Tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo đa chiều
Dân tộc thiểu số & Miền núi 01/01/2021 07:00 Theo dõi Congthuong.vn trên
Tình trạng nghèo đói kéo dài và ở mức cao trong các nhóm dân tộc thiểu số (DTTS) đang là thách thức lớn đối với Việt Nam trong việc đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) và đảm bảo không để ai bị bỏ lại phía sau. Hơn thế, với những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, số hộ DTTS và các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ bị tác động đang khiến cho thách thức này thêm nặng nề.
![]() |
Ký kết văn kiện dự án giữa đại điện UBDT và UNDP |
Nhận thức được điều này, Chính phủ xác định, tăng tốc giảm nghèo đa chiều và phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng DTTS và miền núi là ưu tiên chính trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong đó, Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 hướng tới mục tiêu tạo ra những bước đột phá trong việc tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội khu vực này trong 10 năm tới.
“Tổng kinh phí dự kiến cho giai đoạn I (2021 - 2025) mà Quốc hội phê duyệt cho Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 tối thiểu là hơn 137.000 tỷ đồng - lớn nhất từ trước đến nay trong lĩnh vực công tác dân tộc. Đây cũng là 1 trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia dành sự quan tâm lớn của Đảng và Chính phủ” - Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến phấn khởi thông báo.
Với quyết tâm chung sức để Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 đạt kết quả tốt nhất, UBDT và UNDP đã ký kết văn kiện thực hiện dự án “Tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội và giảm nghèo đa chiều vùng đồng bào DTTS”. Dự án hướng tới 2 mục tiêu chính, đó là: Hỗ trợ xây dựng các văn bản, hướng dẫn triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia và Xây dựng, thực hiện kế hoạch và thực nghiệm ở địa phương.
![]() |
Các giải pháp sáng tạo đã mang lại hiệu quả cho nhiều doanh nghiệp vùng DTTS |
Ở cấp quốc gia, dự án “Tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội và giảm nghèo đa chiều vùng đồng bào DTTS” sẽ hỗ trợ tạo ra không gian đổi mới bằng việc phân tích, đánh giá, tham vấn về các giải pháp sáng tạo đã được thực hiện hiệu quả tại các địa phương như: Bắc Kạn, Đắk Nông.
Ở cấp địa phương, các tỉnh Sơn La và Lào Cai sẽ hỗ trợ đồng bào DTTS, chính quyền địa phương và doanh nghiệp tư nhân tìm kiếm và thử nghiệm các giải pháp sáng tạo và nhân rộng các giải pháp đã được thử nghiệm thành công để tăng tốc giảm nghèo đa chiều trên diện rộng.
Dự án được kỳ vọng sẽ tạo bước khởi động tích cực cho việc triển khai Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bắt đầu từ năm 2021.
Đến dự và phát biểu tại Lễ ký kết dự án, bà Caitlin Wiesen - Trưởng Đại diện thường trú của UNDP- tin tưởng “Với tầm nhìn phát triển chung, cùng những cam kết và thúc đẩy đổi mới của Chính phủ Việt Nam, đặc biệt là với tinh thần sáng tạo của đồng bào DTTS, Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi sẽ trở thành công cụ hữu hiệu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong các vùng và cộng đồng DTTS. UNDP sẵn sàng hợp tác với UBDT, các bộ, ngành và các tỉnh để hỗ trợ Chính phủ Việt Nam và đồng bào DTTS trong nỗ lực quan trọng này”.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Tin mới nhất

Lễ hội Pồôn Pôông là “hồn cốt” của người Mường

Thừa Thiên Huế: Khám, phát thuốc miễn phí cho bà con dân tộc thiểu số

Chưa qua lễ cúng trưởng thành, đàn ông Ê Đê chưa trưởng thành

Hòa Bình: Mô hình khởi nghiệp, tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số

Hải Phòng: Đẩy mạnh kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc các huyện đảo
Tin cùng chuyên mục

Kết nối giao thương sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn

Nét đặc trưng trong trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc

Bảo Thắng: Chuyển đổi số chắp cánh đưa nông sản vươn xa

Trình diễn cây nêu của đồng bào trong Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc”

Nghề dệt thổ cẩm và nuôi vịt Cổ Lũng nâng cao thu nhập cho bà con huyện Bá Thước

Tuyên Quang: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Bộ Công Thương thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số

Lai Châu: Đa dạng chính sách giúp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Chợ nông sản Đắk Lắk online: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số

Nghề nuôi ong ở Lai Châu: Chắt chiu mật ngọt cho đời

Người dân vùng cao Hòa Bình thoát nghèo nhờ nghề may xuất khẩu

Về miền cổ tích với cây chè Shan tuyết Sơn La

Vị Xuyên (Hà Giang): Nâng cao năng suất, chất lượng chè Shan theo hướng hàng hóa

Nhiều chính sách hỗ trợ tiếp cận thông tin đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hà Giang: Phát triển các loài cây dược liệu theo hướng hàng hóa

Hà Giang: Phát triển cây hoa tam giác mạch theo hướng hàng hóa

Hoà Bình: Hiệu quả từ việc quy hoạch chợ gắn với quy hoạch của địa phương

Nâng cao chuỗi giá trị rừng nguyên liệu

Điện Biên: Nỗ lực xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số vươn xa
