Thách thức nào cho ngành thủy sản 6 tháng cuối năm 2022?

Doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản tăng trưởng đột phá nửa đầu năm 2022. Tuy nhiên, ngành hàng này đang phải đối diện với những thách thức trong 6 tháng cuối năm.
Cổ phiếu ngành thủy sản “miễn dịch” với xu hướng ảm đạm của thị trường Xuất khẩu thủy sản phấn đấu đạt kim ngạch 9 tỷ USD trong năm 2022

Xuất hiện nhiều mốc kỷ lục mới của ngành thủy sản

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), nửa đầu năm 2022, ngành thuỷ sản ghi nhận nhiều mốc kỷ lục. Cả ngành thuỷ sản đã thu về 5,7 tỷ USD ngoại tệ, tăng gần 40% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, mặt hàng cá tra với doanh số 1,4 tỷ USD, tăng 82%. Mặt hàng tôm xuất khẩu vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất 40% với gần 2,3 tỷ USD. Các mặt hàng hải sản dù khó khăn về nguyên liệu vẫn giữ được tăng trưởng từ 12-55% so với cùng kỳ, mang về trên 2 tỷ USD.

0007-xuat-khau-thuy-san
Nửa đầu năm 2022, xuất khẩu thủy sản thu về 5,7 tỷ USD

Trong cơn bão lạm phát giá đầu vào và chi phí bán hàng tăng cao, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản vẫn mạnh mẽ vươn lên. Nhiều doanh nghiệp có doanh số xuất khẩu tăng trưởng bứt phá trong nửa đầu năm nay. Trong đó, nhóm doanh nghiệp tăng trưởng mạnh tập trung nhiều hơn vào ngành hàng cá tra. Trong đó Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn đứng đầu trong số gần 900 doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản với doanh số trên 226 triệu USD, tăng 82% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngoài Vĩnh Hoàn, các công ty xuất khẩu cá tra khác cũng ghi nhận mức tăng doanh số cao như Công ty Thuỷ sản Biển Đông tăng 41%; Công ty IDI tăng 86%, NAVICO tăng 41%; Công ty Vạn Đức Tiền Giang tăng gần 61%; Công ty Đại Thành Tiền Giang tăng 118%;...

Biến động thị trường năm 2022 như lạm phát và xung đột Nga - Ukraine lại là cơ hội cho ngành cá tra xuất khẩu Việt Nam. Cá tra sẽ được lựa chọn thay thế cho cá minh thái và cá tuyết tại một số thị trường lớn.

Đối với mặt hàng tôm, dẫn đầu trong các doanh nghiệp xuất khẩu tôm và đứng thứ 2 trong các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản là Công ty CP Thuỷ sản Sóc Trăng (STAPIMEX) với kim ngạch 188 triệu USD, tăng gần 25% so với cùng kỳ. Tập đoàn Minh Phú đứng thứ 3, doanh số tăng nhẹ 6%, tuy nhiên xuất khẩu của Công ty Minh Phú - Hậu Giang lại tăng 30%. Nhiều doanh nghiệp tôm khác vẫn giữ được tăng trưởng cao như: Công ty CP Dịch vụ và thuỷ sản Cà Mau (CASES) tăng 47%; Công ty Thuỷ sản Sao Ta tăng 18%; Công ty CP Thủy sản và thương mại Thuận Phước tăng 13%; Công ty CP Chế biến thủy sản Tài Kim Anh tăng 73%. Đáng lưu ý có Công ty TNHH MTV Sản xuất thương mại Anh Nhân bứt phá ngoạn mục với doanh số gấp gần 5 lần so với cùng kỳ.

Khó khăn hơn tôm và cá tra, doanh nghiệp hải sản càng nỗ lực vượt trội và đã đạt được kết quả cao hơn năm trước. Trong đó, những công ty cá ngừ như Hải Long Nha Trang tăng doanh số xuất khẩu 58%; Công ty CP Thuỷ sản Bình Định tăng 33%; Công ty TNHH Hải Vương (HAVUCO) tăng 144%;...

Thách thức nào cho ngành thủy sản 6 tháng cuối năm?

Nhận diện các thách thức lớn của ngành thủy sản trong 6 tháng cuối năm 2022, tại công văn mới đây VASEP gửi Bộ Kế hoạch Đầu tư cho thấy, hiện các doanh nghiệp thủy sản đang gánh nhiều khoản chi phí tăng, tác động kéo theo chi phí đầu vào cho sản xuất, giá thành sản phẩm tăng cao ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm thủy sản và các ngành hàng.

VASEP cho biết, từ năm 2020 đến nay, với nhiều lý do từ “tắc cảng” do đại dịch Covid-19 và nay là giá nhiên liệu xăng dầu tăng, việc đặt container vốn đã khó khăn thì giá cước ở hầu hết các chặng tăng 4-5 lần. Tại thời điểm tháng 6/2022, dù đã giảm một chút, nhưng để xuất được một container (cont) 40 feet qua bờ Đông Hoa Kỳ (Florida) thì giá cước đã khoảng 16.400 USD/cont, tính cả chi phí vận chuyển đường bộ từ nhà máy tại các tỉnh tới TP. Hồ Chí Minh (chiếm hơn 60%), thì trung bình 400-410 triệu đồng/cont.

Vấn đề thứ 2 được VASEP đề cập đó là 40-50% tàu khai thác hải sản đã nằm bờ. Nguồn nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy chế biến giảm từ 70-80% so với trước. Do nguồn nguyên liệu trong nước bị giảm mạnh nên các nhà máy chế biến hải sản cũng gặp khó khăn. Các doanh nghiệp buộc phải tăng nguồn nguyên liệu nhập khẩu nhưng không đủ cho chế biến.

Cũng theo VASEP, hiện nay nguồn nguyên liệu từ nuôi trồng chiếm 70% nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Do đó, các doanh nghiệp đều có nhu cầu mở rộng các vùng nuôi tập trung để tăng nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Tuy nhiên, hiện nay các địa phương đang đô thị hoá nên các biến động từ quy hoạch đất cho sản xuất và những quy hoạch về sử dụng đất đang là thách thức lớn cho doanh nghiệp thuỷ sản và người nuôi thuỷ sản.

Một thách thức, khó khăn khác mà các doanh nghiệp thủy sản đang gặp phải là các thủ tục chứng nhận nguồn gốc thuỷ sản khai thác còn nhiều bất cập. Do đó, các doanh nghiệp vẫn còn vướng mắc khi sử dụng nguồn nguyên liệu khai thác có chứng nhận.

Tính tới tháng 6/2022, EU vẫn chưa gỡ thẻ vàng IUU cho thủy sản Việt Nam. Vì vậy, VASEP đề nghị Nhà nước cần có chính sách đầu tư hạ tầng nghề cá và nâng cao năng lực thực thi quản lý tàu thuyền, khai thác biển. Trước mắt là cải tiến cơ sở dữ liệu quản lý tàu thuyền khai thác, sửa đổi quy định ghi nhật ký và số hóa quy trình kiểm tra, cấp xác nhận, chứng nhận khai thác.

VASEP cho rằng cần thúc đẩy nhanh việc sửa Luật Đất đai, trong đó cần đặc biệt quan tâm tới vấn đề tích tụ ruộng đất, quy định sử dụng đất, quy hoạch đất để ngành thủy sản phát triển được các vùng nuôi tập trung phù hợp. Chính phủ và các địa phương cũng cần có chính sách để phát triển và mở rộng vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung.

Về nhập khẩu, VASEP cho rằng, các chính sách khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu thủy sản cho sản xuất, xuất khẩu còn thiếu, các thủ tục cho nhập khẩu vẫn còn khó khăn, vướng mắc. Trên cơ sở chiến lược phát triển thủy sản đến 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2021, VASEP đề nghị Chính phủ ban hành quy định và chính sách khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu thủy sản để sản xuất xuất khẩu, gia công xuất khẩu.

“Điều này sẽ giúp cho Việt Nam tận dụng lợi thế về năng lực chế biến hiện đại, tay nghề công nhân và đạt được mục tiêu trở thành “nhà máy gia công” lớn của thuỷ sản thế giới. Ít nhất 10 năm qua, nguồn nguyên liệu sạch, hợp pháp đã được nhập khẩu vào Việt Nam ngày càng tăng để đáp ứng đơn hàng và việc làm khi “giáp vụ” hoặc nhu cầu thế giới tăng cao”, VASEP nhận định.

Nửa cuối năm 2022 nguyên liệu tôm, hải sản sẽ khó hơn đầu năm, nhu cầu các thị trường lớn cũng sẽ hạ nhiệt. Nhưng với sự linh hoạt và nỗ lực của doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam, VASEP kỷ lục xuất khẩu 10 tỷ USD cho năm nay chắc chắn ở trong tầm tay.
Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thị trường xăng dầu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Gạo Việt chiếm 40% thị phần tại thị trường Trung Quốc

Gạo Việt chiếm 40% thị phần tại thị trường Trung Quốc

10 tháng năm 2023, Việt Nam là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất vào Trung Quốc với thị phần chiếm gần 40%, tăng đáng kể so với mức 13,5% của cùng kỳ.
Điểm sáng xuất khẩu nông lâm thuỷ sản

Điểm sáng xuất khẩu nông lâm thuỷ sản

Nông lâm thuỷ sản đã trở thành điểm sáng trên bức tranh xuất khẩu của nước ta thời gian qua khi duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức 2 con số.
Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023: Cơ hội thúc đẩy thương mại lúa gạo

Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023: Cơ hội thúc đẩy thương mại lúa gạo

Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023 mở ra cơ hội giới thiệu tiềm năng, thế mạnh và tạo đà thúc đẩy thương mại lúa gạo Việt Nam.
Phát triển xuất nhập khẩu bền vững, hài hòa về cơ cấu hàng hóa, thị trường và cán cân thương mại

Phát triển xuất nhập khẩu bền vững, hài hòa về cơ cấu hàng hóa, thị trường và cán cân thương mại

Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam đến năm 2030 coi trọng việc xuất nhập khẩu hàng hoá bền vững, hài hòa về cơ cấu hàng hóa và cán cân thương mại.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông tin chính thức về giải thưởng “gạo ngon nhất thế giới”

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông tin chính thức về giải thưởng “gạo ngon nhất thế giới”

Theo điều lệ cuộc thi, từ năm 2022 đến nay, giải thưởng “gạo ngon nhất thế giới” không trao giải cho giống nào cụ thể mà trao giải cho quốc gia.

Tin cùng chuyên mục

Nhiều mặt hàng thủy sản đã tăng xuất khẩu trở lại trong tháng 11/2023

Nhiều mặt hàng thủy sản đã tăng xuất khẩu trở lại trong tháng 11/2023

Trong tháng 11/2023, xuất khẩu thủy sản tăng 6% so với tháng 11/2022, đạt gần 840 triệu USD, trong đó, nhiều mặt hàng ghi nhận xuất khẩu tăng trở lại.
Nguồn cung giảm sâu, xuất khẩu cà phê tăng vọt

Nguồn cung giảm sâu, xuất khẩu cà phê tăng vọt

Nguồn cung tồn kho bất ngờ giảm sâu đã khiến giá xuất khẩu cà phê tăng vọt trong phiên giao dịch ngày hôm qua.
Xuất khẩu của Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ tăng mạnh đạt 1,52 tỷ USD

Xuất khẩu của Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ tăng mạnh đạt 1,52 tỷ USD

Hết tháng 10, xuất khẩu của Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ đạt 1,52 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái (tương đương kim ngạch tăng hơn 200 triệu USD).
Nguồn cung được bổ sung với tín hiệu tích cực, giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm

Nguồn cung được bổ sung với tín hiệu tích cực, giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm

Sản lượng cà phê Arabica niên vụ 2024/25 của Brazil dự báo tăng từ mức 47,63 triệu bao lên 48,41 triệu bao là nguyên nhân khiến giá xuất khẩu cà phê giảm nhẹ.
Cơ chế “xanh hóa” của EU và sự thích ứng của doanh nghiệp Việt

Cơ chế “xanh hóa” của EU và sự thích ứng của doanh nghiệp Việt

Là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam, việc EU áp dụng cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) sẽ tác động ít nhiều đến doanh nghiệp xuất khẩu Việt.
Dư địa nào cho xuất khẩu viên nén gỗ Việt?

Dư địa nào cho xuất khẩu viên nén gỗ Việt?

Dư địa thị trường xuất khẩu và nội địa cho viên nén gỗ rất lớn, tuy nhiên, vẫn đang tồn tại một số yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của ngành.
8,49 tỷ USD được chi để nhập khẩu sắt thép sau 10 tháng đầu năm 2023

8,49 tỷ USD được chi để nhập khẩu sắt thép sau 10 tháng đầu năm 2023

10 tháng năm 2023, cả nước nhập khẩu gần 10,61 triệu tấn sắt thép, trị giá trên 8,49 tỷ USD, tăng 8,6% về lượng, nhưng giảm 17,6% kim ngạch.
Đến nửa đầu tháng 11, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 587,68 tỷ USD

Đến nửa đầu tháng 11, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 587,68 tỷ USD

Theo Tổng cục Thống kê, tính từ đầu năm đến hết ngày 15/11/2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 587,68 tỷ USD; hóa xuất siêu 24,44 tỷ USD.
Giá Arabica tăng mạnh, xuất khẩu cà phê của Việt Nam kỳ vọng tăng cao dịp cuối năm

Giá Arabica tăng mạnh, xuất khẩu cà phê của Việt Nam kỳ vọng tăng cao dịp cuối năm

Xuất khẩu cà phê được dự báo sẽ tăng vì nguồn cung khan hiếm, trong khi nhu cầu tăng dịp cuối năm.
8 thương nhân được phân giao nhập khẩu 107 nghìn tấn đường

8 thương nhân được phân giao nhập khẩu 107 nghìn tấn đường

Phiên phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2023 theo phương thức đấu giá đã thành công với 107.000 tấn đường được phân giao cho 8 thương nhân.
Doanh nghiệp FDI chiếm gần 50% kim ngạch xuất khẩu ngành gỗ

Doanh nghiệp FDI chiếm gần 50% kim ngạch xuất khẩu ngành gỗ

Doanh nghiệp FDI chiếm từ 48% đến 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành chế biến và xuất khẩu gỗ.
Bộ Công Thương tổ chức Phiên phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2023

Bộ Công Thương tổ chức Phiên phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2023

Sáng 28/11, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Phiên phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2023 theo phương thức đấu giá.
Tháng 10/2023, Việt Nam là thị trường duy nhất có lượng và trị giá xuất khẩu thủy sản sang Hàn Quốc tăng

Tháng 10/2023, Việt Nam là thị trường duy nhất có lượng và trị giá xuất khẩu thủy sản sang Hàn Quốc tăng

Tháng 10/2023, trong 3 thị trường cung cấp thủy sản lớn nhất cho Hàn Quốc, Việt Nam là thị trường duy nhất có lượng và trị giá tăng.
Những thay đổi về chính sách từ các thị trường nhập khẩu gỗ chính của Việt Nam

Những thay đổi về chính sách từ các thị trường nhập khẩu gỗ chính của Việt Nam

Các thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam liên tiếp đưa ra các quy định mới về chính sách, gây khó khăn khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Nguồn cung thiếu hụt, xuất khẩu cà phê tiếp tục có cơ hội tăng

Nguồn cung thiếu hụt, xuất khẩu cà phê tiếp tục có cơ hội tăng

11 tháng năm nay, theo thống kê của ngành Hải quan, cà phê Việt Nam xuất khẩu đạt 1,36 triệu tấn, trị giá ước đạt 3,5 tỷ USD, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước
Xuất khẩu tuần 20/11-26/11: Xuất khẩu tôm sang Mỹ khả quan, xuất khẩu cá tra sẽ tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu tuần 20/11-26/11: Xuất khẩu tôm sang Mỹ khả quan, xuất khẩu cá tra sẽ tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu tuần 20/11-26/11: Xuất khẩu cá tra sẽ tăng trưởng mạnh, xuất khẩu tôm sang Mỹ khả quan là những tin nổi bật trong điểm tin xuất khẩu tuần 20/11-26/11.
Làm sâu sắc thêm quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản

Làm sâu sắc thêm quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản

Tròn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Nhật Bản là đối tác kinh tế - thương mại hàng đầu của Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây.
Giá xuất khẩu cà phê bình quân tháng 10/2023 sang thị trường Hoa Kỳ đạt mức cao kỷ lục

Giá xuất khẩu cà phê bình quân tháng 10/2023 sang thị trường Hoa Kỳ đạt mức cao kỷ lục

Tháng 10/2023, giá xuất khẩu cà phê bình quân của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ đạt mức cao kỷ lục 3.586 USD/tấn.
Gia tăng tỷ lệ cao su chế biến để đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc

Gia tăng tỷ lệ cao su chế biến để đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc

Để đẩy mạnh xuất khẩu cao su sang Trung Quốc, các doanh nghiệp cần chủ động tăng tỷ lệ cao su chế biến hơn là cao su nguyên liệu để nâng cao giá trị xuất khẩu.
Trung Quốc chiếm tới 99% thị trường xuất khẩu tôm hùm của Việt Nam

Trung Quốc chiếm tới 99% thị trường xuất khẩu tôm hùm của Việt Nam

Trong các thị trường xuất khẩu tôm hùm của Việt Nam, Trung Quốc chiếm 98 - 99%, các thị trường khác chỉ chiếm 1 - 2%.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động