Bộ Công Thương

Tạo điều kiện tối đa cho xuất khẩu gạo

Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, quảng bá sản phẩm… là những hoạt động Bộ Công Thương đã và đang triển khai nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho hoạt động xuất khẩu (XK) gạo. Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) - chia sẻ khi trao đổi với phóng viên Báo Công Thương.

Thưa ông, gạo được đánh giá là một trong những mặt hàng XK chủ lực của Việt Nam. Xin ông cho biết những kết quả đạt được trong thời gian qua?

Gạo là một trong những mặt hàng đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu hàng hóa XK, đặc biệt trong nhóm nông - lâm - thủy sản. Những năm vừa qua, Việt Nam cũng thường xuyên giữ vị trí hàng đầu trong các quốc gia XK gạo lớn nhất thế giới (top 3). Năm 2017, nước ta đã XK được gần 5 triệu tấn gạo với kim ngạch đạt 2,5 tỷ USD. Hiện nay, dù nhiều quốc gia tham gia XK gạo nhưng Việt Nam đã chiếm đến 15% tổng lượng XK toàn thế giới. Đồng thời, thị trường của hạt gạo Việt cũng được mở rộng thêm. Nếu trước đây chỉ XK được đến vài chục nước, nay đã lên đến gần 160 quốc gia khác nhau.

tao dieu kien toi da cho xuat khau gao
Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương)

Một thành tựu khác cũng phải kể đến, thời gian qua, các chính sách về XK gạo đi vào thực tế có tác động giúp cho việc kinh doanh, XK gạo đi vào nề nếp, tập trung, bài bản và hệ thống. Hoạt động XK gạo góp phần ổn định kinh tế - xã hội, đẩy mạnh tiêu thụ lúa gạo cho bà con nông dân. Đặc biệt, là sản phẩm liên quan trực tiếp đến đời sống xã hội nên khi đầu ra cho hạt gạo được bảo đảm cũng góp phần cải thiện đời sống cho bà con nông dân.

Bên cạnh những kết quả đạt được nhưtrên, các rào cản đã bắt đầu xuất hiện, đặc biệt là rào cản phi thuế quan, tác động không nhỏ đến hoạt động XK gạo. Ông có thể chia sẻ đôi nét về vấn đề này?

Hiện nay, các quốc gia nhập khẩu có nhiều giải pháp quản lý mặt hàng này. Đơn cử, Trung Quốc là thị trường lớn nhất của gạo Việt Nam đã duy trì chế độ nhập khẩu chặt chẽ thông qua hạn ngạch, kiểm tra an toàn thực phẩm nghiêm ngặt. Điều đó đã hạn chế doanh nghiệp (DN) XK sang Trung Quốc. Xu thế này cũng được các nước khác áp dụng khiến DN XK gạo nước ta phải cạnh tranh khốc liệt hơn để đưa được hạt gạo Việt vào thị trường nước ngoài.

Tuy nhiên, nhìn từ khía cạnh khác, điều này cũng là động lực giúp DN Việt Nam phải cọ xát, nâng cao sức cạnh tranh so với DN các nước như Thái Lan, Ấn Độ, Bangladesh, Myanmar… Chỉ có thể cạnh tranh bình đẳng như vậy chúng ta mới có được hoạt động XK mang tầm quốc tế khi không chỉ dựa vào số lượng hoặc gạo cấp thấp mà phải cạnh tranh bằng chất lượng và tính chuyên nghiệp.

Hội nghị gạo thế giới lần thứ 10 và Hội nghị quốc tế mặt hàng gạo Việt Nam 2018 được Bộ Công Thương phối hợp với một số đơn vị tổ chức sẽ có ý nghĩa ra sao, đặc biệt trong việc xây dựng, quảng bá và nâng cao sức cạnh tranh cho thương hiệu gạo Việt Nam?

Hội nghị gạo thế giới là sự kiện uy tín đối với giới kinh doanh, XK gạo cũng như các nước nhập khẩu gạo. Đây là lần thứ 10 sự kiện này diễn ra nhưng là lần đầu tiên được đăng cai tổ chức tại Việt Nam.

tao dieu kien toi da cho xuat khau gao
Gạo Việt Nam đã được xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới

Sự kiện quy tụ khoảng 500 - 600 đại biểu đại diện các quốc gia XK, nhập khẩu gạo, DN lớn, những người có vai trò quan trọng trong dòng lưu chuyển hạt gạo trên thị trường thế giới. Chính vì vậy, hội nghị tạo ra cơ hội tốt để giúp quảng bá ra thế giới hạt gạo Việt Nam, không chỉ với vai trò nước ta là quốc gia XK gạo lớn mà còn ở việc chúng ta đang nâng dần phẩm cấp, chất lượng hạt gạo, phương pháp canh tác, ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, XK gạo.

Cùng với việc đăng cai tổ chức Hội nghị gạo thế giới lần thứ 10, Bộ Công Thương cũng tổ chức Hội nghị quốc tế mặt hàng gạo Việt Nam - hội nghị song hành với hội nghị nêu trên để giới thiệu cho bạn bè quốc tế về hạt gạo Việt Nam, qua đó, tạo cơ hội kết nối cho DN Việt Nam.

Cùng với sự kiện xúc tiến thương mại kể trên, xin ông chia sẻ những giải pháp mà Bộ Công Thương đã, đang và sẽ triển khai nhằm hướng tới mục tiêu XK gạo bền vững?

Mới đây, Bộ Công Thương đã xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh XK gạo, thay thế Nghị định 109/2010/NĐ-CP trước đây. Nghị định mới này đã tạo ra sự thay đổi lớn về tư duy XK.

Cụ thể, đối với các DN đầu mối được XK gạo, điều kiện để trở thành DN đầu mối được nới lỏng rất rõ. Ví dụ, vẫn yêu cầu sở hữu các cơ sở xay xát, kho, nhưng những cơ sở như vậy có thể đi thuê, giúp tiết kiệm nhiều chi phí.

Nghị định 107 cũng bãi bỏ quy định phải đăng ký hợp đồng XK gạo vì theo các DN, quy định này khiến DN lộ các bí quyết kinh doanh. Nghị định cho phép với một số loại gạo đặc thù, DN có thể tự do XK mà không cần đáp ứng các yêu cầu thông thường. Trong giấy chứng nhận cũng có cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính. Nghị định giúp DN thuận lợi hơn khi tiến ra thị trường nước ngoài.

Bên cạnh việc cải cách thông qua văn bản quy phạm pháp luật, việc điều hành XK gạo cũng là việc cần thiết. Chính phủ đã ban hành Chiến lược phát triển thị trường XK gạo Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030, trong đó, phân giao cho các bộ, ngành, hiệp hội và các cơ quan liên quan những nhiệm vụ cụ thể. Bộ Công Thương đang đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ trong nghị định này.

Một hoạt động nữa được Bộ Công Thương đẩy mạnh triển khai là xúc tiến thương mại, bao gồm cả tìm kiếm thị trường, tìm kiếm thông tin phục vụ cho hoạt động XK gạo.

Xin cảm ơn ông!

Hiện gạo Việt Nam đã có mặt tại gần 160 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với đa dạng sản phẩm như gạo hạt dài, hạt ngắn, gạo thơm, gạo japonica, gạo đặc sản, gạo hữu cơ, gạo đồ...
Phương Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Kiểm soát thương mại chiến lược: Không thể chậm trễ

Kiểm soát thương mại chiến lược: Không thể chậm trễ

Xây dựng Nghị định quy định về kiểm soát thương mại chiến lược không chỉ bảo vệ công nghệ lõi mà còn thu hút các doanh nghiệp lớn đến đầu tư tại Việt Nam.
Chính sách kiểm soát thương mại chiến lược: Kinh nghiệm quốc tế

Chính sách kiểm soát thương mại chiến lược: Kinh nghiệm quốc tế

Chính sách kiểm soát thương mại chiến lược ngày càng trở nên quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hóa. Việt Nam có thể học hỏi điều gì từ kinh nghiệm quốc tế?
Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường nước ngoài: Sẽ tiếp tục trao đổi, đàm phán với Hoa Kỳ

Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường nước ngoài: Sẽ tiếp tục trao đổi, đàm phán với Hoa Kỳ

Theo Vụ trưởng Tạ Hoàng Linh, Việt Nam - Hoa Kỳ vẫn còn không gian để trao đổi, đàm phán về mức thuế quan để đi tới một kết quả hai bên cùng có lợi.
Hàng Việt gặp

Hàng Việt gặp 'sóng lớn' và chiến lược vượt khó

Thuế nhập khẩu hàng Việt vào Mỹ lên tới 46% có thể đẩy xuất khẩu vào thế khó. Không chỉ là thuế, đây là bài toán chiến lược, Việt Nam sẽ ứng phó ra sao?
Kiểm soát thương mại chiến lược: Bước tiến giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro

Kiểm soát thương mại chiến lược: Bước tiến giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro

Dự thảo Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược được các doanh nghiệp đánh giá là bước tiến quan trọng, giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro khi giao thương...

Tin cùng chuyên mục

Kiểm soát thương mại chiến lược: Phản ứng chính sách kịp thời

Kiểm soát thương mại chiến lược: Phản ứng chính sách kịp thời

Theo đánh giá của chuyên gia, dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược được xây dựng nhanh chóng, thể hiện sự nhanh nhạy trong phản ứng chính sách.
Thu thuế xuất nhập khẩu vượt dự toán, mức thưởng là bao nhiêu?

Thu thuế xuất nhập khẩu vượt dự toán, mức thưởng là bao nhiêu?

Trong dự thảo Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi), Bộ Tài chính đề xuất bổ sung quy định thưởng vượt dự toán thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu cho các địa phương.
Toàn cảnh Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam 2025

Toàn cảnh Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam 2025

Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam 2025 sẽ triển khai các hoạt động kết nối cung - cầu, hội thảo chuyên ngành về chuyển đổi xanh và trí tuệ nhân tạo...
Hơn 400 doanh nghiệp tham gia Hội chợ VIETNAM EXPO 2025

Hơn 400 doanh nghiệp tham gia Hội chợ VIETNAM EXPO 2025

Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34 - VIETNAM EXPO 2025 quy tụ trên 400 doanh nghiệp trưng bày tại 500 gian hàng đến từ 18 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Khai mạc Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam 2025

Khai mạc Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam 2025

Sáng 2/4, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đã tổ chức Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34 - Vietnam Expo 2025 với quy mô lớn.
Dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược có gì đáng lưu ý?

Dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược có gì đáng lưu ý?

Bộ Công Thương đã xây dựng Dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược, lấy ý kiến rộng rãi trước khi trình Chính phủ ban hành.
Sắp diễn ra Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam 2025

Sắp diễn ra Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam 2025

Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34 - VietNam Expo 2025 sẽ diễn ra từ ngày 2-5/4 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội.
Doanh nghiệp Philippines ‘đổ bộ’ Vietnam Expo

Doanh nghiệp Philippines ‘đổ bộ’ Vietnam Expo

Thương vụ Việt Nam tại Philippines vận động và hỗ trợ tối đa cho các hiệp hội, doanh nghiệp Philippines sang Việt Nam tìm kiếm cơ hội hợp tác tại Vietnam Expo.
Không để lỡ nhịp xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ

Không để lỡ nhịp xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu thủy sản quan trọng nhất của Việt Nam, vì vậy cần ưu tiên giải quyết ngay vấn đề về các tiêu chuẩn của Luật Bảo vệ thú biển.
Thành phố Huế: Kết nối cung cầu ‘sân chơi’ cho doanh nghiệp

Thành phố Huế: Kết nối cung cầu ‘sân chơi’ cho doanh nghiệp

Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và hỗ trợ doanh nghiệp thành phố Huế phối hợp, hỗ trợ hàng trăm doanh nghiệp, đơn vị sản xuất được kết nối cung cầu.
Quý I/2025, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 15,72 tỷ USD

Quý I/2025, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 15,72 tỷ USD

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, quý I/2025, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản thu về 15,72 tỷ USD, trong đó, nhiều nhóm hàng ghi nhận tăng trưởng 2 con số.
Điểm tên các mặt hàng được giảm thuế nhập khẩu ưu đãi

Điểm tên các mặt hàng được giảm thuế nhập khẩu ưu đãi

Từ 31/3/2025, ô tô, gỗ, ethanol, đùi gà đông lạnh, hạt dẻ cười, hạnh nhân, quả táo tươi, cherry,... được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mới.
Dấu ấn Đảng bộ Cục Xúc tiến thương mại: Lực đẩy quan trọng phía sau cú tăng tốc ngành Công Thương

Dấu ấn Đảng bộ Cục Xúc tiến thương mại: Lực đẩy quan trọng phía sau cú tăng tốc ngành Công Thương

Xúc tiến thương mại giai đoạn mới không chỉ là chuyện tổ chức hội chợ, đó còn là cách một quốc gia bước ra thế giới bằng chính bản sắc và nội lực của mình.
Thủy sản Việt chủ động thích ứng quy định asen tại EU

Thủy sản Việt chủ động thích ứng quy định asen tại EU

5 năm qua, thủy sản Việt không phát hiện nhiễm asen vô cơ, trước quy định mới của EU, chủ động thích ứng đang là việc mà ngành hàng này triển khai, thực hiện.
Việt Nam - Brazil: Bắt tay mở

Việt Nam - Brazil: Bắt tay mở 'đại lộ' thương mại xuyên lục địa

Việt Nam có thể trở thành cầu nối để Brazil tiếp cận thị trường ASEAN, trong khi Brazil là cửa ngõ để Việt Nam tiếp cận vào khối Mercosur.
Philippines cần vắc xin dịch tả lợn, Việt Nam sẵn hàng xuất khẩu

Philippines cần vắc xin dịch tả lợn, Việt Nam sẵn hàng xuất khẩu

Không chỉ Việt Nam mà Philippines cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch tả lợn, do vậy, nhu cầu vắc xin dịch tả lợn châu Phi tại Philippines rất cấp thiết.
Kết luận sơ bộ vụ kiện vỏ viên nhộng Việt Nam tại Hoa Kỳ

Kết luận sơ bộ vụ kiện vỏ viên nhộng Việt Nam tại Hoa Kỳ

Hoa Kỳ vừa ban hành kết luận sơ bộ vụ việc điều tra chống trợ cấp với sản phẩm vỏ viên nhộng cứng nhập khẩu từ Việt Nam.
Xúc tiến xuất khẩu: ‘Lực đẩy’ mạnh cho dệt may mở thị trường

Xúc tiến xuất khẩu: ‘Lực đẩy’ mạnh cho dệt may mở thị trường

Xúc tiến xuất khẩu tại chỗ đã, đang giúp ngành dệt may thu hút lượng lớn nhà nhập khẩu. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã tìm hiểu, chọn Việt Nam làm cứ điểm.
Infographic | Brazil là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại Mỹ Latinh

Infographic | Brazil là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại Mỹ Latinh

Hiện nay, Brazil là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại Mỹ Latinh và đứng thứ 2 tại châu Mỹ, sau Hoa Kỳ.
Lan tỏa giá trị di sản Việt Nam qua không gian số

Lan tỏa giá trị di sản Việt Nam qua không gian số

Việc ký kết hợp tác giữa các bên nhằm bảo tồn và quảng bá giá trị di sản văn hóa Việt Nam trên nền tảng số.
Mobile VerionPhiên bản di động