Tạo vị thế cho ngành công nghiệp điện tử

Công nghiệp điện tử Việt Nam có vị thế khá lớn khi lọt top 15 quốc gia XK điện tử lớn nhất thế giới và dẫn đầu giá trị trong tổng kim ngạch XNK của Việt Nam.
Công nghiệp điện tử: Lĩnh vực sản xuất then chốt của Việt Nam Phát triển công nghiệp điện tử: Tháo gỡ khó khăn về vốn, công nghệ

Giá trị nội địa gia tăng

Công nghiệp điện tử là ngành sản xuất, có vị trí then chốt trong nền kinh tế và tác động lan tỏa mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp khác. Mặc dù trải qua 3 năm ảnh hưởng bởi dịch bệnh mà ngành điện tử vẫn giữ vững được tốc độ tăng trưởng cũng như kim ngạch xuất nhập khẩu.

Sản xuất linh kiện điện tử có tốc tăng trưởng khá cao
Sản xuất linh kiện điện tử có tốc tăng trưởng khá cao

Theo số liệu sơ bộ Tổng cục Hải quan vừa công bố mới nhất, nửa đầu tháng 3/2023 có 4 mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD. Đứng đầu là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất với 2,22 tỷ USD. Tiếp đến là điện thoại và linh kiện đạt 1,75 tỷ USD; máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng khác đạt 1,57 tỷ USD; hàng dệt may đạt 1,23 tỷ USD.

Báo cáo của Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho thấy, năm 2022, ngành điện tử đạt kim ngạch xuất khẩu 114,4 tỷ USD, tăng khoảng 6% so năm 2021 và chiếm hơn 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Đáng chú ý, ngành điện tử Việt Nam hiện đã sản xuất được hầu hết các sản phẩm thiết yếu như điều hòa nhiệt độ, ti-vi, máy giặt, điện thoại, máy in…

Các sản phẩm điện tử sản xuất trong nước đa dạng về chủng loại, mầu sắc, mẫu mã, có chất lượng tốt, đáp ứng phần lớn nhu cầu trong nước và xuất khẩu đi nhiều quốc gia trên thế giới. Sự phát triển của ngành điện tử chủ yếu do thu hút được sự đầu tư lớn từ các tập đoàn đa quốc gia của Hàn Quốc, Nhật Bản ở lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử.

Nhìn nhận về ngành điện tử, bà Đỗ Thị Thúy Hương Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA) cho biết, với những đột phá trên chứng tỏ đóng góp của ngành điện tử vào giá trị xuất khẩu cũng như cân đối cán cân thương mại cho cả nước là tương đối quan trọng. Điều đó cho thấy tỷ trọng xuất siêu của điện tử tăng dần so với các năm trước đó. Giá trị gia tăng cộng thêm cho sản xuất trong nước càng ngày càng gia tăng thêm. Có được kết quả này là do chính sách đúng đắn của Chính phủ và Bộ trong việc thu hút đầu tư FDI một cách phù hợp và chọn lọc.

Ngoài việc được tạo thuận lợi trong hỗ trợ chính sách, theo bà Hương, việc duy trì điểm sáng kinh tế hàng năm của công nghiệp điện tử còn đến từ việc hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp chế biến chế tạo, đặc biệt là ngành công nghiệp hỗ trợ của ngành công nghiệp điện tử có đà và khởi sắc hơn trong những năm gần đây.

Tuy nhiên có một thực tế, công nghiệp điện tử cũng đang phụ thuộc quá lớn vào khối ngoại khi có đến 95% kim ngạch xuất khẩu đang thuộc về các doanh nghiệp FDI. Năng lực doanh nghiệp nội địa vẫn hạn chế, chất lượng, mẫu mã sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu nên thị trường điện-điện tử dân dụng trong nước hiện đa phần do thương hiệu nước ngoài chiếm lĩnh.

Bên cạnh đó, tỷ lệ nội địa hóa ngành điện tử còn thấp; các sản phẩm điện tử trên thị trường Việt Nam đa số là hàng nhập khẩu nguyên chiếc hoặc lắp ráp trong nước bằng linh kiện ngoại; doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử dù đã tham gia vào chuỗi giá trị của ngành, tuy nhiên mới cung cấp được các sản phẩm đơn giản, có giá trị hàm lượng công nghệ thấp.

Lý giải nguyên nhân của tình trạng này, ông Phạm Tuấn Anh - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho rằng, các sản phẩm điện tử thường có tuổi thọ tương đối ngắn, thường xuyên thay đổi tính năng và mẫu mã, trong khi năng lực của doanh nghiệp trong nước hạn chế, không đủ nguồn lực để đầu tư vào nghiên cứu, phát triển sản phẩm cũng như thương hiệu. Vì vậy, các công đoạn có hàm lượng giá trị gia tăng cao vẫn phụ thuộc vào chuỗi sản xuất nước ngoài.

Hình thành mạng lưới doanh nghiệp nội địa đóng vai trò dẫn dắt thị trường

Trong bối cảnh thị trường chung biến động, nhiều nhà đầu tư đang chuyển hướng sang thị trường thứ ba, chuỗi cung ứng toàn cầu được định hình lại theo xu hướng dịch chuyển nguồn cung để giảm phụ thuộc vào một quốc gia. Ðây là cơ hội để ngành điện tử Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, tăng xuất khẩu sang các thị trường khó tính, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực vốn, kinh nghiệm quản trị cũng như trình độ sản xuất và công nghệ.

Tuy nhiên, những thách thức mà ngành điện tử đang phải đối mặt đòi hỏi Nhà nước phải kịp thời điều chỉnh chính sách thu hút FDI có chọn lọc để tận dụng hiệu quả làn sóng dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam; tiếp tục ban hành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh số hóa; tập trung hỗ trợ một số doanh nghiệp có triển vọng trong lĩnh vực điện tử phát triển, từ đó đóng vai trò dẫn dắt thị trường điện tử trong nước, nhất là các sản phẩm điện- điện tử gia dụng.

Nêu giải pháp, ông Phạm Tuấn Anh nhận định, trong thời gian tới, cần xây dựng một chiến lược hỗ trợ dài hơi, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành từ việc lắp ráp đơn giản sang sản xuất, chế tạo các sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Ðầu tiên, cần thúc đẩy phát triển các sản phẩm như màn hình, chất bán dẫn và linh kiện điện tử quan trọng. Nguồn lực để sản xuất các sản phẩm có vòng đời lâu dài như vậy đòi hỏi đầu tư lớn, mất thời gian 10-20 năm, nhưng đầu tư liên tục là cần thiết để cải thiện năng lực sản xuất, khoa học công nghệ, góp phần tạo ra việc làm có giá trị gia tăng cao cũng như tăng trưởng kinh tế.

Ngoài ra, cần phát triển ngành điện tử hài hòa cả phần cứng, phần mềm để tạo nền tảng cho đổi mới sáng tạo; tập trung hình thành các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) thông qua hợp tác chung giữa tập đoàn lớn với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Đại diện lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam cũng cho hay, Hiệp hội cũng đã tiếp nhận nhiều yêu cầu kết nối với các đối tác Bắc Mỹ, đặc biệt ở Canada. Thông qua Đại sứ quán và Thương vụ đã hỗ trợ kết nối khá thành công với các đối tác Canada trong việc thiết lập một chuỗi cung ứng tại Việt Nam. Hầu hết các đối tác không chỉ tìm kiếm doanh nghiệp đơn lẻ mà tìm theo chuỗi cung ứng hoàn chỉnh từ kho hàng, logistic, bao bì, đóng gói, linh kiện điện tử. Gần đây, hãng Boeing cũng mong muốn thiết lập một chuỗi cung ứng, một hệ sinh thái sản xuất của Boieng Việt Nam. Điều này cho thấy năng lực cung ứng của doanh nghiệp nội địa đã ngày càng tăng lên và nhận được sự tin tưởng của nhiều tập đoàn tên tuổi của thế giới.

Để tạo cơ hội cho ngành công nghiệp điện tử phát triển, Bộ Công Thương đã chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh và tìm kiếm nhà cung cấp tiềm năng, góp phần giúp daonh nghiệp trong nước gắn kết với các tập đoàn đa quốc gia, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Bên cạnh đó, rà soát, hoàn thiện chính sách pháp luật, đặc biệt là quy định cụ thể về hàng hóa xuất xứ Việt Nam; thực hiện các giải pháp mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu.

Việt Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Kiên Giang: Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 12% trong quý I/2024

Kiên Giang: Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 12% trong quý I/2024

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang ghi nhận kết quả tích cực khi tăng 12,03% so với cùng kỳ năm trước.
Đồng Nai: Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5,1% so với cùng kỳ

Đồng Nai: Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5,1% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của Đồng Nai tăng 5,1% so với cùng kỳ, đồng thời kim ngạch xuất khẩu cũng ghi nhận tăng 7,88% so với cùng kỳ.
Quý I/2024: Sản xuất công nghiệp tiếp tục khởi sắc

Quý I/2024: Sản xuất công nghiệp tiếp tục khởi sắc

Sản xuất công nghiệp trong quý I/2024 tiếp tục khởi sắc với giá trị tăng thêm toàn ngành ước tính tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước.
Texfuture Việt Nam Spring Summer 2024: Tạo cầu nối giao thương cho doanh nghiệp dệt may

Texfuture Việt Nam Spring Summer 2024: Tạo cầu nối giao thương cho doanh nghiệp dệt may

Triển lãm Quốc tế Vải cao cấp - Texfuture Việt Nam Spring Summer 2024 đang diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh với chủ đề “Chuyển đổi xanh - Bền vững hay lợi nhuận?"
Nam Định: Gỡ vướng cho Tổ hợp dự án thép xanh gần 100.000 tỷ đồng

Nam Định: Gỡ vướng cho Tổ hợp dự án thép xanh gần 100.000 tỷ đồng

Lãnh đạo tỉnh Nam Định tiếp tục vào cuộc nhằm tháo gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng cho Tổ hợp dự án thép xanh do Tập đoàn Xuân Thiện làm chủ đầu tư.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương thông tin về đề nghị điều tra chống bán phá giá thép cán nóng

Bộ Công Thương thông tin về đề nghị điều tra chống bán phá giá thép cán nóng

Bộ Công Thương thông tin mới nhất về việc các doanh nghiệp thép gửi đề nghị điều tra chống bán phá giá thép cán nóng và nhận được sự quan tâm lớn.
Yên Bái: Sản xuất của doanh nghiệp chế biến chế tạo tốt hơn trong quý II/2024

Yên Bái: Sản xuất của doanh nghiệp chế biến chế tạo tốt hơn trong quý II/2024

Kết thúc quý I/2024, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đã ổn định và bắt đầu tăng trưởng, góp sức vào kết quả công nghiệp đạt được của Yên Bái.
Nhiều dư địa để Việt Nam thúc đẩy phát triển bền vững các khu công nghiệp

Nhiều dư địa để Việt Nam thúc đẩy phát triển bền vững các khu công nghiệp

Gần 1/3 khu công nghiệp đã được thành lập nhưng chưa đi vào hoạt động. Đây là dư địa rất lớn để Việt Nam phát triển các khu công nghiệp theo mô hình sinh thái.
Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu: Doanh nghiệp nhỏ sợ mất cơ hội vì thiếu vốn

Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu: Doanh nghiệp nhỏ sợ mất cơ hội vì thiếu vốn

Thiếu vốn được xem là thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đang phải đối mặt khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tổng cục Kỹ thuật Bộ Quốc phòng: Triển khai toàn diện nhiệm vụ kỹ thuật quý I năm 2024

Tổng cục Kỹ thuật Bộ Quốc phòng: Triển khai toàn diện nhiệm vụ kỹ thuật quý I năm 2024

Quý I năm 2024, ngành kỹ thuật Quân đội đã quán triệt, triển khai toàn diện nhiệm vụ công tác kỹ thuật theo đúng Chỉ lệnh Công tác kỹ thuật của Bộ Quốc phòng.
Vì sao chỉ số sản xuất công nghiệp của Lai Châu quý I/2024 giảm hơn 50%?

Vì sao chỉ số sản xuất công nghiệp của Lai Châu quý I/2024 giảm hơn 50%?

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của Lai Châu giảm mạnh ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng chung, tỉnh đang tập trung thực hiện các giải pháp tháo gỡ.
Tây Ninh: Sản xuất công nghiệp, thương mại tăng tốc

Tây Ninh: Sản xuất công nghiệp, thương mại tăng tốc

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh Tây Ninh tăng khoảng 14%, xuất khẩu tăng 21% cho thấy ngành Công Thương của địa phương đang trên đà tăng tốc.
Bộ Công Thương đề nghị thực hiện nghiêm quy định về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương đề nghị thực hiện nghiêm quy định về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương vừa ban hành Công văn số 1817/BCT-CTĐP gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
Đồng Nai: Sửa đổi nội dung chương trình khuyến công giai đoạn 2021-2025

Đồng Nai: Sửa đổi nội dung chương trình khuyến công giai đoạn 2021-2025

UBND tỉnh Đồng Nai mới ban hành quyết định về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Chương trình khuyến công trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.
Đà Nẵng: Khởi động chương trình đào tạo nhân lực vi mạch bán dẫn

Đà Nẵng: Khởi động chương trình đào tạo nhân lực vi mạch bán dẫn

Đà Nẵng ưu tiên hợp tác quốc tế với các công ty, tổ chức uy tín trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn để sớm tiếp cận nguồn lực và thông tin nhu cầu về nhân lực.
Bộ Công Thương: Đào tạo nhân lực quản lý hệ thống hơi công nghiệp

Bộ Công Thương: Đào tạo nhân lực quản lý hệ thống hơi công nghiệp

Ngày 25/3/ tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Công Thương phối hợp UNIDO khai giảng khóa đào tạo về tối ưu hoá hệ thống hơi trong công nghiệp cho khu vực phía Nam.
Gia Lai: Giá trị sản xuất công nghiệp quý I/2024 tăng 9,8%

Gia Lai: Giá trị sản xuất công nghiệp quý I/2024 tăng 9,8%

Tổng giá trị sản xuất công nghiệp quý I/2024 của Gia Lai ước đạt hơn 8.093 tỷ đồng, bằng 23,1% kế hoạch và tăng 9,8% so với cùng kỳ.
Cao Bằng: Rà soát cơ sở công nghiệp nông thôn, xây dựng đề án khuyến công

Cao Bằng: Rà soát cơ sở công nghiệp nông thôn, xây dựng đề án khuyến công

Sở Công Thương Cao Bằng đề nghị các đơn vị trong tỉnh phối hợp rà soát cơ sở công nghiệp nông thôn, xây dựng đề án khuyến công năm 2024, 2025.
Gia Lai: Đề nghị đầu tư nhà máy chế biến nguyên liệu thuốc lá trên địa bàn tỉnh

Gia Lai: Đề nghị đầu tư nhà máy chế biến nguyên liệu thuốc lá trên địa bàn tỉnh

Sáng 25/3, Đoàn công tác của Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Gia Lai để bàn về giải pháp phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá.
Gia tăng sản xuất thép cuộn cán nóng giúp ngành công nghiệp cơ khí tự chủ nguồn nguyên liệu

Gia tăng sản xuất thép cuộn cán nóng giúp ngành công nghiệp cơ khí tự chủ nguồn nguyên liệu

Doanh nghiệp trong nước gia tăng sản xuất thép cuộn cán nóng (HRC) đã góp phần giúp ngành công nghiệp cơ khí chế tạo của Việt Nam tự chủ được nguồn nguyên liệu.
Quy chế quản lý cụm công nghiệp của Ninh Bình có gì mới?

Quy chế quản lý cụm công nghiệp của Ninh Bình có gì mới?

UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Hà Nội tổ chức Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024

Hà Nội tổ chức Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024

Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024 sẽ được tổ chức tại Hà Nội, dự kiến vào ngày 17/5 với khoảng 550 đại biểu tham dự.
Doosan Vina xuất khẩu 9 module nặng 1.900 tấn đến bang Texas, Mỹ

Doosan Vina xuất khẩu 9 module nặng 1.900 tấn đến bang Texas, Mỹ

Ngày 24/3, Doosan Vina đã xuất thành công 9 module nặng 1.900 tấn đến Nhà máy Golden Triangle Polymers đặt tại bang Texas, Hoa Kỳ sau hơn 10 tháng sản xuất.
Vĩnh Long tập trung phát triển công nghiệp chế biến sâu nông, thủy sản

Vĩnh Long tập trung phát triển công nghiệp chế biến sâu nông, thủy sản

Trên cơ sở tiềm năng sẵn có Vĩnh Long định hướng tập trung phát triển công nghiệp chế biến sâu các sản phẩm nông, thủy sản gắn với vùng nguyên liệu tập trung.
TP. Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp đón đơn hàng mới, sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá

TP. Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp đón đơn hàng mới, sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá

Sau thời gian ảm đạm, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực như dệt may, thủy sản, gỗ và lâm sản… đã dần khởi sắc khi tăng trưởng với mức hai con số.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động