Công ty TNHH MTV Dệt may 7

Tăng trưởng ấn tượng, phát triển bền vững

Hướng tới kỷ niệm ngày truyền thống 28/2, Thượng tá Phạm Văn Thấu - Giám đốc Công ty TNHH MTV Dệt may 7 - một trong những đơn vị dẫn đầu khối doanh nghiệp quốc phòng trong ngành dệt may, đã có cuộc trò chuyện với phóng viên Báo Công Thương về những thành tựu đạt được trong những năm qua và chiến lược phát triển công ty thời gian tới.
Tăng trưởng ấn tượng, phát triển bền vững
Thượng tá Phạm Văn Thấu giới thiệu sản phẩm với Trung tướng Trần Đơn - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng tại Hội chợ Quốc tế Việt Nam - Campuchia 2016

Xin Thượng tá cho biết những thành tựu nổi bật Dệt may 7 đạt được trong những năm qua và kết quả sản xuất, kinh doanh trong năm 2016?

Công ty TNHH MTV Dệt may 7 (Dệt may 7) là đơn vị kinh tế gắn với quốc phòng an ninh, chuyên sản xuất, kinh doanh trên các lĩnh vực dệt, nhuộm, in, may quân trang cung cấp cho quân đội và thị trường. Hơn 20 năm xây dựng, tập thể cán bộ, công nhân viên và người lao động công ty đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu, tạo dựng nên thương hiệu Dệt may 7 với nhiều sản phẩm như tropical in loang, xicarô in loang, vải bạt chống thấm… cung cấp trong toàn quân và tham gia sản xuất, kinh doanh trên thị trường trong và ngoài nước. Đặc biệt, 10 năm gần đây, đơn vị luôn hoàn thành đạt, vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh, bảo đảm năm sau cao hơn năm trước, tăng trưởng bình quân từ 15 - 20%.

Tăng trưởng ấn tượng, phát triển bền vững
Thượng tá Phạm Văn Thấu - Giám đốc Công ty TNHH MTV Dệt may 7

Năm 2016, tuy bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn, trong đó có ngành dệt may, nhưng Dệt may 7 đã tích cực phát huy thế mạnh, từng bước khắc phục yếu kém để hoàn thành, vượt các chỉ tiêu kế hoạch, bảo đảm tăng trưởng cao với mục tiêu đã đề ra. Cụ thể: Doanh thu tăng trưởng 123% so với năm 2015, lợi nhuận tăng 128% so với năm 2015.

Thời gian qua, Dệt may 7 đã có nhiều cách làm sáng tạo và mang tính đột phá?

Trong 10 năm trở lại đây, đặc biệt là nhiệm kỳ từ 2011- 2015, với những mạnh dạn trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành sản xuất, kinh doanh, Dệt may 7 đã tập trung đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm trong quân đội và đáp ứng nhu cầu thị trường. Trong đổi mới công nghệ, công ty đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, đồng bộ và thiết thực. Ở những khâu quan trọng phải ưu tiên đầu tư công nghệ hiện đại, thậm chí đi trước đón đầu. Dệt may 7 chú trọng xây dựng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực theo đúng chiến lược đã đề ra… Theo đó, nhiệm kỳ qua, doanh thu bình quân hàng năm tăng 19%, lợi nhuận tăng 21%, nộp ngân sách nhà nước tăng 17%, thu nhập tăng 17%. Có thể thấy, những kết quả đạt được nhờ có sự đầu tư đúng hướng, đúng mục đích, mạnh dạn áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất.

Tăng trưởng ấn tượng, phát triển bền vững
Dệt may 7 đầu tư hàng trăm tỷ đồng hiện đại hóa dây chuyền công nghệ

Thưa Thượng tá, Dệt may 7 có những giải pháp gì nhằm đáp ứng tốt các yêu cầu của nhiệm vụ quốc phòng - an ninh và đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và quốc tế?

Nhiệm vụ trọng tâm của Dệt may 7 là sản xuất các sản phẩm dùng để may quân trang phải đạt chất lượng, độ bền màu sắc của quân phục theo quy định, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của quân đội. Công ty đã tập trung nghiên cứu, làm ra những dòng sản phẩm từ khâu dệt đến nhuộm, in, may phục vụ quân đội và dân sinh với chất lượng ngày càng cao. Chiến lược phát triển thị trường của công ty là tập trung sản xuất các dòng sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Hiện nay, Dệt may 7 đang nỗ lực tập trung đầu tư trang thiết bị hiện đại, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất như: Hệ thống máy nhuộm, máy giặt, máy nấu tẩy liên tục, máy dệt kiếm, dệt khí... nhằm củng cố và nâng cao uy tín trong chất lượng sản phẩm. Có thể thấy, thời gian qua vị thế, uy tín, thương hiệu của Dệt may 7 ngày càng tăng cao. Các sản phẩm chủ lực: Các sản phẩm tropical in loang, xicarô in loang, vải bạt chống thấm, áo jacket, quần áo thể thao, áo gilê,… xuất sang các thị trường châu Âu, Đức, Mỹ, Nhật ngày càng được nhiều khách hàng đón nhận.

Bên cạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả, Dệt may 7 tham gia rất tích cực công tác chính sách, hậu phương quân đội và các hoạt động an sinh xã hội?

Những năm qua, Dệt may 7 không những là đơn vị dẫn đầu trong khối doanh nghiệp quốc phòng trong ngành dệt may về hoạt động sản xuất, kinh doanh mà còn là đơn vị luôn dẫn đầu về các hoạt động xã hội, từ thiện, đền ơn đáp nghĩa. Chỉ tính riêng trong giai đoạn 2006 - 2016, Dệt may 7 đã hỗ trợ 282 nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đồng đội; tổ chức thăm hỏi, tặng quà Tết cho thương binh, gia đình liệt sĩ, Mẹ Việt Nam anh hùng với tổng trị giá gần 25,5 tỷ đồng; tham gia chương trình quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới của xã Phước Lưu và Lộc Hưng (Tây Ninh) và các địa phương khác với tổng trị giá 3,5 tỷ đồng.

Với định hướng trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành dệt may, Đảng ủy, Ban giám đốc công ty đã xây dựng chiến lược phát triển trong giai đoạn 2016 - 2020. Chiến lược đề ra các mục tiêu, giải pháp đầu tư mở rộng quy mô, tập trung đầu tư đổi mới các máy móc thiết bị cũ; tiếp tục phát triển sản phẩm mới, nâng cao chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng; phát triển nguồn nhân lực, tăng năng suất lao động; giảm chi phí để tăng sức cạnh tranh; tái cơ cấu doanh nghiệp…

Xin cảm ơn Thượng tá!

Thanh Minh (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Dệt may

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch thương mại đạt 18 tỉ USD vào năm 2028, Việt Nam - Indonesia khuyến khích sớm tổ chức các kỳ họp về hợp tác kinh tế, khoa học...
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là ''đột phá của đột phá''

5 trụ cột để ngành công nghiệp bán dẫn: Xây dựng hạ tầng; hoàn thiện thể chế; đào tạo nhân lực; huy động nguồn lực; xây dựng hệ sinh thái phát triển.
Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Theo các ''ông lớn'' về công nghệ trên thế giới, Việt Nam có tiềm năng lớn về trí tuệ nhân tạo và đây là thời cơ vẽ lại vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn.
Không có quốc gia nào

Không có quốc gia nào 'hóa rồng', 'hóa hổ' mà không có ngành công nghiệp điện tử

Để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, cần xây dựng hệ sinh thái về ngành công nghiệp bán dẫn và xây dựng Việt Nam là thị trường chủ lực.
Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu giải quyết dứt điểm, triệt để những khó khăn, vướng mắc của một số dự án BOT giao thông gắn với tiến độ, trách nhiệm.

Tin cùng chuyên mục

Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Bộ Tài chính vừa cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, tương ứng dự báo CPI bình quân tăng khoảng 3,64% so với năm 2023 (kịch bản 1); tăng 4,05% (kịch bản 2)...
Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều ngày 24/4 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Ngày 24/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo lấy ý kiến đối với hai dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện và phát triển điện mặt trời mái nhà.
Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN diễn ra tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Bộ trưởng thứ hai Bộ Ngoại giao Brunei.
Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Thủ tướng Chính phủ đề nghị, hai nước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án hợp tác kinh tế - đầu tư; thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch.
Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Lạc quan về tăng trưởng GDP quý I/2024, tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam không chủ quan với mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay.
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, tương lai của ASEAN là tương lai kỹ thuật số. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ các đối tác.
Diễn đàn Tương lai ASEAN góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, tự cường và phát triển bền vững

Diễn đàn Tương lai ASEAN góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, tự cường và phát triển bền vững

Thủ tướng hoan nghênh và cảm ơn Tổng Thư ký đã nhận lời mời tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) lần đầu tiên được tổ chức theo sáng kiến của Việt Nam.
Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Tại dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế GTGT để phù hợp thông lệ quốc tế.
Biểu dương các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương

Biểu dương các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương

Ngày 23/4, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương cho các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương.
Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia thống nhất phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028.
Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

UBTVQH thống nhất trình Quốc hội 2 chuyên đề về bảo vệ môi trường và phát triển - sử dụng nguồn nhân lực để Quốc hội lựa chọn giám sát.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định mới về cụm công  nghiệp

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định mới về cụm công nghiệp

Sáng 23/4, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị triển khai, phổ biến Nghị định 32 và Nghị định 43 của Chính phủ.
Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Bộ Công Thương phổ biến Nghị định số 43 quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

Báo cáo cập nhật kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố ngày 23/4 dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025.
Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các bộ, ngành, địa phương chung quan điểm Nghị định số 32 đã đồng bộ tốt với các quy định, tạo cơ chế thoáng hơn cho phát triển cụm công nghiệp.
Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự, phát biểu tại Diễn đàn Tương lai ASEAN, chủ đề "Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm".
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Văn phòng Chính phủ cho biết, ngày mai (24/4), Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động