Tập trung nâng cao chất lượng kiểm toán chuyên đề
Tài chính 23/09/2023 18:37 Theo dõi Congthuong.vn trên
Nâng cao chất lượng kiểm toán, chống chuyển giá Kiểm toán Nhà nước đồng hành, nâng cao hiệu quả công tác quản lý toàn diện tại địa phương |
Hiểu rõ đặc thù của kiểm toán chuyên đề
Theo dự kiến Kế hoạch kiểm toán năm 2024, kiểm toán nhà nước sẽ lựa chọn một số chuyên đề có quy mô lớn, phạm vi rộng để tổ chức kiểm toán nhằm đánh giá toàn diện, xuyên suốt công tác quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công, hiệu quả, hiệu lực thực thi chính sách đối với chủ đề được lựa chọn, phục vụ hoạt động giám sát của Quốc hội, quản lý điều hành của Chính phủ.
Ông Vũ Ngọc Tuấn - Vụ trưởng Vụ Tổng hợp (Kiểm toán nhà nước) cho biết, nhờ lựa chọn đúng, trúng chủ đề kiểm toán, kết quả kiểm toán chuyên đề đã góp phần quan trọng trong việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công được tiết kiệm và hiệu quả hơn; hoạt động kiểm toán đã tạo lòng tin trong dư luận và công chúng. “Kết quả kiểm toán đã phục vụ tốt cho công tác quản lý, điều hành ngân sách nhà nước, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ, giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp” – ông Tuấn cho hay.
Bên cạnh mục tiêu xác định tính đúng đắn, trung thực của các số liệu quyết toán; đánh giá tính tuân thủ hệ thống các văn bản về quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước; kiến nghị xử lý các sai phạm về công tác quản lý kinh tế, tài chính tại các đơn vị được kiểm toán, các cuộc kiểm toán chuyên đề ngày càng coi trọng hơn đến mục tiêu đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả của việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của đơn vị được kiểm toán.
![]() |
Kiểm toán nhà nước ngày càng chú trọng đến kiểm toán chuyên đề, đặc biệt là các chuyên đề gắn với những vấn đề “nóng”, có ảnh hưởng lớn đến kinh tế, xã hội của đất nước |
Với lợi thế phạm vi kiểm toán kéo dài trong nhiều thời kỳ so với các cuộc kiểm toán khác sẽ giúp kiểm toán chuyên đề có cơ hội nhìn nhận vấn đề trong một quá trình để đánh giá tốt tính kinh tế, tính hiệu lực, hiệu quả trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công. Từ những ưu thế này sẽ giúp kiểm toán chuyên đề đi sâu làm rõ “đến tận cùng” của vấn đề.
Đơn cử, từ kết quả kiểm toán chuyên đề về quản lý, sử dụng túi ni lông do Kiểm toán nhà nước khu vực IV thực hiện (qua theo dõi, đánh giá trong một thời kỳ nhất định) cho thấy, việc miễn, giảm thuế đối với túi ni lông thân thiện môi trường không hiệu quả như mong muốn; tác động từ chính sách thuế đối với việc giảm thiểu sử dụng túi ni lông gây ô nhiễm môi trường không đáng kể, do không phân biệt được ranh giới rõ ràng giữa doanh nghiệp sản xuất túi ni lông thân thiện hay không thân thiện với môi trường…
Ưu tiên các chuyên đề kiểm toán có quy mô lớn, phạm vi rộng
Theo định hướng, Kiểm toán nhà nước sẽ không tăng số lượng, cơ cấu nhiệm vụ kiểm toán năm 2024 so với kế hoạch kiểm toán năm 2023.
Theo đó, Tổng Kiểm toán nhà nước lưu ý, Kiểm toán nhà nước sẽ ưu tiên các chuyên đề kiểm toán có quy mô lớn, phạm vi rộng. Trên cơ sở đó, nếu còn nguồn lực, các đơn vị có thể lựa chọn chủ đề, chuyên đề liên quan đến các vấn đề “nóng” tại địa phương để kiểm toán nhằm đánh giá toàn diện công tác quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.
Trong đó, với vai trò là đơn vị chủ trì, tổ chức thực hiện thành công hàng chục cuộc kiểm toán chuyên đề có phạm vi toàn Ngành, theo Kiểm toán nhà nước chuyên ngành III, để các cuộc kiểm toán chuyên đề đạt chất lượng, hiệu quả, các đơn vị cần chú trọng chất lượng nguồn nhân lực.
Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước chuyên ngành III Lê Tùng Lâm cho biết: Điều này đòi hỏi kiểm toán viên phải có những kiến thức sâu rộng, vừa phải có kiến thức vĩ mô, vừa có kiến thức kinh tế, kỹ thuật của các ngành khác nhau; đặc biệt là khả năng phân tích, tổng hợp và đánh giá chính sách kinh tế vĩ mô.
Ông Lâm khẳng định, việc chuẩn bị tốt nguồn lực con người là yêu cầu tiên quyết để làm nên thành công của cuộc kiểm toán.
Ngoài ra, cần đổi mới cách thức tổ chức kiểm toán, tăng cường thực hiện theo mô hình kiểm toán tập trung thống nhất đối với các cuộc kiểm toán có quy mô lớn để đảm bảo xuyên suốt trong công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện; thống nhất trong kết luận, kiến nghị kiểm toán, tạo thuận lợi cho quá trình tổng hợp kết quả cuộc kiểm toán chuyên đề của toàn Ngành.
Đồng thời, các đơn vị kiểm toán cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ mới để tạo thuận lợi cho hoạt động kiểm toán, nâng cao khả năng phát hiện trong quá trình kiểm toán.
Từ kinh nghiệm triển khai kiểm toán chuyên đề, Kiểm toán nhà nước khu vực VII cho rằng, đơn vị được giao chủ trì thực hiện cuộc kiểm toán phải đề cao uy tín, trách nhiệm trong xây dựng đề cương hướng dẫn kiểm toán, đảm bảo cụ thể, rõ ràng, chi tiết và phù hợp với thực tế thực hiện chương trình, đề án, tạo thuận lợi cho các đơn vị phối hợp thực hiện được hiệu quả.
Các đơn vị kiểm toán cũng lưu ý, để đảm bảo chất lượng kiểm toán chuyên đề, cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát rủi ro kiểm toán để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, cũng như phòng ngừa vi phạm từ sớm, trong đó, cần đề cao vai trò người đứng đầu, người phụ trách các bộ phận trong thực hiện kiểm toán, đảm bảo gắn trách nhiệm của từng cá nhân, từng khâu với kết quả thực hiện nhiệm vụ.
Thời gian qua, Kiểm toán nhà nước đã thực hiện hàng nghìn cuộc kiểm toán trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực kiểm toán chuyên đề với nhiều cuộc kiểm toán có quy mô lớn, phạm vi kiểm toán rộng, sử dụng nhiều nguồn lực của Nhà nước. Các vấn đề được lựa chọn kiểm toán đều là những vấn đề có tính thời sự, được Quốc hội, Chính phủ và xã hội đặc biệt quan tâm, phù hợp với tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước trong từng thời kỳ. Điển hình như các chuyên đề: Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 và các chính sách hỗ trợ; công tác quản lý nhà nước về đất đai giai đoạn 2017-2021; công tác lập, phân bổ vốn đầu tư Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; việc thực hiện các chính sách đầu tư phát triển theo Nghị quyết số 43/2022/QH15; chuyên đề mua sắm trang thiết bị y tế... |
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

ABBANK đồng hành với tài năng trẻ thuộc Dàn nhạc giao hưởng trẻ - Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam

Vi phạm thực hiện lệnh giao dịch, Chứng khoán VIX bị phạt 315 triệu đồng

Techcombank tiếp tục “chơi lớn” đầu tư cho runner tham gia giải marathon tại Hồ Chí Minh lần 6

Cổ phiếu trụ VN30 kéo điểm giúp VN-Index lấy lại sắc xanh

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 8/12/2023: Làn sóng giảm lãi suất vẫn tiếp tục
Tin cùng chuyên mục

Vietcombank được Visa vinh danh 12 hạng mục giải thưởng quan trọng trong hoạt động thẻ năm 2023

Ngân hàng mở: Xu hướng tất yết nhưng còn nhiều rào cản

Tín dụng toàn nền kinh tế đạt hơn 13 triệu tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản lao dốc, VN-Index giảm gần 5 điểm

Đóng hơn 340.000 tài khoản chứng khoán trong tháng 11

Sáng nay, Thủ tướng họp với các lãnh đạo ngân hàng về tăng trưởng tín dụng

PGS.TS. Trần Đình Thiên: Thể chế chưa hoàn thiện, chính sách đầu tư công làm khó cho người thực thi

11 tháng, thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 335.116 tỷ đồng

Kết nối thanh toán sử dụng QR Code giữa Việt Nam và Campuchia

Phần lớn cổ phiếu lên giá, chỉ số VN-Index tăng hơn 10 điểm

Huy động trái phiếu doanh nghiệp giảm 35,4% so với cùng kỳ năm 2022

BIDV tăng cường hợp tác thúc đẩy tài chính bền vững tại COP28

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 6/12/2023: Xuất hiện ngân hàng giảm mạnh lãi suất tới 0,6%

Techcom Securities: Những bước tiên phong trên sàn thứ cấp

Khối ngoại bán ròng kỷ lục kéo chỉ số VN-Index giảm hơn 4 điểm

VietinBank gặp gỡ song phương với các đối tác lớn tại COP28

Thực hiện mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công: Cần sự quyết liệt đồng bộ

Lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành tháng 11 tăng gấp 15 lần

Chứng khoán tháng 11: VN-Index tăng 6,41%, tín hiệu thị trường khởi sắc
