ USD

Ngày đầu Hải quan triển khai mô hình tổ chức mới, xuất nhập khẩu đạt 1,05 tỷ USD

Thông tin vào sáng 16/3, Cục Hải quan cho biết, ngày đầu Cục Hải quan triển khai theo mô hình tổ chức bộ máy mới, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 1,05 tỷ USD.
Việt Nam là thị trường cung cấp chè thứ 14 cho Anh

Việt Nam là thị trường cung cấp chè thứ 14 cho Anh

Năm 2024, Việt Nam là thị trường cung cấp chè lớn thứ 14 cho Anh, đạt 994 tấn, trị giá 2,01 triệu USD, tăng 356% về lượng và 143,2% về trị giá so với cùng kỳ.
Doanh nghiệp cần lưu ý gì về thủ tục xuất nhập khẩu mới của Singapore?

Doanh nghiệp cần lưu ý gì về thủ tục xuất nhập khẩu mới của Singapore?

Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, nước này đã áp dụng một số quy định mới trong thủ tục xuất nhập khẩu, đồng thời đang tham vấn về một số vấn đề liên quan.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm việc với Lào Cai về xây dựng khu hợp tác kinh tế

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm việc với Lào Cai về xây dựng khu hợp tác kinh tế

Chiều 13/3, tại Lào Cai, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân có buổi làm việc với UBND tỉnh về việc xây dựng Khu hợp tác kinh tế qua biên giới Việt Nam-Trung Quốc.
Bộ Công Thương lấy ý kiến về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CEPA

Bộ Công Thương lấy ý kiến về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CEPA

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Thông tư quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CEPA giữa Việt Nam và Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất-UAE.
Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Công Thương nghiên cứu giải pháp tăng xuất khẩu trái cây

Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Công Thương nghiên cứu giải pháp tăng xuất khẩu trái cây

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ trưởng Bộ Công Thương nghiên cứu nội dung báo chí phản ánh về việc mở rộng thị trường, tăng xuất khẩu rau quả.
Đa dạng thị trường, mở rộng không gian cho xuất khẩu gỗ

Đa dạng thị trường, mở rộng không gian cho xuất khẩu gỗ

Để ngành gỗ phát triển bền vững, bên cạnh việc đáp ứng quy định về xuất xứ, doanh nghiệp cần đầu tư vào công nghệ và mở rộng xuất khẩu sang các thị trường mới.
Giá cà phê Robusta giảm về mức 5.508 USD/tấn

Giá cà phê Robusta giảm về mức 5.508 USD/tấn

Khép phiên giao dịch ngày hôm qua, giá cà phê Arabica giảm 1,78% xuống 8.526 USD/tấn, giá cà phê Robusta cũng mất 0,79%, lùi về mức 5.508 USD/tấn.
Tháo gỡ ‘điểm nghẽn’ cho logistics đường sắt Việt - Trung

Tháo gỡ ‘điểm nghẽn’ cho logistics đường sắt Việt - Trung

Logistics đường sắt Việt - Trung có tiềm năng lớn nhờ vận chuyển lượng hàng lớn, nhưng vẫn vướng nhiều rào cản từ hạ tầng, thủ tục đến chính sách.
Mở trang mới hợp tác logistics đường sắt Việt Nam - Quảng Tây

Mở trang mới hợp tác logistics đường sắt Việt Nam - Quảng Tây

Chiều 12/3, tại Hà Nội, Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương phối hợp Sở Thương mại Quảng Tây tổ chức Hội nghị Hợp tác logistics đường sắt Việt Nam – Trung Quốc.
Mobile VerionPhiên bản di động