Thách thức hiện thực hóa VPA/FLEGT - Kỳ 2: Thách thức hiện thực hóa VPA/FLEGT

Mặc dù các doanh nghiệp (DN) Việt Nam đã phần nào chủ động nguồn cung gỗ hợp pháp cho sản xuất và xuất khẩu (XK) nhưng vẫn còn một lượng đáng kể gỗ bất hợp pháp nhập khẩu (NK) vào Việt Nam chưa ngăn chặn hết vì còn thiếu công cụ quản lý.  
Thách thức hiện thực hóa VPA/FLEGT - Kỳ 1: “Thần chú” VPA/FLEGT mở cửa các thị trường lớn

Hiệu quả từ nguồn cung hợp pháp

Làng nghề Hữu Bằng (huyện Thạch Thất, Hà Nội) những ngày cuối năm tất bật hoàn thiện cho các đơn hàng. Những con đường gồ ghề đầy ổ voi, ổ gà là dấu vết của những chuyến xe vận chuyển gỗ nguyên liệu nhập khẩu (NK) vào làng nghề. Từ đây, đồ gỗ nội thất của Hữu Bằng tủa đi khắp các tỉnh thành trong cả nước.

thach thuc hien thuc hoa vpaflegt ky 2 thach thuc hien thuc hoa vpaflegt
Xưởng sản xuất đồ gỗ của Công ty TNHH Hoàng Phát sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ châu Âu

Là 1 trong số hơn 40 DN chế biến gỗ ở Hữu Bằng, ông Nguyễn Duy Vinh - Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Phát – chia sẻ: Trước đây, DN chủ yếu sử dụng gỗ keo để chế biến. Câu chuyện bắt đầu từ năm 2008, theo thông tin của một người Nhật về 40ha rừng keo đến kỳ thu hoạch ở Hòa Bình, ông đến tận nơi tìm hiểu nhưng không có cây nào. Suốt 3-4 năm tìm nguồn gỗ nguyên liệu từ rừng trồng trong nước nhưng không đảm bảo tính ổn định, ông đã tìm đến nguồn gỗ NK từ châu Âu. Sự chuyển hướng của DN đã có câu trả lời khi doanh thu năm sau cao hơn năm trước, đơn hàng ngày càng nhiều.

Hiện, 100% nguyên liệu gỗ làng nghề Hữu Bằng là gỗ hợp pháp, hoàn toàn không có gỗ lậu. Ông Vinh cho biết thêm: “Các DN sử dụng gỗ NK giá không chênh nhiều, từ đó hình thành giá sàn. Còn nếu dùng gỗ không hợp pháp, không thể có giá sàn và cũng không đủ sản xuất, bởi sản phẩm của Hữu Bằng gần như phủ cả nước”.

TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương được coi là thủ phủ XK gỗ của cả nước. Tại đây, đã từ lâu, các DN tại Hiệp hội gỗ Bình Dương và Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh chủ yếu dùng gỗ nguyên liệu NK là gỗ có chứng chỉ. Dẫn chúng tôi thăm quan 1 vòng nhà máy chế biến gỗ Công ty TNHH Minh Phát (MIFACO) Bình Dương, ông Điền Quang Hiệp - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc công ty cho hay, thị trường XK chính của công ty là Mỹ, từ nhiều năm nay, nguồn cung gỗ của công ty chủ yếu là gỗ tràm và gỗ cao su nội địa. Doanh thu MIFACO tăng khoảng 10%/năm, dự kiến năm 20178 XK đạt khoảng 22 triệu USD. Đã có kinh nghiệm làm quen với thị trường XK khó tính là Mỹ, nên khi VPA/FLEGT được ký kết, ông Hiệp cũng kỳ vọng, DN sắp tới sẽ mở rộng XK sang thị trường EU.

Vẫn còn những khoảng trống

Có thể thấy, Việt Nam đang từng bước từ bỏ thói quen sử dụng gỗ bất hợp pháp. Tuy nhiên, những rủi ro về nguồn cung gỗ vẫn đang hiện hữu khi vẫn có lượng không nhỏ nguồn gỗ có tính rủi ro cao (gỗ tự nhiên, gỗ quý, không chứng minh được tính hợp pháp) được NK từ Campuchia, châu Phi…

Nằm tiếp giáp trực tiếp với Campuchia, Gia Lai là một trong những tỉnh có lượng gỗ Campuchia được NK nhiều nhất vào Việt Nam. Theo một DN chuyên NK gỗ từ Campuchia, 90% lượng gỗ công ty NK sẽ XK sang thị trường Trung Quốc, lượng còn lại sẽ tiêu thụ tại các làng nghề. Những năm gần đây, lượng gỗ NK chính ngạch từ Campuchia ngày càng giảm dần, nhưng vẫn còn một lượng đáng kể được NK về Việt Nam.

Bà Lê Thị Thanh Huyền - Phó Cục trưởng Cục Hải quan Gia Lai- Kon Tum xác nhận, lượng gỗ NK từ Campuchia (chủ yếu qua cửa khẩu Lệ Thanh) đã giảm đi đáng kể. Nếu như năm 2017, số thu thuế riêng từ gỗ xấp xỉ 140 tỷ đồng thì năm 2018 ước chỉ đạt trên 50 tỷ đồng.

Đến Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh vào những ngày cuối tháng 11, phóng viên ghi nhận hoạt động NK gỗ tại đây khá thưa vắng. Dù vậy, những lo lắng trong kiểm soát nguồn gốc gỗ hợp pháp NK từ Campuchia nhằm đáp ứng yêu cầu của Hiệp định VPA/FLEGT thường trực khá rõ nét.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Nhĩ - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Gia Lai cho biết: Cơ quan kiểm lâm địa phương là đơn vị giám sát xem có sự trà trộn giữa gỗ NK với gỗ nội địa hay không, tuy nhiên lại không nắm được toàn bộ nguồn gỗ NK. NK chính ngạch chỉ cơ quan hải quan nắm rõ. Đây có thể xem là lỗ hổng trong quản lý lâm sản tại nội địa. “Nếu không trực tiếp được chứng kiến, kiểm tra và xác nhận thì việc quản lý chặt chẽ trong quản lý bảo vệ cũng như truy xuất nguồn gốc gỗ sẽ gặp nhiều khó khăn”, ông Nhĩ nói.

Đứng từ góc độ cơ quan hải quan, bà Lê Thị Thanh Huyền - Phó Cục trưởng Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum - cho hay: Theo Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT, quy định về hồ sơ lâm sản NK hợp pháp khi kiểm tra gồm: Tờ khai hải quan, bảng kê lâm sản, Giấy phép CITES nếu hàng buộc phải có thì phải xuất trình. Ngoài ra, hồ sơ còn có văn bản nước ngoài (nếu có) phải xuất trình. “Khi DN đủ hồ sơ thì cơ quan hải quan cho thông quan”, bà Huyền nhấn mạnh.

Bà Huyền đưa ra ví dụ, từ năm 2013 trở về trước, NK gỗ từ Campuchia phải theo giấy phép của Bộ Công Thương và phải có văn bản từ phía Bộ Thương mại Campuchia, Bộ Công Thương mới có cơ sở cấp giấy phép này. Tuy nhiên, năm 2014, Chính phủ lại bỏ cấp phép NK gỗ từ Campuchia, yêu cầu gỗ NK phải được đối xử giống nhau ở tất cả các nước. Tuy nhiên, khi thực thi VPA/FLEGT cần một cơ chế kiểm soát chặt chẽ hơn nguồn gốc gỗ NK.

Theo ông Nguyễn Nhĩ, muốn quản lý chặt chẽ chuỗi cung nguồn đầu vào hay không phải từ quy định của Bộ Công Thương. Ví dụ như quy định, lâm sản NK vào phải làm thủ tục gì; NK qua đường hạn ngạch, đối tượng DN, cá nhân nào được thực hiện?...

Đứng từ góc độ DN, ông Huỳnh Văn Hạnh - Phó chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh (HAWA) – cho biết: Chính phủ Việt Nam cần phối hợp Chính phủ Campuchia xem xét cơ chế phối hợp chính sách ngăn chặn không cho NK gỗ bất hợp pháp từ Campuchia, khuyến khích NK toàn bộ gỗ từ rừng trồng., từng bước cấm NK gỗ có nguồn gốc từ rừng tự nhiên.

Mới đây, Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam đã chủ trì phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp - Bộ Nông nghiệp Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia tổ chức đối thoại chính sách về thương mại gỗ và sản phẩm gỗ giữa Việt Nam và Campuchia đảm bảo tính hợp pháp và bền vững.

Kỳ 3: Việt Nam nói “không” với gỗ bất hợp pháp

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam lần đầu tiên vươn lên vị trí thứ 5 xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Việt Nam lần đầu tiên vươn lên vị trí thứ 5 xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Trong 15 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào thị trường Singapore, Việt Nam lần đầu tiên vươn lên giữ vị trí thứ 5 tại thị trường này.
Việt Nam thu về hơn 532 triệu USD từ xuất khẩu xăng dầu

Việt Nam thu về hơn 532 triệu USD từ xuất khẩu xăng dầu

3 tháng đầu năm 2024 xuất khẩu xăng dầu của Việt Nam đạt 631.310 tấn, trị giá 532,02 triệu USD, tăng 13,9% về lượng và tăng 8,9% về trị giá so với cùng kỳ.
Dự báo thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quý 2/2024

Dự báo thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quý 2/2024

Theo các tổ chức nhận định, lĩnh vực thương mại điện tử nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ và dự báo tiếp tục tăng trưởng trong quý 2/2024.
Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Singapore: Giữ đà tăng trưởng

Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Singapore: Giữ đà tăng trưởng

Trong tháng 3/2024, xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Singapore tiếp tục giữ được mức tăng trưởng dương khá tốt (tăng 7,69%), đạt 603,3 triệu SGD.
Thêm một sản phẩm chế biến từ nông sản Việt Nam có mặt tại Mỹ

Thêm một sản phẩm chế biến từ nông sản Việt Nam có mặt tại Mỹ

Lô hàng nước mía ép nguyên chất đóng lon của Công ty Lasuco được doanh nhân người gốc đảo quốc Haiti,đưa vào phân phối tại các cửa hàng tiện lợi và siêu thị ở Mỹ.

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp Việt tìm cơ hội tăng trưởng trên thương mại điện tử

Doanh nghiệp Việt tìm cơ hội tăng trưởng trên thương mại điện tử

Hội thảo "Mật Mã Ecom: Mở lối tăng trưởng trên thương mại điện tử" vừa được tổ chức thành công với sự tham gia của hơn 100 doanh nghiệp.
Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Cục Xúc tiến thương mại và Business France

Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Cục Xúc tiến thương mại và Business France

Chiều ngày 25/4, tại trụ sở Bộ Công Thương, Cục Xúc tiến thương mại và Cơ quan thương mại Business France đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác.
Đưa Tây Nguyên ra khỏi “vùng trũng” trong phát triển ngoại thương

Đưa Tây Nguyên ra khỏi “vùng trũng” trong phát triển ngoại thương

Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu Tây Nguyên được kỳ vọng sẽ giúp khu vực thoát khỏi “vùng trũng” trong phát triển ngoại thương.
Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ chống bán phá giá bột ngọt Indonesia, Trung Quốc

Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ chống bán phá giá bột ngọt Indonesia, Trung Quốc

Bộ Công Thương thông báo tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ biện pháp chống bán phá giá một số sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Indonesia và Trung Quốc.
Sản xuất lúa cần cân đối với sản lượng gạo xuất khẩu

Sản xuất lúa cần cân đối với sản lượng gạo xuất khẩu

Năm 2024, dự kiến sản lượng lúa sẽ giảm khoảng 35 nghìn tấn so với năm 2023. Do đó, sản xuất lúa và cân đối lúa gạo xuất khẩu cần được chú trọng.
Quý I/2024, xuất khẩu sầu riêng thu về 253 triệu USD

Quý I/2024, xuất khẩu sầu riêng thu về 253 triệu USD

Quý I/2024, xuất khẩu sầu riêng đạt gần 57.000 tấn với trị giá thu về 253 triệu USD, tăng 42% về lượng và tăng 63,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu gạo kỳ vọng tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Xuất khẩu gạo kỳ vọng tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Dần khẳng định thương hiệu và uy tín trên thị trường quốc tế, xuất khẩu gạo được kỳ vọng sẽ tiếp tục bứt phá trong năm 2024 này.
Xúc tiến thương mại: Đồng hành tiêu thụ, phát triển thị trường cho sản phẩm kinh tế tập thể, hợp tác xã

Xúc tiến thương mại: Đồng hành tiêu thụ, phát triển thị trường cho sản phẩm kinh tế tập thể, hợp tác xã

Công tác xúc tiến thương mại, đẩy mạnh phát triển thị trường gắn hỗ trợ khu vực kinh tế tập thể đã trở thành một trong những nhiệm vụ của Bộ Công Thương.
Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Triển khai nhiều giải pháp, Bộ Công Thương đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gạo nói riêng và ngành lúa gạo Việt Nam nói chung.
Bắc Giang: Hỗ trợ tối đa để các hợp tác xã phát triển hơn nữa

Bắc Giang: Hỗ trợ tối đa để các hợp tác xã phát triển hơn nữa

Toàn tỉnh Bắc Giang có 1.116 hợp tác xã, việc tiếp cận nguồn vốn của các hợp tác xã hiện được tỉnh Bắc Giang quan tâm nên đã phát huy được hiệu quả kinh tế.
Xuất khẩu quặng và khoáng sản tăng cả về lượng và trị giá

Xuất khẩu quặng và khoáng sản tăng cả về lượng và trị giá

Xuất khẩu quặng và khoáng sản trong tháng 3/2024 đạt 233.844 tấn với trị giá hơn 21,88 triệu USD, tăng 74,5% về lượng và tăng 45,3% về trị giá so tháng 2/2024.
Mining Vietnam - cầu nối giao thương cho doanh nghiệp ngành khai khoáng, xây dựng

Mining Vietnam - cầu nối giao thương cho doanh nghiệp ngành khai khoáng, xây dựng

Sáng 24/4, Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về Công nghiệp Khai thác, Khôi phục Tài nguyên khoáng sản và Xây dựng Việt Nam đã được tổ chức tại Hà Nội.
VECOM công bố báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam (EBI) năm 2024

VECOM công bố báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam (EBI) năm 2024

Theo VECOM, TP. Hồ Chí Minh tiếp tục dẫn đầu xếp hạng Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2024 với 87 điểm. Đứng thứ hai là Hà Nội với 84,3 điểm.
Xuất khẩu cà phê gia tăng áp lực mới

Xuất khẩu cà phê gia tăng áp lực mới

Cùng với áp lực về nguồn cung giảm, giá thu mua tăng phi mã, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đang đối diện với những khó khăn mới từ thị trường xuất khẩu.
Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ chống bán phá giá sản phẩm plastic

Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ chống bán phá giá sản phẩm plastic

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương thông báo tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm plastic.
Ngày 26/4 sẽ diễn ra Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Ngày 26/4 sẽ diễn ra Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Ngày 26/4, sẽ diễn ra Hội nghị đánh giá kết quả xuất khẩu gạo năm 2023, quý I/2024 và triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Nhà mua hàng quốc tế “đổ bộ” tìm nguồn cung ứng sản phẩm từ Việt Nam

Nhà mua hàng quốc tế “đổ bộ” tìm nguồn cung ứng sản phẩm từ Việt Nam

Triển lãm Nguồn cung ứng quốc tế 2024 hứa hẹn thu hút hơn 8.000 nhà mua hàng từ hơn 150 quốc gia tìm nguồn cung ứng sản phẩm từ Việt Nam.
Rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng, bảo vệ ngành thép

Rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng, bảo vệ ngành thép

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát, nắm tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng để chủ động thực hiện các biện pháp phù hợp.
Những lưu ý khi xuất khẩu dưa hấu sang thị trường Trung Quốc

Những lưu ý khi xuất khẩu dưa hấu sang thị trường Trung Quốc

Dưa hấu tươi của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc không được nhiễm 5 đối tượng kiểm dịch thực vật còn sống.
Xây dựng trung tâm logistics quy mô, hiện đại làm

Xây dựng trung tâm logistics quy mô, hiện đại làm ''cầu nối'' thu hút đầu tư

Để tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, nhiều địa phương hướng đến xây dựng trung tâm logistics quy mô, hiện đại và đầy đủ chức năng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động