Thứ tư 16/04/2025 06:51

Tạo nền tảng ký kết các điều ước về dẫn độ

Xây dựng Luật Dẫn độ nhằm hoàn thiện pháp luật về dẫn độ theo hướng đồng bộ, hiện đại; tạo nền tảng cho việc ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế về dẫn độ.

Bảo vệ sự tôn nghiêm của pháp luật

Chiều 15/4, tiếp tục Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về 4 dự án luật trong lĩnh vực tương trợ tư pháp gồm: Luật Dẫn độ, Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, Luật Tương trợ tư pháp về hình sự.

Trình bày tờ trình tóm tắt về dự án Luật Dẫn độ, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Văn Tuyến cho biết, mục đích của việc xây dựng Luật Dẫn độ là hoàn thiện pháp luật về dẫn độ theo hướng đồng bộ, hiện đại, bảo đảm chặt chẽ, khả thi, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế; thúc đẩy hợp tác quốc tế về dẫn độ, nâng cao hiệu quả truy bắt các đối tượng thực hiện hành vi phạm tội bỏ trốn ra nước ngoài.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về 4 dự án: Luật Dẫn độ, Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, Luật Tương trợ tư pháp về hình sự

Đồng thời, bảo vệ sự tôn nghiêm của pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân cũng như góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả và bảo đảm mục tiêu quản lý nhà nước trong lĩnh vực dẫn độ; tạo nền tảng cho việc ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế về dẫn độ.

Quan điểm xây dựng Luật Dẫn độ là thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước ta về hội nhập quốc tế, cải cách pháp luật, cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền, đảm bảo quyền con người trong lĩnh vực tư pháp.

Luật Dẫn độ được xây dựng phải tuân thủ Hiến pháp năm 2013, bảo đảm tính tương thích, đồng bộ với văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan; thống nhất với các quy định tại các dự án Tương trợ tư pháp về dân sự, Luật Tương trợ tư pháp về hình sự và Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù đang được xây dựng đồng thời với dự án Luật này.

Thứ trưởng Bộ Công an Lê Văn Tuyến

Về dự án Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Văn Tuyến nêu rõ, mục đích của việc ban hành Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù là hoàn thiện pháp luật về chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù theo hướng nhân đạo, toàn diện, cụ thể, đồng bộ, thống nhất, khả thi, ổn định, thúc đẩy hợp tác quốc tế trong chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù; giúp bảo đảm tốt hơn quyền con người của người đang chấp hành án phạt tù; góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế về chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù.

Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù quy định nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện tiếp nhận, chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù giữa Việt Nam với nước ngoài; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước Việt Nam trong hoạt động tiếp nhận, chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù.

Luật này áp dụng đối với người đang chấp hành án phạt tù, cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có liên quan đến chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù với Việt Nam.

Nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm

Trình bày Tờ trình tóm tắt về dự án Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, dự thảo Luật Tương trợ tư pháp về dân sự sau khi tiếp thu ý kiến của thành viên Chính phủ gồm 5 chương, 36 điều.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh

Mục đích xây dựng Luật là hoàn thiện pháp luật tương trợ tư pháp về dân sự theo hướng hiện đại, khả thi, thúc đẩy hợp tác quốc tế, hỗ trợ quy trình giải quyết các vụ việc dân sự (theo nghĩa rộng) và vụ án hành chính có yếu tố nước ngoài được nhanh chóng, chính xác và hiệu quả; giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đối tượng có liên quan, tăng cường khả năng thực hiện quyền tiếp cận công lý của người dân; tạo nền tảng cho việc ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp về dân sự.

Dự thảo Luật quy định nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước Việt Nam trong hoạt động này. Dự thảo Luật áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có liên quan đến hoạt động tương trợ tư pháp về dân sự với Việt Nam.

Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Huy Tiến

Liên quan đến dự án Luật Tương trợ tư pháp về hình sự, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Huy Tiến cho biết, mục đích của việc xây dựng Luật Tương trợ tư pháp về hình sự là hoàn thiện các quy phạm pháp luật về tương trợ tư pháp hình sự theo hướng tách các quy phạm pháp luật về tương trợ tư pháp hình sự ra khỏi Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 thành đạo luật riêng nhằm đáp ứng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về cải cách tư pháp và tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tư pháp.

Đồng thời, bảo đảm tương thích và đồng bộ với hệ thống pháp luật trong nước, các cam kết quốc tế của Việt Nam trong cùng lĩnh vực; khắc phục những hạn chế, bất cập trong Luật Tương trợ tư pháp hiện hành; góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Dự thảo Luật gồm 5 chương, 45 điều; quy định các nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam với nước ngoài; nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước Việt Nam trong hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự.

Luật Tương trợ tư pháp về hình sự áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam; cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam với nước ngoài.

Luật Dẫn độ quy định nguyên tắc, thẩm quyền, điều kiện, trình tự, thủ tục thực hiện dẫn độ và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước của Việt Nam trong dẫn độ. Luật Dẫn độ áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có liên quan đến dẫn độ với Việt Nam.
Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công an

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch nước Lương Cường nêu 5 giải pháp lớn vun đắp mối quan hệ Việt - Trung

Đặt tên cấp xã sau sắp xếp được quy định ra sao?

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc

Độ tuổi tham gia Mặt trận Tổ quốc nhiệm kỳ mới

Đề xuất miễn khoảng 7.500 tỷ đồng/năm thuế đất nông nghiệp

Thủ tướng yêu cầu doanh nghiệp phải xông pha, tiên phong trong thực hiện nhiệm vụ kép

Tổng Bí thư Tô Lâm: Hữu nghị và hợp tác luôn là dòng chảy chính trong quan hệ Việt - Trung

Doanh nghiệp nhà nước kiên định thực hiện mục tiêu tăng trưởng

Xử lý trụ sở, tài sản công sau sắp xếp thực hiện ra sao?

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thủ tướng: Doanh nghiệp Nhà nước phải mạnh hơn, xông pha hơn nữa

Cởi trói cơ chế, đưa khoa học tiến xa hơn

Tổ chức chính quyền địa phương cấp xã dự kiến có 4 phòng ban

Việt Nam - Trung Quốc đẩy mạnh hợp tác trên kênh Đảng

Học viện Báo chí và Tuyên truyền hợp tác với Truyền hình Trung ương Trung Quốc

Chi tiết phương án trung tâm hành chính sau sáp nhập tỉnh

Phê duyệt đề án sắp xếp chính quyền địa phương 2 cấp

Việt Nam - Trung Quốc thống nhất mở rộng hợp tác chuỗi cung ứng, sản xuất, công nghệ cao

Phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện sáp nhập

Trung Quốc kiên định cùng Việt Nam gìn giữ tình hữu nghị, hiện thực hóa mục tiêu '6 hơn'