Tạo cơ chế ưu đãi cho công nghiệp công nghệ số

Dự án Luật Công nghiệp công nghệ số tạo cơ chế ưu đãi cho công nghiệp công nghệ số, trong đó có một số hỗ trợ đầu tư đặc biệt.
Xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số phải có trọng tâm, trọng điểm 3 mục đích xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam mang về 7,5 tỷ USD từ thị trường nước ngoài

Sáng 5/10, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội tiếp tục tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ 10. Tại phiên họp, các đại biểu đã thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.

thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số
Phiên họp toàn thể lần thứ 10 của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số - Ảnh: QH

Đề cập của việc cần ban hành Luật này, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Bùi Hoàng Phương cho biết, dự án Luật Công nghiệp công nghệ số gồm 8 Chương, 73 Điều, được xây dựng trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các quy định còn phù hợp của Luật Công nghệ thông tin và các văn bản hướng dẫn thi hành về công nghiệp công nghệ thông tin; thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành về đầu tư, tài chính, khoa học công nghệ và đồng bộ với các dự án Luật có liên quan để bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật, tạo thuận lợi cho thực thi, áp dụng.

Quan điểm xây dựng dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số đã thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về phát triển ngành công nghiệp công nghệ số, đặc biệt là Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 17/11/2022 Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Dự án Luật cũng nhằm khắc phục các hạn chế, bất cập hiện nay trên cơ sở phân tích, đánh giá hiện trạng thực thi các quy định pháp luật về công nghiệp công nghệ thông tin và dịch vụ công nghệ thông tin theo pháp luật hiện hành.

Đồng thời, đề xuất chính sách khả thi nhằm quy định cụ thể, tạo hành lang pháp lý rõ ràng, đặc biệt cho các sản phẩm, dịch vụ công nghệ số để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ số; tạo cơ chế ưu đãi cho công nghiệp công nghệ số, trong đó có một số đặc biệt ưu đãi đầu tư và ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt.

Dự án Luật đã thể hiện rõ các nội dung cần thiết để phát triển ngành công nghiệp công nghệ số bao gồm: Nghiên cứu và phát triển công nghệ số; hạ tầng cho công nghiệp công nghệ số; hệ sinh thái công nghiệp công nghệ số; doanh nghiệp công nghệ số...

Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Trần Văn Khải cho rằng, dự án Luật trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 phải đảm bảo các mục tiêu cụ thể như: Thể chế hoá đầy đủ chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển công nghiệp công nghệ số, công nghiệp công nghệ số.

Bên cạnh đó, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp công nghệ số bứt phá; là nền tảng, đóng góp vào chuyển đổi số, tạo bứt phát về năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế; khai thác hiệu quả, làm chủ các công nghệ chủ chốt của cách mạng 4.0; tháo gỡ các khó khăn trong thực tiễn của ngành công nghiệp, công nghệ số; tuổi thọ của Luật cao, môi trường pháp lý ổn định, ngày càng hoàn thiện với tính dự báo tốt.

Đại biểu Nguyễn Thị Lan - đoàn Hà Nội đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu, bổ sung, cụ thể hóa ngay trong Luật một số chính sách: Nghiên cứu, cụ thể hóa các chính sách hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp công nghệ số, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển công nghiệp công nghệ số.

Bởi hiện nay, các doanh nghiệp công nghệ số chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, với quy mô, nguồn lực của doanh nghiệp còn hạn chế dẫn đến còn khó khăn trong việc tiếp cận các công nghệ mới, cần được hỗ trợ chi phí đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.

Đối với việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), nhiều đại biểu cho rằng, việc ứng dụng công nghệ mới này là xu thế chung trên thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, thuận lợi do AI đem lại thì cũng có nhiều rủi ro, hậu quả không tốt được tạo ra và như vậy việc ban hành quy định đối với các hệ thống AI là rất cần thiết.

Theo đó, các đại biểu đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo cần tiếp tục nghiên cứu để thể chế hóa các nội dung đã được nêu trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 thông qua tại Đại hội XIII của Đảng, Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030, kinh nghiệm quốc tế trong nghiên cứu, ứng dụng công nghệ AI trong Luật; bổ sung các quy định hạn chế rủi ro, ảnh hưởng của công nghệ AI lên các mặt của đời sống, xã hội.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp song phương với Thủ tướng Campuchia Hun Manet

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp song phương với Thủ tướng Campuchia Hun Manet

Chiều ngày 6/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp song phương với Thủ tướng Campuchia Hun Manet tại Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Thống nhất trình Quốc hội xem xét chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam

Thống nhất trình Quốc hội xem xét chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam tại Kỳ họp thứ 8.
Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Ngày 6/11, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh Tập đoàn COMAC thúc đẩy hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh Tập đoàn COMAC thúc đẩy hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc tiếp ông Ngụy Ứng Bưu - Phó Tổng Giám đốc thường trực Tập đoàn Máy bay thương mại Trung Quốc (COMAC), chiều 6/11.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Quảng Tây, Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Quảng Tây, Trung Quốc

Ngày 6/11, tại thành phố Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp đồng chí Lam Thiên Lập, Chủ tịch Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Thiết kế

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Thiết kế 'luồng xanh' để hút vốn đầu tư

Từ câu chuyện của Trung Quốc, Dubai, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Luật Đầu tư đang sửa đổi theo hướng thiết kế 'luồng xanh' để hút vốn đầu tư.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp song phương với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp song phương với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone

Chiều ngày 6/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp song phương với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone tại Côn Minh, Trung Quốc.
Tập đoàn Trung Quốc về điện lực, năng lượng mong muốn tăng cường hợp tác, đầu tư tại Việt Nam

Tập đoàn Trung Quốc về điện lực, năng lượng mong muốn tăng cường hợp tác, đầu tư tại Việt Nam

Hai Tập đoàn Trung Quốc về điện lực và năng lượng là Hoa Điện và Energy China cho biết mong muốn tăng cường hợp tác, đầu tư tại Việt Nam.
Chủ tịch nước Lương Cường sẽ tham dự Tuần lễ cấp cao APEC, thăm chính thức Chile và Peru

Chủ tịch nước Lương Cường sẽ tham dự Tuần lễ cấp cao APEC, thăm chính thức Chile và Peru

Chủ tịch nước Lương Cường sẽ thăm chính thức Chile từ ngày 9-12/11; thăm chính thức Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 tại Lima, Peru từ ngày 12-16/11.
Tại sao cơ sở tư nhân mua được thiết bị y tế rẻ hơn cơ sở công lập?

Tại sao cơ sở tư nhân mua được thiết bị y tế rẻ hơn cơ sở công lập?

Đại biểu Quốc hội băn khoăn về việc các cơ sở tư nhân sử dụng hình thức mua sắm thông thường lại mua được một số thiết bị y tế giá rẻ hơn so với cơ sở công lập.
Đề nghị giải quyết mâu thuẫn giữa Luật Quy hoạch với Luật Điện lực (sửa đổi)

Đề nghị giải quyết mâu thuẫn giữa Luật Quy hoạch với Luật Điện lực (sửa đổi)

Chiều 6/11, thảo luận tại Hội trường về dự thảo 4 Luật (sửa đổi), đại biểu đề nghị cần giải quyết mâu thuẫn giữa Luật Quy hoạch với Luật Điện lực (sửa đổi).
Thủ tướng đề nghị ADB hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Thủ tướng đề nghị ADB hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Thủ tướng đề nghị mở rộng quy mô hoạt động của ADB tại Việt Nam trong lĩnh vực tư nhân, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu…
Chính thức khai mạc Đại hội Biển Đông Á 2024

Chính thức khai mạc Đại hội Biển Đông Á 2024

Sáng 6/11 tại thành phố Hạ Môn (Trung Quốc) Đại hội Biển Đông Á 2024 do PEMSEA và các quốc gia thành viên tổ chức đã chính thức khai mạc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng dự kiến khởi công vào năm 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng dự kiến khởi công vào năm 2025

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng nối với Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc là tuyến đường sắt quan trọng, dự kiến khởi công vào năm 2025.
Rút ngắn thời gian trong triển khai thực hiện dự án đầu tư công

Rút ngắn thời gian trong triển khai thực hiện dự án đầu tư công

Đại biểu Quốc hội cho rằng, việc bổ sung một số quy định mới sẽ góp phần rút ngắn thời gian trong việc triển khai thực hiện dự án đầu tư công.
Tại sao tăng vốn đầu tư công dự án quan trọng quốc gia lên 30.000 tỷ đồng?

Tại sao tăng vốn đầu tư công dự án quan trọng quốc gia lên 30.000 tỷ đồng?

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, mỗi năm trung bình trượt giá 3%, tăng vốn đầu tư công cho dự án quan trọng quốc gia lên 30.000 tỷ đồng là phù hợp.
Luật Đầu tư công (sửa đổi):

Luật Đầu tư công (sửa đổi): 'Nóng' vấn đề phân cấp, phân quyền

Đại biểu Quốc hội nhất trí với việc cần đẩy mạnh phân cấp, trao quyền tạo chủ động, linh hoạt trong công tác quản lý đầu tư công.
Thủ tướng: Phấn đấu nâng kim ngạch thương mại Việt Nam - Vân Nam lên mức 5 tỷ USD

Thủ tướng: Phấn đấu nâng kim ngạch thương mại Việt Nam - Vân Nam lên mức 5 tỷ USD

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Việt Nam và Vân Nam nỗ lực đẩy mạnh hợp tác, phấn đấu nâng kim ngạch thương mại 2 chiều lên mức 5 tỷ USD.
Thủ tướng dự Lễ hội Văn hoá và giới thiệu du lịch Việt Nam tại Vân Nam, Trung Quốc

Thủ tướng dự Lễ hội Văn hoá và giới thiệu du lịch Việt Nam tại Vân Nam, Trung Quốc

Chiều 5/11, trong chương trình công tác tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự Lễ hội Văn hoá và giới thiệu du lịch Việt Nam tại Vân Nam.
Thủ tướng mong cộng đồng người Việt Nam tại Trung Quốc tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết

Thủ tướng mong cộng đồng người Việt Nam tại Trung Quốc tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết

Chiều ngày 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên Tổng Lãnh sự quán và cộng đồng người Việt Nam tại Vân Nam, Trung Quốc.
Đại biểu băn khoăn về thời hạn cấp giấy phép khai thác khoáng sản

Đại biểu băn khoăn về thời hạn cấp giấy phép khai thác khoáng sản

Đại biểu Quốc hội đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan thẩm tra nghiên cứu quy định thời gian cấp phép khai thác khoáng sản, trữ lượng khoáng sản.
Thủ tướng thăm Khu Di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Côn Minh, Trung Quốc

Thủ tướng thăm Khu Di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Côn Minh, Trung Quốc

Chiều 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến dâng hoa, thăm Khu Di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Côn Minh, Trung Quốc.
Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản: Hạn chế đầu cơ, giữ mỏ để chuyển nhượng

Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản: Hạn chế đầu cơ, giữ mỏ để chuyển nhượng

Dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản đã quy định theo hướng thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo năm và được quyết toán theo sản lượng khai thác thực tế.
80 năm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam: Linh hồn, mạch sống của Quân đội Cách mạng

80 năm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam: Linh hồn, mạch sống của Quân đội Cách mạng

Ngày 5/11 Báo Quân đội nhân dân đã phối hợp với các cơ quan tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “80 năm Linh hồn, mạch sống của Quân đội cách mạng”.
Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối hoàn thành sớm, chống lãng phí rất lớn

Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối hoàn thành sớm, chống lãng phí rất lớn

Đại biểu Quốc hội cho rằng, đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối có thời gian hoàn thành rất sớm, sử dụng có hiệu quả, chống lãng phí rất lớn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động