Thứ năm 15/05/2025 17:43

Tập trung tấn công trấn áp tội phạm ma túy

Tuyến biên giới Việt-Trung dài 1.463 km đi qua địa bàn 7 tỉnh của Việt Nam, tiếp giáp với 2 tỉnh Quảng Tây và Vân Nam (Trung Quốc). Đây được coi là tuyến biên giới trọng điểm về hoạt động của tội phạm ma túy, nhất là ma túy được vận chuyển từ khu vực “Tam giác vàng” vào Việt nam sang Trung Quốc, cùng với đó là các loại ma túy tổng hợp, tiền chất, tân dược vận chuyển từ Trung Quốc vào Việt Nam.

Một lượng lớn ma túy đã bị các cơ quan chức năng bắt giữ khi vận chuyển qua biên giới Việt - Trung

 - Phối hợp để đạt hiệu quả cao nhất

Đứng trước tình hình phức tạp trên, nhiều năm qua, Việt Nam đã rất quan tâm, coi trọng việc hợp tác với Trung Quốc trong đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy (TPMT). Theo số liệu thống kê từ đầu năm 2012 đến hết năm 2013, lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy các đơn vị, địa phương trên tuyến biên giới Việt Trung đã phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ 4.202 vụ, 5.623 đối tượng, thu giữ 229,8kg hê-rô-in, 81,5kg thuốc phiện, 11,4kg + 211.312 viên ma túy tổng hợp, 7kg cần sa khô và nhiều tài sản, phương tiện liên quan khác. Điển hình như: Vụ bắt giữ 13,86kg hê-rô-in tại Móng Cái (Quảng Ninh) ngày 31/12/2012; ngày 12/8/2012 Công an Trung Quốc kiểm tra xe chở quả thanh long của Công ty vận tải số 9, Thành phố Hồ Chí Minh xuất sang Trung Quốc, thu giữ 162 bánh hê-rô-in; vụ bắt giữ 32 bánh hê-rô-in tại Điện Biên ngày 22/3/2013…

Mới đây, tại Lạng Sơn, để cụ thể hóa các nội dung trong Kế hoạch phối hợp giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Trung Quốc đã được hai bên thống nhất tại hội nghị song phương trước đó, Hội nghị triển khai cao điểm tấn công trấn áp TPMT trên tuyến biên giới Việt – Trung giữa các lực lượng chức năng của Việt Nam và các địa phương có đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc đã được tổ chức.

Tại hội nghị, Đoàn đại biểu Bộ Công an hai nước đã tiến hành Hội đàm thống nhất các phương án nhằm đảm bảo quá trình phối hợp thực hiện đợt cao điểm tuyên truyền, tấn công trấn áp tội phạm ma túy trên tuyến biên giới Việt - Trung đạt hiệu quả cao nhất.

Về phía Việt Nam, ngoài việc nghiêm túc triển khai Kế hoạch hành động song phương đã ký kết với Trung Quốc, để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác phòng, chống ma túy trên tuyến biên giới Việt – Trung, Bộ Công an đã chủ động phối hợp với Tổng cục Hải quan, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển để ban hành Kế hoạch số 35/KH-BCA-C41 về phối hợp các lực lượng, đơn vị thực hiện đợt cao điểm tuyên truyền, đấu tranh trấn áp tội phạm ma túy trên tuyến biên giới Việt Trung thời gian thực hiện từ 15/3 đến 30/6/2014.

Mục tiêu của Kế hoạch là nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cán bộ, chiến sỹ của các lực lượng. Trong đó, nâng tỷ lệ phát hiện phát hiện, bắt giữ tội phạm ma túy trên tuyến biên giới tăng từ 10 đến 15%; xử lý hình sự đạt trên 80%; số chuyên án xác lập, đấu tranh tăng từ 10 đến 15%...

Lực lượng cảnh sát giữ vai trò chủ công, nòng cốt

Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an khẳng định: Đảng và Chính phủ Việt Nam luôn luôn quan tâm sâu sắc và chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, chương trình, kế hoạch nhằm ngăn chặn hiểm họa ma túy với mục tiêu chung là xóa bỏ tệ nạn ma túy và hoạt động TPMT ra khỏi đời sống xã hội. Theo đó, lực lượng công an hai nước cần làm tốt công tác tham mưu cho Đảng, Chính quyền hai nước trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia công tác phòng, chống TPMT; giúp đỡ nhau để phục vụ hoạt động tương trợ tư pháp giữa hai quốc gia được tốt nhất; duy trì đường dây nóng, thường xuyên trao đổi thông tin, để chủ động, kịp thời tổ chức các biện pháp nghiệp vụ, đấu tranh có hiệu quả với loại tội phạm này.

Các đơn vị, địa phương cần căn cứ trên cơ sở kế hoạch chung của Bộ Công an, để triển khai, cụ thể hóa nội dung các công tác trọng tâm phù hợp với đặc điểm, chức năng nhiệm vụ của đơn vị, địa phương mình; chủ động nắm và dự báo tốt tình hình, chuẩn bị các điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo thực hiện thắng lợi cao điểm. Lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy các đơn vị và công an các địa phương trên tuyến biên giới Việt - Trung cần làm tốt vai trò chủ công, nòng cốt, chủ động phối hợp với các lực lượng chuyên trách của bộ đội biên phòng, hải quan, cảnh sát biển trong phòng ngừa, đấu tranh với TPMT.

“Sau khi kết thúc đợt cao điểm, các đơn vị, địa phương cần  tổ chức tổng kết, kiểm điểm, đánh giá nghiêm túc các mặt, từ đó rút kinh nghiệm để triển khai có hiệu quả hơn cho các đợt thực hiện cao điểm tiếp theo. Mặt khác, cần nghiên cứu để tiếp tục nhân rộng phương án, kế hoạch phối hợp tổ chức cao điểm trên các tuyến biên giới Việt – Lào và Việt Nam – Campuchia” – Thứ trưởng Lê Quý Vương nhấn mạnh.

HM

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng thương hiệu sản phẩm miền núi: Chuyên gia khuyến nghị

Lan tỏa ‘tiếng thơm’ cho sản phẩm miền núi

Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ 'mở lối' xuống miền xuôi

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi