Thách thức của ngành khách sạn trong bối cảnh du lịch phục hồi

6 tháng năm 2024, Việt Nam đón 8,8 triệu lượt khách quốc tế, dù có nhiều tín hiệu tích cực song hoạt động kinh doanh khách sạn chưa quay về mức trước đại dịch.
Ngành khách sạn đang thay đổi để thích nghi Nâng tầm vị thế ngành khách sạn và bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam

Theo số liệu thống kê của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã đón tiếp 8,8 triệu lượt khách quốc tế, vượt mức cùng kỳ trước đại dịch năm 2019.

Trong số các thị trường khách quốc tế, Hàn Quốc vẫn đang dẫn đầu thị phần và thậm chí còn tăng trưởng gần 10% so với cùng kỳ trước dịch. Khách Trung Quốc vốn là thị trường khách quốc tế lớn nhất trước đây cũng đang dần khôi phục, và quay lại là thị trường gửi khách nhiều nhất đến Việt Nam trong tháng 5/2024.

Theo ghi nhận, dù có nhiều tín hiệu tích cực nhưng hoạt động kinh doanh khách sạn vẫn chưa quay về mức trước đại dịch do sự sụt giảm công suất phòng cho thuê. Trong khi đó, giá phòng bình quân đạt xấp xỉ mức trước dịch, phần lớn các điểm đến trong nước.

Đáng chú ý, một số khách sạn tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội ghi nhận sự cải thiện giá phòng cao hơn thời điểm 2019, nhưng nhìn chung mức tăng trưởng giá phòng của Việt Nam vẫn còn thấp hơn so với các quốc gia khác trong khu vực.

Sự khôi phục chậm từ các thị trường khách truyền thống như Nga, Trung Quốc, cùng với sự tăng trưởng nguồn cung mạnh mẽ tại các điểm đến du lịch biển trong những năm qua là nhân tố chính tác động đến công suất phòng cho thuê.

Thách thức của ngành khách sạn trong bối cảnh du lịch phục hồi
Khách quốc tế đến TP. Hồ Chí Minh tăng mạnh những tháng đầu năm 2024 (Ảnh: Nguyễn Huế).

Theo thống kê của Savills Hotels, khoảng 45.000 phòng thuộc phân khúc trung cao cấp được đưa vào hoạt động trong giai đoạn 2020 đến tháng 6/2024, tương đương mức tăng 25% nguồn cung phòng.

Ông Mauro Gasparotti - Giám đốc Savills Hotels nhận định về tổng quan thị trường Việt Nam: Có thể nói rằng nguồn cầu đã gần như khôi phục, tuy nhiên thị trường nghỉ dưỡng vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức. Đó là tình trạng dư thừa nguồn cung tại một số nơi khi nhiều dự án quy mô lớn được đưa vào vận hành; thiếu hụt nguồn cung đa dạng, chất lượng tại TP. Hồ Chí Minh khi so với các điểm đến khác trong khu vực.

Trước đây, nhiều chủ đầu tư vội vàng nắm bắt cơ hội phát triển của ngành du lịch, nhưng lại chưa có sự cân nhắc thấu đáo mô hình, lựa chọn sản phẩm. Nhiều dự án được xây dựng nhằm đáp ứng tốc độ tăng trưởng của một số tệp khách lưu trú sẵn có, thay vì chú trọng đem đến các sản phẩm nhằm thu hút nguồn cầu mới. Condotel tại các điểm đến ven biển là ví dụ minh họa cho điều này, và chúng ta có thể thấy được khó khăn mà nhiều dự án condotel gặp phải khi thị trường không thuận lợi, thậm chí một số phải tạm dừng triển khai.

Gần đây, chúng tôi nhận thấy xu hướng hợp tác cùng với các thương hiệu nhà điều hành khách sạn, tái định vị đang diễn ra mạnh mẽ, khi nhiều dự án khách sạn và cả condotel mong muốn thúc đẩy khả năng cạnh tranh và gia tăng thị phần, một số đang trong quá trình chuyển đổi thương hiệu, trong khi đó nhiều khách sạn cũng đang nâng cấp các trải nghiệm ẩm thực”, ông Mauro chia sẻ thêm.

Số lượng dự án mang thương hiệu nhà điều hành khách sạn không ngừng gia tăng tại Việt Nam. Trong 3 năm tới, số lượng dự án khách sạn mang thương hiệu của nhà điều hành quốc tế dự kiến chiếm 40% tổng số lượng dự án trung cao cấp đang hoạt động tại Việt Nam, tăng mạnh so với tỷ trọng 25% vào năm 2013.

Các biến động trên thị trường nghỉ dưỡng những năm gần đây khiến ngành khách sạn gặp nhiều thách thức trong việc duy trì biên lợi nhuận tốt. Quy mô dự án càng lớn càng dễ gặp nhiều khó khăn khi thị trường thay đổi. Do vậy, việc tối ưu hóa hiệu suất vận hành trở nên quan trọng hơn, nhất là trong bối cảnh thiếu hụt nguồn nhân sự chất lượng phục vụ cho ngành.

Ông Mauro nhận định: "Trong thời gian tới, thị trường dự kiến sẽ có hai xu hướng nổi bật góp phần định hình ngành khách sạn. Trước tiên là sự hiện diện của các thương hiệu lifestyle, với thế mạnh về dịch vụ F&B (ngành công nghiệp thực phẩm và dịch vụ ăn uống). Ví dụ như Nobu, một thương hiệu khách sạn với dấu ấn ẩm thực Nhật Bản sẽ sớm có mặt tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Mặt khác, chúng tôi cũng quan sát thấy mô hình khách sạn dịch vụ chọn lọc – focused service (mô hình khách sạn chỉ cung cấp dịch vụ ở mức cơ bản) sẽ trở nên phổ biến hơn. Mô hình này đáp ứng nhu cầu gia tăng của nhóm khách ngân sách tầm trung và đã rất phổ biến tại các quốc gia khác, tuy nhiên lại chưa được nhận diện rộng rãi tại Việt Nam”.

Đồng quan điểm, bà Uyên Nguyễn - Trưởng bộ phận Tư vấn tại Savills Hotels cũng nhận định: "Mô hình này sẽ phù hợp với các điểm đến du lịch phát triển với nhiều tiện ích ẩm thực và vui chơi giải trí sẵn có, vì khi đó khách sạn có thể tiết giảm các tiện ích và dịch vụ, qua đó giảm được chi phí đầu tư, giá bán phòng và chi phí vận hành mà vẫn không ảnh hưởng đến trải nghiệm của du khách”.

Tại Việt Nam, mô hình đã có mặt tại TP. Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Nẵng và một vài địa điểm khác nhưng số lượng dự án còn hạn chế so với tiềm năng, cũng như còn ít hơn các nước khác trong khu vực. Hiện nay, số lượng khách sạn dịch vụ chọn lọc, phân khúc tầm trung do 5 nhà điều hành quốc tế hàng đầu quản lý tại Việt Nam chỉ bằng 1/3 so với Thái Lan.

Tỷ lệ khách sạn dịch vụ chọn lọc tại TP. Hồ Chí Minh chiếm 27% tổng lượng nguồn cung của mô hình này trong khi tỷ lệ này tại Bangkok là 60%. “Với tệp du khách đa dạng và là nơi tập trung nhiều tiện ích ẩm thực và vui chơi giải trí, mô hình này phát triển mạnh mẽ hơn tại TP. Hồ Chí Minh, tương tự như tại Bangkok”, bà Uyên Nguyễn kỳ vọng.

Trong khi đó, bà Jenny Milos - Phó chủ tịch, Quản lý thương hiệu Dịch vụ chọn lọc và Suites, Khu vực châu Á Thái Bình Dương của Hilton cho rằng, sự bùng nổ của tầng lớp trung cấp tại khu vực châu Á Thái Bình Dương thúc đẩy nhu cầu du lịch quốc tế, trong đó Việt Nam cũng là một điểm đến được du khách ưa chuộng. Điều này góp phần gia tăng nhu cầu lưu trú tại các khách sạn chất lượng với mức giá hợp lý, thúc đẩy sự phát triển của mô hình dịch vụ chọn lọc tại Hilton, trong đó nổi bật là thương hiệu Hilton Garden Inn.

Trong thời gian tới, sự hồi phục của thị trường Trung Quốc, cùng với các chương trình thị thực và kích cầu du lịch được kỳ vọng tiếp tục thúc đẩy tốc độ khôi phục hoạt động du lịch. Thị trường cần đa dạng hơn về sản phẩm du lịch, chất lượng dịch vụ, nhằm đáp ứng nhu cầu của tệp khách du lịch và công vụ. Điều này đòi hỏi sự hợp tác giữa địa phương, doanh nghiệp và cá nhân trong ngành để có thể tạo thêm giá trị cho sản phẩm du lịch, từ đó gia tăng vị thế của ngành du lịch Việt Nam trên bản đồ du lịch quốc tế.

Minh Khuê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: TP. Hồ Chí Minh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thương nhớ

Thương nhớ 'Thành phố bồ câu' ở miền Đồng Tháp Mười

Một “Thành phố Bồ câu” địa điểm thú vị, nằm giữa khu du lịch di sản hệ sinh thái xưa, tại điểm tham quan Khu bảo tồn Đồng Tháp Mười.
Lamori Resort & Spa - huyền bí thung lũng xanh mát

Lamori Resort & Spa - huyền bí thung lũng xanh mát

Lamori Resort & Spa, huyền bí thung lũng xanh mát, tại xã Thọ Lâm, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, cách khu di tích quốc gia Lam Kinh chưa tới 1 km.
Lamori Resort & Spa nơi nghỉ dưỡng đặc sắc đáng khám phá

Lamori Resort & Spa nơi nghỉ dưỡng đặc sắc đáng khám phá

Lamori Resort & Spa, tọa lạc tại xã Thọ Lâm, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, mới đây ra mắt chuỗi Bungalow ẩn mình trong núi, nơi nghỉ dưỡng đặc sắc bậc nhất.
Hạ Long ‘hồi sinh’ sau bão số 3: Đảm bảo an toàn và hấp dẫn du khách

Hạ Long ‘hồi sinh’ sau bão số 3: Đảm bảo an toàn và hấp dẫn du khách

TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã khẩn trương triển khai nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau bão và chuẩn bị sẵn sàng để đón khách du lịch trở lại từ ngày 13/9.
Nhiều công ty lữ hành muốn hợp tác, khai thác tuyến du lịch với Đắk Nông

Nhiều công ty lữ hành muốn hợp tác, khai thác tuyến du lịch với Đắk Nông

Hàng chục công ty lữ hành, du lịch trong cả nước mong muốn được kết nối, hợp tác khai thác tuyến du lịch trải nghiệm với tỉnh Đắk Nông.

Tin cùng chuyên mục

Bình chọn “Điểm đến du lịch hấp dẫn TP. Hồ Chí Minh và 13 tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long 2024"

Bình chọn “Điểm đến du lịch hấp dẫn TP. Hồ Chí Minh và 13 tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long 2024"

Chương trình bình chọn “Điểm đến du lịch hấp dẫn TP. Hồ Chí Minh và 13 tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long 2024” là nội dung trọng tâm trong liên kết phát triển.
Đưa du lịch Thanh Hóa trở thành du lịch bốn mùa

Đưa du lịch Thanh Hóa trở thành du lịch bốn mùa

Chỉ trong 8 tháng năm 2024, du lịch Thanh Hoá đã hoàn thành vượt kế hoạch mục tiêu đề ra, với hơn 14 triệu lượt khách, tổng doanh thu đạt gần 31 nghìn tỷ đồng.
Đơn vị quản lý, vận hành nói gì về việc tăng giá vé vào cổng ga Đà Lạt lên gấp 10 lần?

Đơn vị quản lý, vận hành nói gì về việc tăng giá vé vào cổng ga Đà Lạt lên gấp 10 lần?

Chi nhánh Khai thác đường sắt Sài Gòn, Tổng Công ty đường sắt Việt Nam sẽ tăng giá vé vào cổng tham quan ga Đà Lạt kể từ ngày 01/10/2024.
Tọa đàm

Tọa đàm 'Việt Nam - điểm đến mới của điện ảnh thế giới': Tiềm năng hợp tác du lịch và điện ảnh

Sáng nay (ngày 10/9), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với báo Nhân dân tổ chức tọa đàm trực tuyến “Việt Nam - điểm đến mới của điện ảnh thế giới".
Doanh nghiệp du lịch nỗ lực khắc phục thiệt hại để sớm phục vụ du khách trở lại sau bão số 3

Doanh nghiệp du lịch nỗ lực khắc phục thiệt hại để sớm phục vụ du khách trở lại sau bão số 3

Sau bão số 3, du lịch đang là ngành chịu nhiều thiệt hại. Hiện các doanh nghiệp đang nỗ lực khắc phục để sớm có thể phục vụ du khách sớm nhất.
Hội chợ Du lịch Quốc tế TP. Hồ Chí Minh: Xúc tiến thành công hơn 11.460 cuộc hẹn thương mại B2B

Hội chợ Du lịch Quốc tế TP. Hồ Chí Minh: Xúc tiến thành công hơn 11.460 cuộc hẹn thương mại B2B

Hội chợ Du lịch Quốc tế TP. Hồ Chí Minh 2024 đã xúc tiến thành công hơn 11.460 cuộc hẹn thương mại B2B giữa 220 người mua quốc tế và hơn 450 đơn vị triển lãm.
Định hướng thúc đẩy phát triển du lịch bền vững qua ESG

Định hướng thúc đẩy phát triển du lịch bền vững qua ESG

Việc áp dụng các yếu tố ESG vào chiến lược phát triển du lịch sẽ giúp Việt Nam bảo vệ và phát triển bền vững các tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hoá.
8 tháng 2024: Gần 11,4 triệu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam

8 tháng 2024: Gần 11,4 triệu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam

8 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt gần 11,4 triệu lượt, tăng 45,8% so với cùng kỳ năm 2023 và tăng 1,0% so với cùng kỳ năm 2019.
Hội chợ Du lịch quốc tế TP. Hồ Chí Minh: Thúc đẩy tăng trưởng thị trường khách quốc tế đến Việt Nam

Hội chợ Du lịch quốc tế TP. Hồ Chí Minh: Thúc đẩy tăng trưởng thị trường khách quốc tế đến Việt Nam

Hội chợ Du lịch quốc tế TP. Hồ Chí Minh 2024 được tổ chức góp phần thúc đẩy tăng trưởng thị trường khách quốc tế đến Việt Nam nói chung và thành phố nói riêng.
Giá vé máy bay tăng, khách Việt chọn đi du lịch nước ngoài dịp lễ 2/9

Giá vé máy bay tăng, khách Việt chọn đi du lịch nước ngoài dịp lễ 2/9

Theo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, dịp lễ 2/9, do giá vé máy bay cao khiến giá tour nội địa cao, dẫn đến khách Việt chọn đi du lịch nước ngoài.
Cần Thơ và Bạc Liêu: Thu hút 260.000 lượt khách trong dịp lễ Quốc khánh

Cần Thơ và Bạc Liêu: Thu hút 260.000 lượt khách trong dịp lễ Quốc khánh

Trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh năm nay, lượng khách tham quan, du lịch tới Cần Thơ và Bạc Liêu ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể.
Điểm danh loạt địa phương đạt doanh thu nghìn tỷ đồng từ du lịch dịp lễ 2/9

Điểm danh loạt địa phương đạt doanh thu nghìn tỷ đồng từ du lịch dịp lễ 2/9

Nhiều địa phương trên cả nước đã đón lượng khách lớn và doanh thu từ du lịch đạt hơn 1.000 tỷ đồng trong 4 ngày của kỳ nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9.
Kiên Giang: Đón gần 160 nghìn lượt khách du lịch dịp Quốc khánh 2/9

Kiên Giang: Đón gần 160 nghìn lượt khách du lịch dịp Quốc khánh 2/9

Theo thống kê, trong dịp lễ Quốc khánh 2/9, toàn tỉnh Kiên Giang đón gần 160 nghìn lượt khách du lịch, tổng doanh thu gần 350 tỷ đồng.
Quảng Ninh: 4 ngày nghỉ lễ thu số tiền cao kỷ lục, hơn một nghìn tỷ đồng

Quảng Ninh: 4 ngày nghỉ lễ thu số tiền cao kỷ lục, hơn một nghìn tỷ đồng

Trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, Quảng Ninh thu hút gần nửa triệu khách đến du lịch, thu số tiền cao kỷ lục với hơn một nghìn tỷ đồng.
Miền Trung: Doanh thu hàng nghìn tỷ từ du lịch dịp lễ Quốc khánh 2/9

Miền Trung: Doanh thu hàng nghìn tỷ từ du lịch dịp lễ Quốc khánh 2/9

Doanh thu từ du lịch tại nhiều tỉnh thành khu vực Trung tăng cao khi dịp lễ Quốc Khánh 2/9 năm nay lượng du khách về đây “ào ạ”.
Tiếp tục được vinh danh Điểm đến hàng đầu châu Á 2024: Khẳng định sức hút đặc biệt của Việt Nam

Tiếp tục được vinh danh Điểm đến hàng đầu châu Á 2024: Khẳng định sức hút đặc biệt của Việt Nam

Việt Nam tiếp tục được vinh danh là Điểm đến hàng đầu châu Á 2024, Điểm đến di sản hàng đầu châu Á 2024 và Điểm đến thiên nhiên hàng đầu châu Á 2024.
Lào Cai đón 196.000 lượt du khách,  thu trên 600 tỷ đồng trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh

Lào Cai đón 196.000 lượt du khách, thu trên 600 tỷ đồng trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh

Theo số liệu thống kê của sở Du lịch tỉnh Lào Cai, từ ngày 31/8 đến ngày 03/9/2024, tỉnh Lào Cai ước đón khoảng 196.500 lượt khách…
Quảng Nam

Quảng Nam 'thắng' nhiều giải thưởng về du lịch châu Á

Tỉnh Quảng Nam có 3 đại diện được vinh danh tại Lễ trao giải thưởng Du lịch thế giới khu vực châu Á và châu Đại Dương lần thứ 31 năm 2024.
Nghỉ lễ Quốc khánh 2/9: Cả nước phục vụ khoảng 3 triệu lượt khách du lịch

Nghỉ lễ Quốc khánh 2/9: Cả nước phục vụ khoảng 3 triệu lượt khách du lịch

Theo thống kê, trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay (31/8 - 3/9), ước tính ngành du lịch cả nước đã phục vụ khoảng 3 triệu lượt khách du lịch.
Thừa Thiên Huế: Doanh thu du lịch dịp lễ 2/9 ước đạt 132 tỷ đồng

Thừa Thiên Huế: Doanh thu du lịch dịp lễ 2/9 ước đạt 132 tỷ đồng

Dịp lễ Quốc khánh 2/9, Thừa Thiên Huế đón hơn 130.000 lượt du khách đến tham quan, trải nghiệm dịch vụ, du lịch tại địa phương, doanh thu ước đạt 132 tỷ đồng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động