Tăng trưởng GDP năm 2022 có khả năng vượt mục tiêu

Nếu không có biến cố lớn ảnh hưởng đến nền kinh tế, kết quả tăng trưởng GDP cả năm 2022 sẽ rất tốt, nhiều khả năng vượt mục tiêu tăng trưởng đề ra từ 6-6,5%.
Tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam với các kịch bản từ 5,2 đến 6,7% Tăng trưởng GDP năm 2022: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Tăng trưởng GDP 6 tháng đang trên đà phục hồi nhanh, nhưng vẫn tiềm ẩn những rủi ro tác động đến khả năng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng cả năm 2022. Để làm rõ vấn đề này, phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Hương - Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê.

Tăng trưởng GDP quý II đạt 7,72%, tính chung 6 tháng đạt 6,42%, bà đánh giá sao về kết quả này?

Với mức tăng trưởng GDP quý II đạt 7,72% và 6 tháng đạt 6,42% cho thấy, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phục hồi nhanh sau 2 năm chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Đặc biệt, mức tăng trưởng 7,72% trong quý II là mức tăng cao nhất của quý II so với cùng kỳ từ năm 2011 đến nay.

Kết quả tăng trưởng trên có được là nhờ vào động lực và đóng góp của một số ngành, lĩnh vực cụ thể, trong đó, đóng góp đầu tiên phải nhắc đến ngành dịch vụ. Một số lĩnh vực dịch vụ đã có mức tăng trưởng 2 con số trong quý II, đây là những ngành quý II năm trước có mức tăng trưởng âm, như: Dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng gần 30%; hoạt động hành chính và hỗ trợ tăng 16,7%; nghệ thuật, vui chơi giải trí tăng 14%; hoạt động dịch vụ khác tăng 16,6%.

Tăng trưởng năm 2022 có khả năng vượt mục tiêu
Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê

Tăng trưởng GDP quý II và 6 tháng đầu năm cũng được hỗ trợ bởi sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá do hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp được duy trì và đang dần phục hồi. Chỉ số sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó quý I/2022 tăng 6,8% và quý II tăng 10,8%. Nhiều ngành công nghiệp trọng điểm tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước như: Sản xuất trang phục tăng 23,3%; sản xuất thiết bị điện tăng 22,2%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 17,5%...

Cùng với đó, tốc độ tăng tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng tăng 11,7%, cao hơn so với cùng kỳ 5 năm trở lại đây. Điều đó thể hiện cầu tiêu dùng của người dân đã phục hồi và gia tăng khi dịch bệnh được kiểm soát, người dân không còn bị hạn chế đi lại, tham gia vào sản xuất và ổn định thu nhập.

Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tăng khá so với cùng, tính chung 6 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 371,17 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17,3% và nhập khẩu tăng 15,5%. Cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 710 triệu USD.

Bên cạnh những điểm sáng trên, khách quốc tế đến Việt Nam trong 6 tháng đầu năm đạt 602 nghìn lượt người, gấp 6,8 lần so với cùng kỳ năm trước. Cộng với vốn đầu tư thực hiện xã hội 6 tháng tăng 9,6%, vốn đầu tư nước ngoài giải ngân tăng 8,9% là điểm sáng thúc đẩy tăng trưởng GDP những tháng đầu năm 2022.

Tăng trưởng GDP 6 tháng được đánh giá tích cực, tuy dịch bệnh Covid-19 đã có chiều hướng tăng trở lại tại nhiều nước trên thế giới. Cùng với đó, lạm phát, giá đầu vào của sản xuất tiếp tục đà tăng do tác động lan tỏa của cuộc xung đột Nga - Ukraine. Những điều này sẽ tác động như thế nào đến phục hồi kinh tế Việt Nam những tháng cuối năm, thưa bà?

Nền kinh tế quý II/2022 đã có những bước phát triển vượt bậc, đạt mức tăng trưởng cao nhất so với cùng kỳ 10 năm gần đây. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế thế giới đầy biến động, kinh tế Việt Nam sẽ phải chịu nhiều tác động bất lợi từ bên ngoài, ảnh hưởng tới sự phục hồi kinh tế trong những tháng cuối năm 2022.

Cụ thể, xung đột Nga và Ukraine vẫn diễn biến phức tạp khiến giá xăng dầu thế giới và trong nước leo thang, gia tăng chi phí sản xuất, nguồn cung bị gián đoạn, lạm phát tăng cao, sức cầu quốc tế yếu; việc ban hành tiêu chuẩn quy định mới liên quan đến nguyên liệu, lao động, môi trường cho các sản phẩm nhập khẩu của các nước đối tác sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam

Sức ép về giá cả, lạm phát thế giới sẽ là áp lực cho mục tiêu kiểm soát lạm phát 4% năm 2022, đặc biệt vào cuối năm kéo theo những bất ổn vĩ mô, tỷ giá, thị trường ngoại tệ; từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng phục hồi kinh tế và hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2022.

Tăng trưởng năm 2022 có khả năng vượt mục tiêu
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá do hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp được duy trì và đang dần phục hồi

Trong khi đó, dịch bệnh Covid-19 với các biến thể mới có thể diễn biến phức tạp cũng là mối nguy cơ ảnh hưởng đến quá trình phục hồi kinh tế của Việt Nam cũng như các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Đặc biệt, xu hướng thắt chặt các điều kiện tài chính toàn cầu đang gia tăng, lãi suất USD tăng cũng là nhân tố ảnh hưởng tới Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội. Sự chậm lại của kinh tế toàn cầu và các nền kinh tế kinh tế đối tác quan trọng của Việt Nam, đặc biệt là Trung Quốc trong bối cảnh nước này vẫn tiếp tục chính sách "zero - Covid" với các biện pháp kiểm soát dịch nghiêm ngặt có thể gây căng thẳng cho nền kinh tế, ảnh hưởng tới các chuỗi cung ứng, qua đó tác động tới tăng trưởng GDP những tháng cuối năm.

Theo bà, với những thách thức trên, liệu Việt Nam có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP từ 6-6,5% trong năm 2022?

Căng thẳng giữa Nga - Ukraine đã khiến giá cả nhiều mặt hàng trên thế giới tăng cao, trong đó điển hình là giá xăng dầu cao kỷ lục, giá cả các mặt hàng tăng mạnh gây lên sức ép lạm phát lớn ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Việt Nam là một nền kinh tế có độ mở cao nên cũng không nằm ngoài cơn bão giá này. Tuy nhiên, dựa vào tốc độ tăng trưởng kinh tế quý II và 6 tháng, Việt Nam có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2022 với một số căn cứ sau:

Thứ nhất, Việt Nam tiếp tục kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19 và mức độ bao phủ vắc xin cao, điều nay đã giúp Việt Nam sớm quay lại trạng thái bình thường mới, thích ứng an toàn và mở cửa du lịch quốc tế, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đã được diễn ra thuận lợi và gặt hái những kết quả ấn tượng trong quý II và 6 tháng/2022. Điều này chính là bước đệm tốt cho tăng trưởng GDP 6 tháng cuối năm.

Thứ hai, kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm đã có mức tăng trưởng khá cao, tốc độ tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm đạt 6,42%, cao hơn 0,78 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2021 và cao hơn 4,31 điểm phân trăm so với cùng kỳ năm 2020. Đặc biệt, nền kinh tế quý II có những bước phát triển khá, nhất là khu vực dịch vụ (đạt mức tăng trưởng cao nhất so với cùng kỳ 10 năm gần đây)... tiếp đà phát triển trong quý II, cùng với gói phục hồi và hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội sẽ có tác động vào kinh tế chủ yếu trong 6 tháng cuối năm.

Khi đó, kinh tế quý III sẽ có tốc độ tăng trưởng cao (do quý III năm trước âm hơn 6%) và quý IV không có những biến cố lớn thì dự báo kết quả tăng trưởng cả năm sẽ rất tốt đạt và có khả năng vượt mục tiêu tăng trưởng GDP đề ra 6-6,5%.

Xin trân trọng cảm ơn bà!

Nguyễn Hòa (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tổng cục Thống kê

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Manulife mở rộng quy mô chương trình

Manulife mở rộng quy mô chương trình 'Sống Sạch - Sành - Xanh', khuyến khích người dân ‘khoe’ lối sống khỏe

Manulife Việt Nam tiếp tục thực hiện giai đoạn II của chương trình nhằm khuyến khích cộng đồng xây dựng lối sống khỏe mạnh và tích cực
Tỷ giá tăng, thị trường chưa có dấu hiệu thiếu hụt thanh khoản

Tỷ giá tăng, thị trường chưa có dấu hiệu thiếu hụt thanh khoản

Việt Nam tiếp tục đảm bảo các cân đối lớn, thặng dư thương mại trước bối cảnh tỷ giá đang có những diễn biến tăng trở lại.
Tác động của bầu cử Tổng thống Mỹ đến thị trường chứng khoán Việt Nam ra sao?

Tác động của bầu cử Tổng thống Mỹ đến thị trường chứng khoán Việt Nam ra sao?

Cuộc bầu cử Mỹ sẽ tác động tới nền kinh tế Mỹ và rộng ra là nền kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam, do những thay đổi về chính sách điều hành sắp tới.
Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Nghị định số 38/2018/NĐ-CP đang được sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm tháo gỡ các vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp.
Ngân hàng Nhà nước tái triển khai biện pháp kép để

Ngân hàng Nhà nước tái triển khai biện pháp kép để 'ghìm cương' tỷ giá

Ngân hàng Nhà nước sử dụng song song 2 công cụ tín phiếu và OMO để đạt “mục tiêu kép” vừa đảm bảo thanh khoản cho hệ thống, vừa giảm sức ép lên tỷ giá.

Tin cùng chuyên mục

Kỷ niệm 30 năm thành lập Ngân hàng TMCP Quân đội

Kỷ niệm 30 năm thành lập Ngân hàng TMCP Quân đội

Ngân hàng TMCP Quân đội long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất do Đảng, Nhà nước trao tặng.
Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance

Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance

Ngày 05/11, SHB đã công bố Nghị quyết thông qua việc bán/chuyển nhượng vốn tại Công ty Tài chính TNHH Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHBFinance) cho đối tác.
Ngân hàng  BIDV được vinh danh

Ngân hàng BIDV được vinh danh 'Thương hiệu quốc gia'

Biểu trưng “Thương hiệu Quốc gia” đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính trao cho đại diện BIDV trong khuôn khổ “Lễ Công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia".
Lào Cai: Khoanh nợ cho khách hàng vay vốn bị thiệt hại do cơn bão số 3

Lào Cai: Khoanh nợ cho khách hàng vay vốn bị thiệt hại do cơn bão số 3

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ký ban hành văn bản thực hiện chính sách khoanh nợ cho khách hàng vay vốn tại các tổ chức tín dụng bị thiệt hại do cơn bão số 3.
Nhà băng đua nhau tăng lãi suất, có nơi chạm 9,5%/năm cho kỳ hạn 13 tháng

Nhà băng đua nhau tăng lãi suất, có nơi chạm 9,5%/năm cho kỳ hạn 13 tháng

PVcomBank, HDBank, MSB là những cái tên nổi bật trong cuộc đua huy động vốn lần này, với lãi suất tiết kiệm đặc biệt lên tới 9,5% cho kỳ hạn 13 tháng.
Làm thế nào để tận dụng sức mạnh của lãi kép?

Làm thế nào để tận dụng sức mạnh của lãi kép?

Chương trình The Moneyverse do BIDV tổ chức TS. Cấn Văn Lực có lý giải: “Chỉ có người đầu tư, gửi tiền mới thích lãi kép, còn những người đi vay không ai thích
Bảo Việt 60 năm - Tự hào khẳng định Thương hiệu quốc gia

Bảo Việt 60 năm - Tự hào khẳng định Thương hiệu quốc gia

Bảo Việt tự hào là thương hiệu bảo hiểm duy nhất liên tiếp đạt Thương hiệu quốc gia, nâng tầm doanh nghiệp Việt trên thị trường tài chính - bảo hiểm
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: Nâng cao vai trò đồng hành cùng các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: Nâng cao vai trò đồng hành cùng các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam khẳng định vị thế và uy tín của mình góp phần đảm bảo an toàn của các tổ chức tín dụng, bảo vệ quyền và lợi ích của người gửi tiền.
Ưu đãi tới 30% khi thanh toán thẻ NAPAS Agribank tại Hàn Quốc

Ưu đãi tới 30% khi thanh toán thẻ NAPAS Agribank tại Hàn Quốc

NAPAS phối hợp với ngân hàng Agribank triển khai chương trình ưu đãi hoàn tiền hấp dẫn trên toàn hệ thống BC Card tại Hàn Quốc.
Thị trường chứng khoán Việt Nam thêm cơ hội nâng hạng nhờ Thông tư 68

Thị trường chứng khoán Việt Nam thêm cơ hội nâng hạng nhờ Thông tư 68

Theo Giám đốc Phân tích VNDIRECT, tác động lớn hơn của Thông tư 68/2024 là việc cải thiện khả năng FTSE sẽ công bố nâng hạng lên thị trường mới nổi vào tháng 3.
5 triệu USD thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

5 triệu USD thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

Ngân hàng Thế giới và Thụy Sỹ hỗ trợ thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam với khoản tài trợ 5 triệu USD.
BIDV khởi động Giải chạy mang Tết ấm cho người nghèo

BIDV khởi động Giải chạy mang Tết ấm cho người nghèo

Đây là mùa thứ 6 BIDV phát động Giải chạy thiện nguyện online “Tết ấm cho người nghèo Xuân Ất Tỵ 2025” hơn 34 nghìn vận động viên đăng ký tham gia
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ Bac A Bank

Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ Bac A Bank

Bac A Bank dành tặng khách hàng doanh nghiệp mức lãi suất hấp dẫn trong khuôn khổ chương trình "Tiếp vốn nhanh - Kinh doanh bứt phá” trên toàn hệ thống
Động thái mới sau chuyển giao bắt buộc của 2 ngân hàng

Động thái mới sau chuyển giao bắt buộc của 2 ngân hàng '0 đồng'

Sau khi chính thức chuyển giao bắt cuộc từ ngày 17/10, hai ngân hàng 0 đồng OceanBank và CB đã có nhiều động thái mới như: như kiện toàn bộ máy, tổ chức…
Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Dù còn những hạn chế, nhưng các chuyên gia kinh tế cho rằng, không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế Việt Nam.
Đề xuất mức thuế 0% cho nhóm dịch vụ nội dung số

Đề xuất mức thuế 0% cho nhóm dịch vụ nội dung số

Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) đề nghị mức thuế suất 0% cho nhóm dịch vụ nội dung số, giải trí số.
Thị trường chứng khoán giằng co khi áp lực cơ cấu của quỹ ETF Diamond và khối ngoại bán ròng

Thị trường chứng khoán giằng co khi áp lực cơ cấu của quỹ ETF Diamond và khối ngoại bán ròng

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trải qua giai đoạn biến động phức tạp, chịu tác động của nhiều yếu tố từ bên trong và cả ngoại cảnh.
Đề xuất thay đổi thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng

Đề xuất thay đổi thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước đang đề xuất thay đổi một số quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng.
Tín dụng tiêu dùng

Tín dụng tiêu dùng 'vào mùa'

Đón mùa mua sắm lớn nhất năm, các ngân hàng, công ty tài chính cho vay tiêu dùng đang đẩy mạnh các chương trình kích cầu kéo khách hàng cá nhân.
9 tháng đầu năm 2024: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả

9 tháng đầu năm 2024: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank - mã CTG) vừa công bố Báo cáo tài chính Quý III/2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động