Tạo điều kiện thuận lợi để ngành đóng tàu Khánh Hòa phát triển

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Xuân Sang đến kiểm tra tình hình sản xuất của Công ty TNHH Đóng tàu HD Hyundai Việt Nam (HVS), sáng 27/5.
Ngành đóng tàu vượt “bão” khủng hoảng, sinh lời trong sản xuất Hướng đi mới cho ngành công nghiệp đóng tàu

Báo cáo tại buổi làm việc, ông Lê Văn Toàn, Phó Tổng giám đốc HVS cho biết trong hành trình hơn 27 năm phát triển, doanh nghiệp ngày càng khẳng định uy tín không chỉ trong thị trường khu vực mà còn trên thế giới về chất lượng cao, đúng tiến độ, thái độ trách nhiệm trong lĩnh vực đóng tàu.

Từ khi chuyển sang đóng mới (năm 2008) đến nay, công ty đã bàn giao 175 tàu, bao gồm tàu hàng với tải trọng đến 75.000 tấn và tàu dầu đến 110.000 tấn cho các khách hàng trên toàn thế giới như: Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hy Lạp, Đan Mạch, Singapore…

Toàn cảnh Công ty TNHH Đóng tàu Hyundai Việt Nam.
Toàn cảnh Công ty TNHH Đóng tàu HD Hyundai Việt Nam. Ảnh: Đức Thảo

Theo ông Toàn, năm 2023, HVS đã bàn giao 13 tàu, doanh thu 558 triệu USD. Theo kế hoạch năm 2024, HVS sẽ bàn giao 15 tàu, doanh thu 608 triệu USD, tăng 9% so với năm 2023, đến nay đã bàn giao 6 tàu cho khách hàng.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo HVS cho biết có kế hoạch mở rộng sản xuất để đáp ứng yêu cầu đóng các loại tàu có trọng tải lớn và đa dạng hơn. Công ty xây dựng thêm 1 cầu tàu 200m, mở rộng ụ tàu số 1 thêm 120m.

Cùng với đó, đề xuất kéo dài thời hạn hoạt động của dự án thêm 20 năm, lên không quá 70 năm phù hợp với quy định nhằm có định hướng đầu tư lâu dài.

Tạo điều kiện thuận lợi để ngành đóng tàu Khánh Hòa phát triển
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Xuân Sang khảo sát Nhà máy. Ảnh: Đức Thảo

Sau khi trực tiếp khảo sát, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Xuân Sang đánh giá cao về quy mô, năng lực của nhà máy, "xứng đáng là một trong những nhà máy đóng tàu tốt nhất Việt Nam", thành công này không nhiều doanh nghiệp có thể làm được, đặc biệt trong bối cảnh ngành công nghiệp đóng tàu đang gặp khó khăn như hiện nay.

Với vai trò là Bộ chủ quản của Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy (SBIC - đơn vị góp 30% cổ phần của nhà máy), Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải mong muốn HVS sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, đầu tư nhiều trang thiết bị nhằm phục vụ cho kế hoạch mở rộng sản xuất, phát triển kinh doanh đóng tàu với quy mô lớn hơn nữa, từ đó đóng góp chung vào sự phát triển của cả nước.

Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang đề nghị lãnh đạo HVS tiếp tục quan tâm hơn nữa trong công tác an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, đảm bảo môi trường trong và ngoài nhà máy.

Liên quan đến những đề xuất của HVS về kéo dài thời hạn hoạt động của dự án thêm 20 năm, lên không quá 70 năm phù hợp với quy định, Thứ trưởng cho biết, Bộ Giao thông vận tải và SBIC hoàn toàn ủng hộ đề xuất này. Phía Bộ sẽ sớm làm việc với tỉnh Khánh Hòa có phương án hỗ trợ, ngoài ra trong đề án phát triển năng lực đóng tàu Việt Nam, Bộ sẽ đề cập tới nội dung này để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang cũng đề nghị các bên liên quan nghiên cứu mở luồng hàng hải chung ra vào, giúp doanh nghiệp giảm chi phí, tập trung đóng mới, phát triển.

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Xuân Sang
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Xuân Sang tại buổi làm việc với Công ty TNHH Đóng tàu HD Hyundai Việt Nam. Ảnh: Đức Thảo

Về đề xuất mở rộng cầu cảng phù hợp với quy hoạch chung, Thứ trưởng đồng ý và gợi mở các bên lên phương án làm đê chắn sóng ngoài cửa vịnh Nam Vân Phong nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động sản xuất, các tàu thuyền neo đậu phía trong.

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang cũng thông báo chính thức đến HVS về việc SBIC triển khai thủ tục phá sản, quá trình này đảm bảo công khai, minh bạch.

Theo quy trình, các đơn vị thành viên và SBIC sẽ nộp thủ tục phá sản lên toà án, khi toà mở hồ sơ và tuyên bố phá sản, việc thanh lý tài sản, các nghĩa vụ, ưu tiên thanh toán sẽ được thực hiện theo phán quyết của tòa. Trong quá trình này, các đơn vị đang hoạt động, có các hợp đồng vẫn thực hiện bình thường.

Thứ trưởng khẳng định việc SBIC phá sản "không ảnh hưởng quá nhiều" đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của HVS. "Từ khi có Nghị quyết số 220 của Chính phủ, các đơn vị thành viên vẫn đang ổn định sản xuất, ký kết hợp đồng với các khách hàng trong và ngoài nước. Chúng tôi đang nỗ lực để các doanh nghiệp đóng tàu sẽ phát triển tốt hơn khi qua chủ sở hữu mới".

Hiện SBIC sở hữu 30% vốn điều lệ của HVS, về việc này, Thứ trưởng cho rằng tòa án sẽ đấu giá công khai, đơn vị trúng đấu giá sẽ trở thành bên liên doanh mới của HVS. "Tin rằng đơn vị trúng thầu có năng lực, trách nhiệm, Bộ Giao thông vận tải sẽ chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ với các bên có liên quan đẩy nhanh thủ tục này", Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang nói.

Liên quan đến vấn đề này, chiều cùng ngày, Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang đã làm việc với Công ty TNHH MTV Đóng tàu Nha Trang và Công ty TNHH MTV Đóng tàu Cam Ranh để triển khai Kế hoạch thực hiện chủ trương phá sản SBIC.

Trước đó, cuối năm 2023, Chính phủ quyết nghị thông qua Kế hoạch thực hiện chủ trương xử lý Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy (SBIC). Thời gian thực hiện dự kiến từ quý I/2024.

Việc thực hiện phá sản thực chất là bán doanh nghiệp cho một chủ sở hữu mới để tạo ra cơ hội cho các công ty đóng tàu bước sang một giai đoạn mới, nắm bắt cơ hội để phát triển.

Đức Thảo
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Khánh Hòa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Quốc phòng: Nhà máy Z121 khẳng định top đầu trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng

Bộ Quốc phòng: Nhà máy Z121 khẳng định top đầu trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng

Những năm qua, Nhà máy Z121 luôn là lá cờ đầu trong sản xuất quốc phòng và kinh tế, khẳng định top đầu trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng trong thời kỳ mới.
Sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh bật tăng 9,89%

Sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh bật tăng 9,89%

Sản xuất công nghiệp quý II/2024 của tỉnh Bắc Ninh có sự khởi sắc đáng kể, với giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp ước tính tăng 9,89%.
Xây dựng thương hiệu Việt Nam về công nghiệp bán dẫn

Xây dựng thương hiệu Việt Nam về công nghiệp bán dẫn

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam có tiềm năng để cung cấp dịch vụ sản xuất cho công nghiệp bán dẫn, xây dựng thương hiệu Việt Nam về bán dẫn.
Doanh nghiệp dệt may “tiến thoái lưỡng nan” trong thực hiện ESG

Doanh nghiệp dệt may “tiến thoái lưỡng nan” trong thực hiện ESG

Nếu thực hiện sớm quá thì khó bán hàng do giá cao nhưng muộn lại không vào được thị trường đích, đó là thế khó của doanh nghiệp dệt may trong thực hiện ESG.
Nhiều giải pháp gỡ khó cho ngành thép

Nhiều giải pháp gỡ khó cho ngành thép

Việt Nam cần có các định hướng chính sách để phát triển mạnh ngành luyện kim, vật liệu, đặc biệt là các loại thép chế biến chế tạo, bảo vệ sản xuất trong nước.

Tin cùng chuyên mục

Bắc Kạn: Nhiều khó khăn trong triển khai công tác khuyến công

Bắc Kạn: Nhiều khó khăn trong triển khai công tác khuyến công

Nguồn kinh phí không hấp dẫn, tiêu chuẩn để được hỗ trợ cao đã khiến Bắc Kạn gặp nhiều khó khăn trong triển khai công tác khuyến công.
Khởi công dự án VSIP Lạng Sơn: Động lực thúc đẩy công nghiệp địa phương phát triển

Khởi công dự án VSIP Lạng Sơn: Động lực thúc đẩy công nghiệp địa phương phát triển

Ngày 14/6, đã diễn ra lễ khởi công dự án VSIP Lạng Sơn trên diện tích 600 ha tại xã Hồ Sơn và Hòa Thắng, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
Đầu tư ngành công nghiệp, làm gì  để “giữ chân” nhà đầu tư ngoại?

Đầu tư ngành công nghiệp, làm gì để “giữ chân” nhà đầu tư ngoại?

Việc tập trung phát triển công nghiệp, tăng nội lực ngành sản xuất sẽ góp phần thu hút và giữ chân dòng vốn FDI.
Khó khăn trong chuyển đổi mô hình trung tâm khuyến công theo hướng tự chủ

Khó khăn trong chuyển đổi mô hình trung tâm khuyến công theo hướng tự chủ

Chính phủ chủ trương đẩy mạnh chuyển đổi mô hình trung tâm khuyến công theo hướng tự chủ, tuy nhiên quá trình thực hiện còn nhiều khó khăn.
Bộ Quốc phòng: Nhà máy Z111 hướng trọng tâm phong trào thi đua vào xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện

Bộ Quốc phòng: Nhà máy Z111 hướng trọng tâm phong trào thi đua vào xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện

Chiều 13/6, Nhà máy Z111 đơn vị thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng tổ chức Đại hội Thi đua Quyết thắng giai đoạn 2019-2024.
Lào Cai: Sản xuất công nghiệp tăng trưởng, sản phẩm chủ lực tiêu thụ thuận lợi

Lào Cai: Sản xuất công nghiệp tăng trưởng, sản phẩm chủ lực tiêu thụ thuận lợi

Trong 6 tháng đầu năm 2024, tình hình hoạt động sản xuất công nghiệp của tỉnh Lào Cai dù còn khó khăn nhưng vẫn trên đà tăng trưởng…
Tuyên Quang đề nghị tăng nguồn vốn hỗ trợ cho đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Tuyên Quang đề nghị tăng nguồn vốn hỗ trợ cho đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Phần lớn cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang được đầu tư hạ tầng bằng nguồn ngân sách, tỉnh đề xuất tăng hỗ trợ nhằm hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật.
“Kích” sản xuất công nghiệp đạt mục tiêu tăng trưởng

“Kích” sản xuất công nghiệp đạt mục tiêu tăng trưởng

Với vai trò trụ cột của nền kinh tế, sản xuất công nghiệp đòi hỏi những lực đẩy mới mạnh mẽ, toàn diện hơn để hồi phục trong năm 2024.
Doanh nghiệp dệt may cần chính sách tín dụng linh hoạt hơn

Doanh nghiệp dệt may cần chính sách tín dụng linh hoạt hơn

Dù đơn hàng dồi dào hơn nhưng doanh nghiệp dệt may trong nước lại khó tiếp cận vốn vay cho nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất.
Nam Định “dọn đường” cho phát triển công nghiệp

Nam Định “dọn đường” cho phát triển công nghiệp

UBND tỉnh Nam Định đang đẩy nhanh tiến độ phê duyệt chủ trương đầu tư, hoàn thiện hạ tầng khu công nghiệp nhằm thu hút các dự án sản xuất công nghiệp.
Yếu tố nào hỗ trợ phục hồi tiêu thụ thép nửa cuối năm?

Yếu tố nào hỗ trợ phục hồi tiêu thụ thép nửa cuối năm?

Ngành thép đang ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực, đặc biệt với những nỗ lực tháo gỡ khó khăn trong lĩnh vực bất động sản, sự thúc đẩy đầu tư công.
Tiến dần đến sự ổn định của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Tiến dần đến sự ổn định của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Việt Nam đã và đang nỗ lực xây dựng một ngành công nghiệp ô tô với mục tiêu sản xuất thay thế nhập khẩu và từng bước tiến tới xuất khẩu.
Nhiều ông lớn “đổ bộ”, công nghiệp hỗ trợ Việt Nam cần tiếp sức

Nhiều ông lớn “đổ bộ”, công nghiệp hỗ trợ Việt Nam cần tiếp sức

Việc các tập đoàn đa quốc gia hàng từ điện tử, bán dẫn... đầu tư vào Việt Nam là tín hiệu đáng mừng, đồng thời là cơ hội cho ngành công nghiệp hỗ trợ.
Pháo tự hành 2S43 Malva của Nga lần đầu xuất hiện tại Ukraine có gì đặc biệt?

Pháo tự hành 2S43 Malva của Nga lần đầu xuất hiện tại Ukraine có gì đặc biệt?

Mới đây, phía Ukraine đã công khai bức ảnh chụp từ máy bay không người lái trinh sát tầm xa về pháo tự hành 2S43 Malva của quân đội Nga ở hướng Kharkov.
Nhận diện yếu tố sẽ tác động tới phát triển công nghiệp, thương mại

Nhận diện yếu tố sẽ tác động tới phát triển công nghiệp, thương mại

Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương đã nhận diện những yếu tố sẽ tác động tới phát triển công nghiệp, thương mại.
Đăk Nông vẫn còn lúng túng trong triển khai Nghị định 32 về quản lý, phát triển cụm công nghiệp

Đăk Nông vẫn còn lúng túng trong triển khai Nghị định 32 về quản lý, phát triển cụm công nghiệp

Nghị định 32 về quản lý, phát triển cụm công nghiệp đã có hiệu lực từ ngày 1/5 nhưng ngành Công Thương Đăk Nông còn lúng túng trong triển khai thực hiện.
HanoiPlas 2024: Hơn 200 doanh nghiệp giới thiệu máy móc, thiết bị công nghiệp nhựa và cao su

HanoiPlas 2024: Hơn 200 doanh nghiệp giới thiệu máy móc, thiết bị công nghiệp nhựa và cao su

Triển lãm Quốc tế lần thứ 12 về máy móc, thiết bị công nghiệp ngành nhựa, cao su (HanoiPlas 2024) quy tụ hơn 200 doanh nghiệp diễn ra từ 5-8/6.
PMI tháng 5/2024: Ngành sản xuất Việt Nam cải thiện nhẹ

PMI tháng 5/2024: Ngành sản xuất Việt Nam cải thiện nhẹ

Ngành sản xuất của Việt Nam không thay đổi khi đạt 50.3 trong tháng 5, cho thấy các điều kiện kinh doanh của ngành đã cải thiện nhẹ tháng thứ hai liên tiếp.
Khơi thông chính sách cho công nghiệp hỗ trợ

Khơi thông chính sách cho công nghiệp hỗ trợ

Là một trong những ngành công nghiệp quan trọng, nhưng công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đang gặp khó và chưa có cơ chế, chính sách rõ ràng để phát triển tương xứng.
Khánh Hòa: Đề xuất tháo điểm nghẽn cho phát triển cụm công nghiệp

Khánh Hòa: Đề xuất tháo điểm nghẽn cho phát triển cụm công nghiệp

Mặc dù có chuyển biến tích cực song Khánh Hòa vẫn gặp khó trong công tác quản lý, phát triển cụm công nghiệp. Vậy địa phương đã đề xuất những gì để tháo gỡ?
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động