Tạo lực đẩy cho thương mại điện tử tiếp tục bứt phá

Các chuyên gia dự báo, thương mại điện tử (TMĐT) sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong năm 2022 và tạo xung lực mới cho tăng trưởng của nền kinh tế. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam xây dựng những chiến lược kinh doanh mới, tiếp cận các kênh phân phối hiện đại, từ đó mở rộng thị trường, phục hồi sau đại dịch.

Tăng trưởng 2 con số trong đại dịch

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục TMĐT và Kinh tế số (Bộ Công Thương) nhìn nhận, Covid-19 là chất xúc tác giúp TMĐT phát triển nhanh, mạnh hơn. Hiếm nước nào trong khu vực ASEAN có TMĐT tăng trưởng 2 con số trong đại dịch.

Thương mại điện tử xuyên biên giới - kênh xuất khẩu tiềm năng cho doanh nghiệp Việt
Đẩy mạnh phát triển TMĐT đi đôi với hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử và nâng cao chất lượng hoạt động vận tải, giao nhận hàng hóa

Nếu như năm 2020 là năm người tiêu dùng "làm quen" với giãn cách xã hội, mua sắm trực tuyến và thanh toán không tiếp xúc, thì năm 2021 là thời điểm chín muồi để TMĐT bùng nổ, người dùng ngày càng ưa chuộng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, với số lượng đơn hàng thanh toán qua ví điện tử tăng gấp 10 lần. Số liệu của Cục TMĐT và Kinh tế số cho biết, đến nay hơn một nửa dân số Việt Nam đã tham gia mua sắm trực tuyến.

Nhận định về thị trường TMĐT, ông Nguyễn Ngọc Dũng - Chủ tịch Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM) - cho biết, đại dịch làm tiến độ phát triển ứng dụng cho TMĐT từ người bán đến người mua rút ngắn lại 1-2 năm so với kế hoạch đến năm 2025. Tốc độ tăng trưởng của TMĐT trong các năm gần đây khoảng 30 - 35%/năm và thời gian tới sau đại dịch sẽ là một bức tranh hoàn toàn thay đổi.

Bức tranh mới thay đổi đến từ cả người mua hàng, nhà kinh doanh lẫn các nền tảng bán lẻ trực tuyến. Báo cáo "e-Conomy SEA 2021" chỉ ra rằng, Việt Nam có đến 8 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới từ khi đại dịch bắt đầu, trong đó 55% đến từ các khu vực không thuộc cấp thành thị.

Mức độ duy trì cao khi tiêu dùng kỹ thuật số đã trở thành một lối sống khi có đến 97% người tiêu dùng mới vẫn đang sử dụng dịch vụ và 99% có ý định tiếp tục sử dụng trong tương lai. Trong khi đó, 30% nhà bán hàng kỹ thuật số tin rằng họ không thể vượt qua đại dịch nếu không có các nền tảng kỹ thuật số.

Đơn cử như những ngày cận Tết Nguyên đán, các sàn TMĐT lớn đã ghi nhận sức mua của người dân tăng từ 40 - 100%. Cụ thể, doanh thu trên sàn Tiki trong 4 tuần trước Tết tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm 2021, đặc biệt tập trung vào các ngành hàng điện tử và gia dụng; Lazada nhu cầu mua sắm trên TMĐT tại Việt Nam tiếp tục tăng cao trong những ngày cận Tết Nguyên đán, điều này cho thấy mua sắm trực tuyến đã trở thành nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng.

Trong khi đó, Shopee ghi nhận số lượng người mua và lượng đơn hàng tăng gần 100% trong dịp cao điểm bao gồm các ngành hàng thời trang, hàng tiêu dùng nhanh, điện tử....

Thúc đẩy phát triển TMĐT đi đôi với hoàn thiện hệ thống thanh toán

Dự báo về thị trường TMĐT Việt Nam 2022, nhóm chuyên gia của Cổng thông tin TMĐT iPrice đánh giá cao tầm quan trọng trong TMĐT trong tương lai. Bên cạnh đó, nhóm chuyên gia của iPrice chỉ ra các xu hướng: Thứ nhất, là cá nhân hóa trải nghiệm người mua hàng. Người tiêu dùng đang cần doanh nghiệp TMĐT trợ giúp tìm sản phẩm họ cần, tinh gọn chuỗi cung ứng để rút ngắn thời gian giao hàng, chất lượng sản phẩm chuẩn.

Thứ hai, là sự lên ngôi của thanh toán không tiền mặt, báo cáo của Facebook và Bain & Company cho thấy, lần đầu tiên tỷ lệ thanh toán tiền mặt (COD) tại Việt Nam sụt giảm đáng kể từ 60% (năm 2020) xuống còn 42% (năm 2021). Sức hút mạnh mẽ từ các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt phản ánh qua mức tăng sử dụng ví điện tử lên đến 82% và tăng chuyển khoản ngân hàng lên tới 18%.

Liên quan tới các chính sách phát triển TMĐT, Hiệp hội TMĐT Việt Nam mong muốn các chính sách cần mang tính khuyến khích TMĐT phát triển, hạn chế tối đa các văn bản dưới luật thiếu tính nhất quán, các quy định chồng chéo được ban hành bởi nhiều bộ, ngành khác nhau, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong lĩnh vực TMĐT.

Ông Đỗ Hữu Hưng, chuyên gia lĩnh vực TMĐT cũng khuyến nghị doanh nghiệp cần đẩy mạnh bán hàng đa kênh, đặc biệt với các sàn TMĐT thay vì chỉ có một website hoặc chỉ có một fanpage Facebook như hiện nay.

Với vai trò đầu mối của Bộ Công Thương về quản lý và phát triển TMĐT, Cục trưởng Cục TMĐT và Kinh tế số Đặng Hoàng Hải cho biết, thời gian tới, đơn vị sẽ tiếp tục mở rộng chương trình gian hàng Việt trực tuyến quốc gia; đồng thời tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn về TMĐT cho các doanh nghiệp trên phạm vi cả nước. “Trong năm 2022, Cục TMĐT và Kinh tế số sẽ đẩy mạnh phát triển TMĐT đi đôi với hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử và nâng cao chất lượng hoạt động vận tải, giao nhận hàng hóa, tạo nên một môi trường mua sắm, giao thương sôi động và đầy tiềm năng”, ông Đặng Hoàng Hải nhấn mạnh.

Cùng với sự nỗ lực phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị, thị trường TMĐT Việt Nam sẽ ngày càng hoàn thiện, đảm bảo an toàn trong giao dịch, mua bán. Từ đó, tạo dựng lòng tin đối với người tiêu dùng và bức tranh toàn cảnh cho TMĐT Việt Nam trong giai đoạn 2022 - 2025 sẽ có nhiều bứt phá.

Theo báo cáo hàng năm của "SYNC Southeast Asia" (SYNC Đông Nam Á) của Facebook và Công ty Tư vấn Bain & Company (Mỹ), Việt Nam được dự báo sẽ là thị trường TMĐT phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á vào năm 2026, với tổng giá trị hàng hóa TMĐT đạt 56 tỷ USD, gấp 4,5 lần giá trị ước tính vào năm 2021. Báo cáo cũng cho biết, Việt Nam đang đi đầu trong việc thúc đẩy các thay đổi và nắm bắt cơ hội phát triển dựa trên sự chuyển đổi kỹ thuật số trong thời kỳ hậu đại dịch Covid-19.
Việt Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cuộc đua đầu tư logistics cho thương mại điện tử tiếp tục nóng

Cuộc đua đầu tư logistics cho thương mại điện tử tiếp tục nóng

Doanh thu bán hàng trực tuyến tăng cao đã tạo áp lực lên hệ thống hậu cần (logistics), từ đó kích hoạt cuộc đua đầu tư logistics thương mại điện tử Việt Nam.
6 xu hướng phát triển bền vững của thương mại điện tử Việt Nam trong tương lai

6 xu hướng phát triển bền vững của thương mại điện tử Việt Nam trong tương lai

Thương mại điện tử Việt Nam đang bước sang giai đoạn phát triển mới, tập trung cho phát triển bền vững dựa trên sự kết hợp giữa thị trường và công nghệ.
Doanh nghiệp gia tăng cơ hội xuất khẩu trên nền tảng số

Doanh nghiệp gia tăng cơ hội xuất khẩu trên nền tảng số

Doanh nghiệp Việt Nam ngày càng đầu tư sâu vào công nghệ nhằm gia tăng cơ hội xuất khẩu trên nền tảng số.
TP. Hải Phòng ra mắt kênh thương mại điện tử “Chợ online quận Ngô Quyền”

TP. Hải Phòng ra mắt kênh thương mại điện tử “Chợ online quận Ngô Quyền”

Việc xây dựng và đưa vào vận hành kênh thương mại điện tử Choonlinengoquyen.vn nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh doanh của các hộ kinh doanh nhỏ và vừa.
Siết thuế thu nhập từ kinh doanh online: Còn nhiều thách thức

Siết thuế thu nhập từ kinh doanh online: Còn nhiều thách thức

Với việc nắm thông tin 53.000 người bán hàng qua các sàn thương mại điện tử sẽ giúp cơ quan thuế siết thuế thu nhập. Song, thực tế còn nhiều thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Bài 4: Shopee: Chỉ lo thu phí bán hàng, để mặc hàng nhái, hàng giả tràn lan

Bài 4: Shopee: Chỉ lo thu phí bán hàng, để mặc hàng nhái, hàng giả tràn lan

Từ 2019 đến nay, Shopee 4 lần thay phí bán hàng nhưng hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ vẫn được rao bán trên sàn TMĐT này.
Tràn lan sản phẩm không tem nhãn phụ được rao bán công khai trên Shopee

Tràn lan sản phẩm không tem nhãn phụ được rao bán công khai trên Shopee

Bất chấp quy định về hàng hoá có xuất xứ nước ngoài được tiêu thụ tại TTTN, vô vàn sản phẩm trên sàn Shopee đều không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt.
Bài 2: Tiktok đang đánh đổi rủi ro của người tiêu dùng để lấy doanh thu khủng?

Bài 2: Tiktok đang đánh đổi rủi ro của người tiêu dùng để lấy doanh thu khủng?

Theo báo cáo của Metric cuối năm 2022, doanh thu của Tiktok tương đương 80% doanh thu của Lazada, gấp 4 lần Tiki.
Bài 1: Hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan trên nền tảng Tiktok

Bài 1: Hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan trên nền tảng Tiktok

Hàng giả, hàng nhái đang trở thành 1 trong những vấn nạn nhức nhối của xã hội. Vi phạm hàng giả, hàng nhái trên nền tảng Tiktok ngày càng khó kiểm soát
Dồn lực chống thất thu thuế thương mại điện tử

Dồn lực chống thất thu thuế thương mại điện tử

Sau chiến dịch đưa các đại gia xuyên biên giới kê khai nộp thuế, năm 2023 sẽ tiếp tục truy thu thuế doanh nghiệp, nhà bán hàng trên sàn thương mại điện tử.
Ba xu hướng thương mại điện tử nổi bật trong năm 2023

Ba xu hướng thương mại điện tử nổi bật trong năm 2023

Các xu hướng mua sắm hiện tại đang là mối quan tâm của nhiều doanh nghiệp. Theo ước tính, hơn 265 triệu người tiêu dùng sẽ mua sắm trực tuyến trong năm 2023.
Dự báo 3 xu hướng tiêu dùng sẽ định hình nền kinh tế số trong 2023

Dự báo 3 xu hướng tiêu dùng sẽ định hình nền kinh tế số trong 2023

Gia tăng sử dụng dịch vụ tiêu dùng số tại khu vực tỉnh thành nhỏ, người dùng trẻ tuổi trở thành nhóm người dùng số chủ lực… là xu hướng tiêu dùng trong 2023.
Giải pháp kiểm soát hàng giả, hàng nhái trong thương mại điện tử

Giải pháp kiểm soát hàng giả, hàng nhái trong thương mại điện tử

Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, kiểm soát hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2023.
Nông sản Hà Tĩnh thời 4.0 - Kỳ 2: Khi nông sản Hà Tĩnh lên sàn

Nông sản Hà Tĩnh thời 4.0 - Kỳ 2: Khi nông sản Hà Tĩnh lên sàn

Đăng ký nhãn hiệu, QR-Cod, lên sàn thương mại điện tử đã giúp nông sản, các sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh vươn tầm ra thế giới.
Quy mô kinh tế số Việt Nam dự báo đạt 50 tỷ USD vào năm 2050

Quy mô kinh tế số Việt Nam dự báo đạt 50 tỷ USD vào năm 2050

Quy mô kinh tế số Việt Nam có thể đạt 50 tỷ USD vào năm 2050, trong đó thương mại điện tử sẽ là lĩnh vực đóng góp quan trọng nhất.
Các sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada, Sendo… đã cung cấp, kê khai với Tổng cục Thuế

Các sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada, Sendo… đã cung cấp, kê khai với Tổng cục Thuế

Tổng cục Thuế cho biết, tính đến ngày 6/2/2023, đã có 258 sàn cung cấp thông tin trên Cổng thông tin thương mại điện tử.
Gia hạn thời gian nộp báo cáo hoạt động thương mại điện tử đến 18/02/2023

Gia hạn thời gian nộp báo cáo hoạt động thương mại điện tử đến 18/02/2023

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số sẽ gia hạn thời gian nộp báo cáo trực tuyến, do nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, vướng mắc khi đăng nhập hệ thống.
Lazada Việt Nam vinh danh 10 thương hiệu phát triển bền vững trên sàn thương mại điện tử

Lazada Việt Nam vinh danh 10 thương hiệu phát triển bền vững trên sàn thương mại điện tử

Vừa qua, Lazada Việt Nam chính thức vinh danh 10 thương hiệu phát triển bền vững trên sàn thương mại điện tử trong khuôn khổ giải thưởng LazMall Brand Awards.
Bộ Công Thương cảnh báo về việc mua pháo hoa trực tuyến dịp Tết

Bộ Công Thương cảnh báo về việc mua pháo hoa trực tuyến dịp Tết

Bộ Công Thương cảnh báo người dùng chỉ mua các sản phẩm pháo hoa không tiếng nổ tại các cửa hàng kinh doanh của 2 đơn vị do Bộ Quốc Phòng cấp phép.
Đưa thương mại điện tử trở thành “bệ phóng” của nền kinh tế số

Đưa thương mại điện tử trở thành “bệ phóng” của nền kinh tế số

Để thương mại điện tử là trợ lực quan trọng của nền kinh tế số, việc quyết liệt thực hiện các giải pháp tổng thể là "chìa khoá" đưa nền kinh tế số tăng tốc.
Dự báo Việt Nam sẽ tăng trưởng kinh tế số mạnh trong khu vực Đông Nam Á

Dự báo Việt Nam sẽ tăng trưởng kinh tế số mạnh trong khu vực Đông Nam Á

Ước tính kinh tế số của Việt Nam đạt 23 tỷ USD trong năm 2022 và cao thứ 3 trong khu vực, sau Indonesia đạt 77 tỷ USD và Thái Lan 33 tỷ USD.
Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong thương mại điện tử

Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong thương mại điện tử

Ngoài việc xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, công tác phổ biến giáo dục pháp luật thương mại điện tử là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2023.
Bộ Công Thương: Tạo liên kết vùng thúc đẩy tiêu thụ nông sản qua thương mại điện tử

Bộ Công Thương: Tạo liên kết vùng thúc đẩy tiêu thụ nông sản qua thương mại điện tử

Trong năm qua, Bộ Công Thương đã đẩy mạnh liên kết vùng để tiêu thụ nông sản, thực phẩm, đặc sản địa phương qua phương thức thương mại điện tử.
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số gỡ bỏ 1.663 gian hàng với 6.437 sản phẩm vi phạm

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số gỡ bỏ 1.663 gian hàng với 6.437 sản phẩm vi phạm

Đây là thông tin được Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đưa ra tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023, chiều 9/1.
Lazada hai năm liên tiếp được “xướng tên” là nền tảng thương mại điện tử xuất sắc

Lazada hai năm liên tiếp được “xướng tên” là nền tảng thương mại điện tử xuất sắc

Tối ngày 6/1, Lazada được vinh danh là nền tảng thương mại điện tử xuất sắc tại Tech Awards 2022. Đây là năm thứ 2 Lazada nhận được giải thưởng uy tín này.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động