Nghị định số 107/2018/NĐ-CP:

Tạo môi trường thông thoáng cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo

Nghị định 107 được xem là bước tiến mới về thể chế, hoàn thiện khung khổ pháp lý cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo và công tác điều hành xuất khẩu theo hướng mở, xây dựng thể chế kiến tạo, minh bạch.  

Đây là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh tại Hội nghị phổ biến Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo và Thông tư số 30/2018/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định một số điều của Nghị định số 107, tổ chức ngày 1/11 tại TP. Hồ Chí Minh.

Nhiều thay đổi lớn trong Nghị định 107

tao moi truong thong thoang cho doanh nghiep xuat khau gao
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh khẳng định Nghị định 107 là bước tiến mới về thể chế

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh - nhận định: Trong những năm qua, Nghị định số 109/2010/NĐ- CP đã phát huy tác dụng điều chỉnh tích cực, đóng góp quan trọng đảm bảo an ninh lương thực, bình ổn thị trường nội địa, thúc đẩy phát triển sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững, nâng cao vị thế, uy tín của xuất khẩu gạo Việt Nam. Bên cạnh những kết quả tích cực, Nghị định này cũng cho thấy một số vấn đề cần được xem xét, điều chỉnh để góp phần phát triển ổn định, bền vững ngành sản xuất, xuất khẩu gạo; đồng thời nâng cao tính cạnh tranh của thương nhân và sản phẩm gạo Việt Nam trên thị trường.

Theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, để triển khai thực hiện các chủ trương, chỉ đạo liên quan của Chính phủ nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập, Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan dự thảo và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 107/2018/NĐ- CP ngày 15/8/2018 về kinh doanh xuất khẩu gạo, có hiệu lực từ ngày 1/10/2018.

“Xuất phát từ thực tế xuất khẩu gạo còn nhiều bất cập, thiếu tính bền vững, ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu hạt gạo Việt Nam trên thị trường thế giới, Nghị định 107 được xem là bước tiến mới về thể chế, hoàn thiện khung khổ pháp lý cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo và công tác điều hành xuất khẩu theo hướng mở, xây dựng thể chế kiến tạo, minh bạch”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

tao moi truong thong thoang cho doanh nghiep xuat khau gao

Liên quan đến những điểm mới của Nghị định 107, đại diện Cục Xuất nhập khẩu cho biết, Nghị định 107 không bắt buộc thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo phải sở hữu kho chứa, cơ sở xay xát, chế biến thóc, gạo mà có thể thuê các cơ sở này để đáp ứng điều kiện kinh doanh; không hạn chế địa bàn đầu tư, chỉ quy định kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo phải bảo đảm đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành…

Nghị định mới cũng xây dựng cơ chế khuyến khích, tạo thuận lợi cho xuất khẩu các mặt hàng có chất lượng, giá trị cao. Quy định mặt hàng gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng được tự do xuất khẩu, không hạn chế số lượng, không cần đáp ứng điều kiện kinh doanh, không cần cấp giấy chứng nhận. Bãi bỏ thủ tục kiểm tra, xác nhận kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo của Sở Công Thương cấp tỉnh, thương nhân tự kê khai thông tin, tự chịu trách nhiệm về đáp ứng điều kiện kinh doanh, thực hiện cơ chế hậu kiểm.

Đặc biệt, nghị định quán triệt yêu cầu cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa hồ sơ, thủ tục cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo; bổ sung quy định về khuyến khích, hỗ trợ thương nhân tăng cường liên kết với người sản xuất, xây dựng vùng nguyên liệu, bảo đảm chất lượng gạo xuất khẩu…

Tạo môi trường thông thoáng cho DN

Cùng với sự thông thoáng của Nghị định 107, đã có không ít ý kiến lo lắng sẽ lại xảy ra hiện tượng tranh mua tranh bán như trước đây và nghị định mới này có ưu tiên quá cho những DN không có kho chứa, DN không có năng lực sẽ quấy rầy các DN làm ăn nghiêm túc?

Giải đáp vấn đề này, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh khẳng định: Với thực tế đã và đang diễn ra trên thị trường thì Nhà nước không thể can thiệp quá nhiều, từng DN sẽ có góc nhìn, phương án kinh doanh trên thị trường sao cho tốt nhất. Bằng sự phán đoán chính xác của người kinh doanh, sẽ hình thành trật tự trên thị trường một cách cạnh tranh.

“Những DN có sự đầu tư bài bản vào kho chứa sẽ là sự đầu tư nghiêm túc cho tương lai và phát triển bền vững. Chỉ có DN nghiêm túc mới có thể tồn tại và đây là quá trình chọn lọc tự nhiên. Việc của nhà nước là làm quá trình chọn lọc tự nhiên nhanh hơn. Nhìn lại các ngành hàng xuất khẩu nông sản như cà phê, tiêu, điều... cũng không cần có nghị định quản lý điều hành kinh doanh mà vẫn phát triển tốt vì thế ngành lúa gạo cũng cần phải tuân theo quy luật này ”, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết.

Theo đánh giá của nhiều DN xuất khẩu gạo, với sự thay đổi trong cơ chế, chính sách, đặc biệt là việc cắt giảm nhiều thủ tục hành chính của Nghị định 107 sẽ tạo cho DN sự hứng khởi khi tham gia vào thị trường xuất khẩu gạo chất lượng cao, ổn định. DN sẽ yên tâm và đầu tư hơn cho vùng nguyên liệu của mình. Những người tham gia thị trường, ngay cả nông dân cũng sẽ phải thay đổi nhận thức, tư duy trong trồng lúa và xuất khẩu gạo theo hướng gắn bó hơn với các DN, sản xuất ra thị trường các sản phẩm có chất lượng, bảo đảm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật… để cung ứng cho DN xuất khẩu gạo.

tao moi truong thong thoang cho doanh nghiep xuat khau gao

Ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An - bày tỏ: Nghị định số 107 có nhiều điểm mới thể hiện tư duy đổi mới trong quản lý của Bộ Công Thương, của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo, sẽ giảm đáng kể chi phí gia nhập thị trường cho thương nhân, tạo động lực giải phóng mạnh mẽ năng lực kinh doanh thương mại, năng lực thị trường, thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu thóc, gạo hàng hóa cho người nông dân. Nghị định mới cũng tạo thuận lợi và khuyến khích đầu tư sản xuất, xuất khẩu sản phẩm có chất lượng, giá trị gia tăng cao, góp phần tích cực thực hiện định hướng tái cơ cấu ngành lúa gạo; xây dựng, củng cố thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường trong nước và thế giới.

Lũy kế xuất khẩu gạo của Việt Nam từ 1/1- 30/9/2018 đạt giá trị FOB 2,2 tỷ USD, tăng 18,44% so với cùng kỳ; giá bình quân 46,92 USD/ tấn. Tình hình xuất khẩu gạo cũng được dự báo sẽ có nhiều thuận lợi khi Chính phủ vừa thông qua Nghị định 107/2018/NĐ-CP về xuất khẩu gạo (có hiệu lực từ ngày 1/10/2018) thay thế cho Nghị định 109/2010/NĐ-CP.
Ngọc Thảo - Thùy Dương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng kỷ lục trong 10 tháng năm 2024

Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng kỷ lục trong 10 tháng năm 2024

10 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi gần 1,2 tỷ USD để nhập khẩu gạo, tăng gần 73% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức kỷ lục từ trước đến nay.
Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế 10 tháng

Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế 10 tháng

10 tháng năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 648 tỷ USD, tăng 15,8%. Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế.
Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Hội thảo Tăng cường năng lực DN điện tử Việt Nam trong chuỗi cung ứng: Cập nhật các quy định xuất khẩu điện tử đi các thị trường Âu - Mỹ diễn ra chiều 4/11.
Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đã đạt 647,87 tỷ USD, tăng 15,8%; cán cân thương mại thặng dư 23,31 tỷ USD.
Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Hiện, các doanh nghiệp trong ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản đang đối diện 5 khó khăn lớn liên quan đến cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính.

Tin cùng chuyên mục

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Việc phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, tuy nhiên, doanh nghiệp lúng túng trong triển khai.
Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch

Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch

9 tháng, Việt Nam đã xuất khẩu được 21.841 tấn gừng, nghệ và gia vị với kim ngạch đạt gần 45 triệu USD, giảm 28,3% về lượng nhưng tăng 9,9% về kim ngạch.
Ông Đặng Phúc Nguyên: Xuất khẩu rau quả có thể sớm đạt 10 tỷ USD

Ông Đặng Phúc Nguyên: Xuất khẩu rau quả có thể sớm đạt 10 tỷ USD

Ông Đặng Phúc Nguyên – Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, kim ngạch xuất khẩu rau quả có thể đạt 7 tỷ USD năm 2024 và đạt 10 tỷ USD thời gian tới.
Nhập khẩu đậu tương từ Campuchia tăng gần 8 lần

Nhập khẩu đậu tương từ Campuchia tăng gần 8 lần

Trong số các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Campuchia, đậu tương ghi nhận mức tăng kỷ lục, tăng 799,4% tương đương gần 8 lần trong 9 tháng năm 2024.
Thuế xuất nhập khẩu phân bón, thuốc lá thay đổi ra sao từ 16/12/2024?

Thuế xuất nhập khẩu phân bón, thuốc lá thay đổi ra sao từ 16/12/2024?

Thuế xuất khẩu, nhập khẩu một số mặt hàng như: Phân bón, kẽm, thiếc, thuốc lá… sẽ có sự thay đổi từ ngày 16/12/2024 theo Nghị định số 144/2024/NĐ-CP.
Brazil, Indonesia và Campuchia là 3 nguồn cung hồ tiêu chính của Việt Nam

Brazil, Indonesia và Campuchia là 3 nguồn cung hồ tiêu chính của Việt Nam

Giá hồ tiêu trong nước liên tục đứng ở mức cao đẩy các doanh nghiệp phải tăng nhập khẩu hồ tiêu từ 3 thị trường chính gồm Brazil, Indonesia và Campuchia.
Việt Nam giữ vững

Việt Nam giữ vững 'ngôi vương' xuất khẩu gạo vào thị trường Philippines

Gạo Việt Nam chiếm gần 80% trong tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines trong 10 tháng năm 2024 và vẫn giữ vững "ngôi vương" xuất khẩu gạo vào thị trường này.
Long An: 10 tháng, kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 10,6 tỷ USD

Long An: 10 tháng, kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 10,6 tỷ USD

Sở Công Thương tỉnh Long An cho biết, kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024 ước đạt 1,1 tỷ USD, lũy kế 10 tháng năm 2024 ước đạt 10,6 tỷ USD.
Tháng 10, xuất khẩu thủy sản Việt Nam trở lại mốc 1 tỷ USD

Tháng 10, xuất khẩu thủy sản Việt Nam trở lại mốc 1 tỷ USD

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ước đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái, lần đầu tiên sau 27 tháng (kể từ tháng 6/2022).
Bộ Công Thương sắp tổ chức Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Bộ Công Thương sắp tổ chức Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 do Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ diễn ra vào đầu tháng 12/2024.
Xuất khẩu nông sản: Gạo, cà phê, rau quả đón kỷ lục mới

Xuất khẩu nông sản: Gạo, cà phê, rau quả đón kỷ lục mới

10 tháng năm nay, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông, lâm, thủy ước đạt 51,74 tỷ USD, trong đó, gạo, cà phê, rau quả lập đỉnh lịch sử.
Ông Nguyễn Quang Hiếu thông tin về việc nho sữa Trung Quốc có dư lượng thuốc sâu vượt ngưỡng cho phép

Ông Nguyễn Quang Hiếu thông tin về việc nho sữa Trung Quốc có dư lượng thuốc sâu vượt ngưỡng cho phép

Ông Nguyễn Quang Hiếu - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết, năm 2024, không phát hiện vi phạm an toàn thực phẩm đối với nho sữa Trung Quốc nhập khẩu.
Đầu tư vào công nghệ xanh để xuất khẩu: Không thể chậm trễ

Đầu tư vào công nghệ xanh để xuất khẩu: Không thể chậm trễ

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang chuyển đổi mạnh mẽ sang phát triển bền vững, Đầu tư vào công nghệ xanh để xuất khẩu là yêu cầu tất yếu.
Indonesia là thị trường nhập khẩu quế lớn nhất của Việt Nam

Indonesia là thị trường nhập khẩu quế lớn nhất của Việt Nam

Indonesia là thị trường nhập khẩu quế lớn nhất của Việt Nam trong tháng 9 năm 2024 với 107 tấn, chiếm tỷ trọng gần 50% trong cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam.
Xuất khẩu gỗ và lâm sản: Vì sao vẫn đối diện với bài toán thiếu bền vững?

Xuất khẩu gỗ và lâm sản: Vì sao vẫn đối diện với bài toán thiếu bền vững?

10 tháng năm 2024, xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 14,05 tỷ USD, tăng 19,9%, tuy nhiên, ngành hàng tỷ USD này vẫn đối diện với "bài toán" thiếu bền vững.
Châu Á tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông - lâm - thủy sản Việt Nam

Châu Á tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông - lâm - thủy sản Việt Nam

Châu Á là thị trường xuất khẩu lớn nhất các mặt hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam trong 10 tháng năm 2024, với thị phần chiếm 48,2% tổng kim ngạch xuất khẩu.
​​​​Ngành logistics Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ

​​​​Ngành logistics Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ

Ngày 31/10, tại TP. Hồ Chí Minh diễn ra Hội nghị Logistics Việt Nam lần thứ 2 - năm 2024 với chủ đề “Chuyển đổi để bứt phá” do Báo Đầu tư tổ chức.
Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu sang Ả rập Xê út tăng trưởng 2 con số

Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu sang Ả rập Xê út tăng trưởng 2 con số

9 tháng năm 2024, nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực sang Ả rập Xê út tăng trưởng mạnh, trong đó, rau quả, gạo, hồ tiêu ghi nhận tăng trưởng 2 con số.
Việt Nam chi hơn 1,54 tỷ USD nhập khẩu khí đốt hóa lỏng trong 9 tháng năm 2024

Việt Nam chi hơn 1,54 tỷ USD nhập khẩu khí đốt hóa lỏng trong 9 tháng năm 2024

9 tháng năm 2024, Việt Nam nhập khẩu gần 2,39 triệu tấn khí đốt hóa lỏng, trị giá trên 1,54 tỷ USD, tăng 24,73% về lượng, tăng 33,79% về kim ngạch so cùng kỳ.
Bộ Tài chính triển khai đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh

Bộ Tài chính triển khai đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh

Bộ Tài chính triển khai Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) – Hữu Nghị Quan (Trung Quốc).
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động