Tăng trưởng GDP năm 2022: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể đạt, hoặc vượt mục tiêu đề ra trong năm nay, song vẫn không chủ quan với những diễn biến khó lường của kinh tế thế giới.
Năm 2022: Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng GDP từ 6-6,5% Tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam với các kịch bản từ 5,2 đến 6,7%

Nhiều dự báo tích cực cho tăng trưởng GDP

Trải qua gần nửa chặng đường của năm 2022, nền kinh tế trong nước ngày càng bộc lộ rõ ràng hơn sự hồi phục sau hơn 2 năm suy giảm do chịu tác động từ đại dịch Covid-19 thông qua số liệu thống kê về tình hình tăng trưởng công nghiệp, xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư và doanh nghiệp gia nhập thị trường.

Tăng trưởng GDP năm 2022: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!
Nhiều dự báo lạc quan về tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022

Trong bối cảnh đó, tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P Globa Ratings vừa nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam lên mức BB+, triển vọng “Ổn định”. Cùng với đó, tổ chức này cũng dự báo, tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2022 có thể đạt khoảng 6,9% với xu hướng dài hạn là 6,5-7% từ năm 2023.

Trong khi đó, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vẫn giữ dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2022 là đạt khoảng 6,5% và 6,7% vào năm 2023.

Theo ông Andew Jeffries – Giám đốc quốc gia ADB, mức tăng trưởng kỳ vọng được đưa ra thông qua tỷ lệ bao phủ vắc xin phòng Covid-19 của Việt Nam rất cao, qua đó giúp Chính phủ, cơ quan chức năng của Việt Nam triển khai những biện pháp ngăn chặn mang tính chất linh hoạt với dịch bệnh, đồng thời mở rộng thương mại và phát triển du lịch. Đặc biệt, vị chuyên gia này còn đánh giá cao Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế của Việt Nam được Quốc hội phê duyệt vào đầu năm 2022 nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua các chính sách hỗ trợ khu vực doanh nghiệp và người lao động.

Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 5 tháng đầu năm của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cũng cho thấy, nền kinh tế Việt Nam đang có sự phục hồi rõ nét, thể hiện qua rất nhiều chỉ số như: Tăng trưởng của ngành công nghiệp đạt 8,3% so với cùng kỳ năm trước; xuất nhập khẩu hàng hoá đạt 305,1 tỷ USD, tăng 15,6%, trong đó xuất khẩu tăng 16,3% và nhập khẩu tăng 14,9%; thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài giải ngân tăng 7,8%; số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong 5 tháng đầu năm là 62.961 doanh nghiệp, đạt mức cao nhất trong 5 tháng đầu năm từ trước đến nay và tăng 12,9% so với cùng kỳ năm trước…

Đặc biệt, theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương: Ngành nông nghiệp là một điểm nhấn rất tích cực trong bức tranh kinh tế Việt Nam khi tổng kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thuỷ sản 5 tháng đầu năm đạt 23,2 tỷ USD, tăng 16,8%, thặng dư thương mại đạt gần 5,1 tỷ USD, tăng 3,1 lần so với cùng kỳ. Trong đó, có 9 sản phẩm, nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, bao gồm: Cà phê, cao su, điều, rau quả, gạo, cá tra, tôm, sản phẩm gỗ, đầu vào phục vụ sản xuất.

“Trong bối cảnh xung đột giữa Nga và Ukraine vẫn đang diễn biến phức tạp, vấn đề an ninh lương thực toàn cầu bị đe dọa nghiêm trọng, nạn đói diễn ra ở một số nơi trên thế giới, thì việc Việt Nam có một nền nông nghiệp đảm bảo nhu cầu trong nước và xuất khẩu được đánh giá cao. Đây cũng là tiền đề, là nhân tố quan trọng để Việt Nam ổn định kinh tế vĩ mô, chinh phục mục tiêu tăng trưởng trong thời gian tới”, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh bày tỏ quan điểm.

Tăng trưởng GDP năm 2022: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!
Song cũng không chủ quan trước những diễn biến khó lường của nền kinh tế thế giới

Song, đừng chủ quan với diễn biến khó lường của kinh tế thế giới

Với mức dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2022 có thể đạt từ 6,5-6,9% của ADB và S&P Globa Ratings, tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2022 rất có thể sẽ đạt mục tiêu đề ra từ đầu năm của Chính phủ là tăng trưởng khoảng 6,5%.

Tuy nhiên các chuyên gia kinh tế vẫn cho rằng, không thể chủ quan với mục tiêu tăng trưởng năm 2022, nhất là trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường đang "chặn" đà tăng của kinh tế thế giới. Trên cơ sở đó, nhiều tổ chức quốc tế đã hạ dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu.

Cụ thể, báo cáo Triển vọng Kinh tế toàn cầu vừa được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố đã điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2022 từ 4,1% xuống còn 2,9% do nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới được dự báo giảm.

Cùng quan điểm trên, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương nhận định, môi trường kinh doanh ngày càng xuất hiện những thách thức mới, khó lường. Trong khi đó, một số nền kinh tế lớn trên thế giới như Hoa Kỳ đang bộc lộ những dấu hiệu chững lại, lạm phát tăng cao.

Cùng với Hoa Kỳ, kinh tế châu Âu cũng đang đối mặt với nguy cơ suy thoái khi giá dầu và kim loại tăng cao do ảnh hưởng của xung đột Nga - Ukraine, trong khi đó, kinh tế Trung Quốc đứng trước dự báo tăng trưởng chậm lại.

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh đánh giá, tình hình xung đột giữa Nga và Ukraine khiến giá năng lượng và một số mặt hàng nguyên, nhiên liệu tăng cao đang đặt ra cho nền kinh tế toàn cầu nói chung và nhiều quốc gia trên thế giới nói riêng rất nhiều thách thức. Việt Nam không thể nằm ngoài thách thức đó, bởi hiện chúng ta đã hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới thông qua các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, nên những diễn biến của tình hình kinh tế thế giới đều tác động đến Việt Nam.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn có những diễn biến phức tạp trên thế giới và xung đột giữa Nga và Ukraine trong thời gian qua đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến giá nhiên liệu và nguồn cung nguyên vật liệu cho sản xuất của khu vực doanh nghiệp. Để khắc phục tình trạng thiếu nguồn cung nguyên, nhiên liệu đầu vào và hạn chế đà tăng giá của các mặt hàng trên, đảm bảo sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp và mục tiêu tăng trưởng, bà Nguyễn Thị Hương - Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng, các bộ, ngành, địa phương cần tập trung vào các giải pháp, bao gồm:

Thứ nhất, cần đảm bảo an ninh, an toàn năng lượng. Như chúng ta biết, năng lượng là yếu tố đầu vào rất quan trọng cho sản xuất, lưu thông hàng hóa. Vì vậy, Chính phủ cũng như Bộ Công Thương cần có các biện pháp, chính sách đảm bảo nguồn cung năng lượng phục vụ cho sản xuất và lưu thông, trong đó chú trọng và sử dụng tối đa năng lượng tái tạo, có chính sách điều tiết hợp lý trong từng giai đoạn để đảm bảo chủ động nguồn cung năng lượng.

Thứ hai, các bộ, ngành tiếp tục tăng cường cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho sản xuất, thương mại và xuất nhập khẩu, trong đó Bộ Công Thương cần có những chính sách ưu đãi, hỗ trợ giúp các doanh nghiệp sản xuất nguyên, nhiên liệu, vật liệu và linh kiện phát triển, đảm bảo nguồn cung trong nước đạt chất lượng cũng như giá thành hợp lý và từng bước chủ động về nguồn cung trong nước. Bên cạnh đó, cần đa dạng hóa thị trường nguồn cung nguyên liệu, đảm bảo hàng hóa xuất nhập khẩu được thông suốt, đẩy mạnh liên kết, hợp tác quốc tế.

Thứ ba, bên cạnh nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương thì các doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp cũng cần chủ động tìm nguồn nguyên liệu trong nước để thay thế một phần nguồn nguyên liệu nhập khẩu, chủ động đàm phán với các đối tác về phương án vận chuyển hàng hóa, có các biện pháp phòng ngừa rủi ro khi ký kết và thực hiện hợp đồng.

Nguyễn Hòa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Kinh tế thế giới

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ngày 22/4, sẽ đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC

Ngày 22/4, sẽ đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC

Tại phiên đấu thầu vàng miếng tổ chức vào sáng ngày 22/4, Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC với giá tham chiếu 81,8 triệu đồng/lượng.
BIDV QR - Siêu trợ lý thu hộ trên ezCloud

BIDV QR - Siêu trợ lý thu hộ trên ezCloud

Dịch vụ Thu hộ qua QR định danh của BIDV đã chính thức có mặt trên nền tảng ezCloud - phần mềm Quản lý khách sạn số 1 tại Việt Nam
Thị trường tiếp tục trượt dốc, VN-Index mất thêm 18 điểm

Thị trường tiếp tục trượt dốc, VN-Index mất thêm 18 điểm

Kết phiên giao dịch ngày 19/4, VN-Index giảm 18,16 điểm (-1,52%), xuống còn 1.174 điểm, VIC là cổ phiếu diễn biến tiêu cực nhất phiên khi giảm tới 5,33%.
Ngày 22/4 Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức đấu thầu vàng

Ngày 22/4 Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức đấu thầu vàng

Ngân hàng Nhà nước cho biết, ngày 22/4 sẽ tổ chức đấu thầu vàng, chiều nay (19/4) sẽ gửi thông báo cho 15 đơn vị đủ điều kiện đấu thầu để có sự chuẩn bị.
MB chia cổ tức 20%, tổng tài sản dự kiến vượt 1 triệu tỷ đồng

MB chia cổ tức 20%, tổng tài sản dự kiến vượt 1 triệu tỷ đồng

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, lãnh đạo MB đã chia sẻ những mục tiêu kinh doanh trước thềm kỷ niệm 30 năm ngày thành lập ngân hàng.

Tin cùng chuyên mục

Dự trữ ngoại hối đảm bảo, Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá diễn biến bất lợi

Dự trữ ngoại hối đảm bảo, Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá diễn biến bất lợi

Đó là khẳng định của Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú tại Họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng quý I năm 2024.
SHB đặt kế hoạch lợi nhuận tăng 22%, chia cổ tức tỷ lệ 16% bằng tiền và cổ phiếu

SHB đặt kế hoạch lợi nhuận tăng 22%, chia cổ tức tỷ lệ 16% bằng tiền và cổ phiếu

SHB đặt kế hoạch LNTT 2024 đạt 11.286 tỷ đồng, tăng 22% so với năm trước. Tỷ lệ cổ tức 2023 dự kiến là 16%, trong đó có 5% bằng tiền mặt và 11% bằng cổ phiếu.
Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 19/4/2024: Đồng loạt tăng sau ngày nghỉ lễ

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 19/4/2024: Đồng loạt tăng sau ngày nghỉ lễ

Tổng hợp lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 19/4/2024, lãi suất tiết kiệm 19/4 giảm lãi suất huy động, lãi suất thấp, ngân hàng BIDV, VCB, VIB, MB.
Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 19/4: FPT, CTD và BWE

Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 19/4: FPT, CTD và BWE

Năm 2024, FPT lên kế hoạch đầu tư 6.500 tỷ đồng tập trung vào ba lĩnh vực chính, bao gồm xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ, hạ tầng viễn thông và giáo dục.
Sau trào lưu “bùng nợ”, FE Credit báo lỗ kỷ lục

Sau trào lưu “bùng nợ”, FE Credit báo lỗ kỷ lục

Chịu ảnh hưởng của trào lưu “bùng nợ”, 2 năm trở lại đây FE Credit liên tục báo lỗ. Trong năm 2023, công ty tài chính này báo lỗ sau thuế gần 3.000 tỷ đồng.
Thao túng thị trường chứng khoán, một cá nhân bị phạt gần 600 triệu đồng

Thao túng thị trường chứng khoán, một cá nhân bị phạt gần 600 triệu đồng

Ông Giang Tuấn Anh bị phạt 575 triệu đồng vì đã sử dụng 23 tài khoản để thao túng cổ phiếu DST của Công ty Đầu tư Sao Thăng Long.
BIC chi trả hơn 1,5 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng vay vốn tại Trà Vinh

BIC chi trả hơn 1,5 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng vay vốn tại Trà Vinh

Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV và Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Trà Vinh vừa tổ chức gặp gỡ và trao số tiền hơn 1,5 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm người vay vốn.
Tỷ giá tăng kịch trần, chuyên gia ADB nói: “Chưa cần thiết phải sử dụng ngoại tệ để can thiệp”

Tỷ giá tăng kịch trần, chuyên gia ADB nói: “Chưa cần thiết phải sử dụng ngoại tệ để can thiệp”

Kinh tế trưởng của ADB cho rằng, diễn biến tỷ giá hiện vẫn nằm trong biên độ của Ngân hàng Nhà nước, nên chưa cần thiết phải sử dụng ngoại tệ để can thiệp.
Cổ đông LPBank đồng ý đổi tên ngân hàng, giữ lại cổ tức để tăng năng lực tài chính

Cổ đông LPBank đồng ý đổi tên ngân hàng, giữ lại cổ tức để tăng năng lực tài chính

Ngày 17/4, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank) đã thông qua việc đổi tên thành Lộc Phát Việt Nam.
Thị trường lao dốc, VN-Index rơi “thủng” mốc 1.200 điểm

Thị trường lao dốc, VN-Index rơi “thủng” mốc 1.200 điểm

Áp lực cung vẫn ở mức cao trong khi dòng tiền có dấu hiệu “hụt hơi” là nguyên nhân khiến cho VN-Index đóng cửa giảm 22,67 điểm (-1,86%) xuống còn 1.193 điểm.
Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 17/4/2024: Mức lãi suất cao nhất thị trường là bao nhiêu?

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 17/4/2024: Mức lãi suất cao nhất thị trường là bao nhiêu?

Tổng hợp lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 17/4/2024, lãi suất tiết kiệm 17/4 giảm lãi suất huy động, lãi suất thấp, ngân hàng BIDV, VCB, VIB, MB.
Vay mua căn hộ chung cư ở ngân hàng nào có lợi nhất?

Vay mua căn hộ chung cư ở ngân hàng nào có lợi nhất?

Nhiều ngân hàng tung ra gói tín dụng cho vay mua nhà với lãi suất thấp cùng với hàng loạt ưu đãi như giãn trả nợ gốc, thủ tục giải ngân nhanh chóng.
Nhịp hồi phục đan xen rung lắc, VN-Index giảm nhẹ

Nhịp hồi phục đan xen rung lắc, VN-Index giảm nhẹ

Trong Top 10 cổ phiếu tăng điểm tốt thì có tới 7 mã trong nhóm ngân hàng góp mặt tích cực “cứu” chỉ số VN-Index thoát cảnh mất mốc 1.200 điểm.
Quản lý Fintech cần “thử nghiệm và học hỏi” một cách rộng rãi

Quản lý Fintech cần “thử nghiệm và học hỏi” một cách rộng rãi

Thay vì quản lý theo cách “chờ đợi và quan sát” thì Fintech tại Việt Nam cần được chuyển sang cách tiếp cận mới “thử nghiệm và học hỏi” một cách rộng rãi hơn.
Doanh nghiệp Hoa Kỳ khuyến nghị gì về môi trường kinh doanh tại Việt Nam?

Doanh nghiệp Hoa Kỳ khuyến nghị gì về môi trường kinh doanh tại Việt Nam?

Một nửa thành viên thuộc AmCham đang kinh doanh đạt kế hoạch hoặc tốt hơn kỳ vọng tại Việt Nam, nhưng mong muốn môi trường kinh doanh cần tiếp tục cải thiện.
Mùa đại hội cổ đông ngân hàng: Vắng bóng kế hoạch M&A

Mùa đại hội cổ đông ngân hàng: Vắng bóng kế hoạch M&A

Khác với các năm trước, mùa Đại hội cổ đông của các ngân hàng năm nay, kế hoạch mua bán - sáp nhập (M&A), chào bán cổ phần cho nhà đầu nước ngoài vắng bóng.
Đấu thầu vàng - lời giải cho bài toán quản lý thị trường vàng hay chỉ là giải pháp ngắn hạn?

Đấu thầu vàng - lời giải cho bài toán quản lý thị trường vàng hay chỉ là giải pháp ngắn hạn?

Câu chuyện đấu thầu vàng đang được dư luận rất quan tâm, song lại nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ các chuyên gia, nhà kinh tế.
Ngân hàng Nhà nước khẩn trương triển khai các giải pháp quản lý thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước khẩn trương triển khai các giải pháp quản lý thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có các văn bản gửi các bộ, ngành chức năng nhằm tăng cường các biện pháp quản lý thị trường vàng.
Triển vọng nào cho thị trường tài chính Việt Nam 2024?

Triển vọng nào cho thị trường tài chính Việt Nam 2024?

Dù còn không ít khó khăn, song triển vọng về thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được dự báo có nhiều yếu tố tác động tích cực, kênh dẫn vốn đa dạng hơn.
Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh tại Giải thưởng Sao Khuê 2024

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh tại Giải thưởng Sao Khuê 2024

2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động