Thứ tư 06/11/2024 01:28

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá: Cần đánh giá tác động, tính toán kỹ lưỡng

Một số chuyên gia cho rằng, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá cần được đánh giá tác động một cách cẩn trọng, tính toán kỹ lưỡng.

Cân nhắc kỹ khi tính toán đánh giá tác động

Theo Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 vừa được Chính phủ phê duyệt tháng 4/2022, các cơ quan quản lý sẽ xây dựng lộ trình điều chỉnh tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia, rượu. Điều này cũng phù hợp với định hướng trước đó của Chính phủ trong Quyết định 2114/QĐ-TTg ngày 16/12/2021 và Đề án định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, theo đó dự án thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ được xem xét để đưa vào Chương trình xây dựng pháp luật 2023 - 2025.

Lực lượng chức năng thu giữ hàng nghìn bao thuốc lá điếu nhập lậu được ngụy trang bằng bọc phía trên giỏ hàng là nông sản

Gần đây, khi thảo luận về Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, có đại biểu đưa ra ý kiến cần tăng mức thuế đối với mặt hàng đồ uống có cồn vàthuốc lá. Mục tiêu của việc tăng thuế là để tăng thu ngân sách, giảm người sử dụng.

Theo TS. Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, việc tăng thuế suất thuốc lá là một trong những biện pháp hiệu quả để giảm ảnh hưởng của thuốc lá đến sức khỏe. Vì vậy, Quốc hội và Chính phủ đang cân nhắc cải cách chính sách thuế thuốc lá tại Việt Nam theo hướng bổ sung thuế tuyệt đối cao trên mỗi bao thuốc, bên cạnh mức thuế suất tương đối hiện nay, để từ đó giảm sức mua, giảm người hút thuốc lá.

Chủ trương là đúng đắn, tuy nhiên, khi xây dựng thiết kế chính sách, chúng ta cần đưa ra những con số thuyết phục, những công cụ để đo lường và chứng minh tính hiệu quả của chính sách để những chính sách đó thực sự đi vào cuộc sống”- ông Lê Đăng Doanh nhận định và cho rằng, các bộ liên quan cần làm rõ các thông tin, nếu tăng như tính toán hiện nay thì tăng thu ngân sách từ các doanh nghiệp kinh doanh hợp pháp được bao nhiêu, thất thu ngân sách từ vấn nạn buôn lậu ở mức nào, số lượng người sẽ giảm hút thuốc lá ra sao, dự báo kinh doanh của ngành hàng chịu tác động, an sinh xã hội của những người dân ở vùng trồng, cung cấp nguyên liệu, những lao động trực tiếp cũng như gián tiếp ảnh hưởng thế nào… Từ đó cân nhắc mức tăng và lộ trình như thế nào cho hợp lý, áp dụng thời điểm nào thì mang lại hiệu quả cao, đảm bảo cân bằng, hài hòa giữa các lợi ích.

Việt Nam đã có Luật Phòng chống tác hại thuốc lá từ năm 2012, quy định các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng, kiểm soát nguồn cung cấp và các điều kiện đảm bảo để phòng chống tác hại của thuốc lá. Sau 10 năm triển khai thực hiện, nhiều chuyên gia cho rằng, đã đến lúc cần phải có một báo cáo đánh giá, tiến hành rà soát toàn diện xem việc triển khai thực hiện đã triệt để và hiệu quả hay chưa và có giải pháp khắc phục, thay vì vội vàng, nhanh chóng đề xuất tăng thuế đối với mặt hàng này.

Lực lượng Quản lý thị trường Kiên Giang thu giữ hàng nghìn bao thuốc lá nhập lậu tại một hộ kinh doanh

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt phải đi đôi chống buôn lậu thuốc lá

Trong khi đó, ông Triệu Văn Thìn - Chủ tịch Hội Chống hàng giả & bảo vệ thương hiệu TP. Hà Nội - cho rằng, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt phải đi đôi với chống buôn lậu thuốc lá.

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá là giải pháp mà một số quốc gia đều cân nhắc đến khi cần phải tăng thu ngân sách. Tuy nhiên, càng tăng thuế thì sự chênh lệch giá giữa thuốc lá hợp pháp và thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả (sản xuất trong nước và sản xuất từ nước ngoài) càng rộng và điều này sẽ làm trầm trọng thêm tình hình buôn lậu thuốc lá vốn đã và đang là một vấn đề thách thức hiện tại đối với các cơ quan chức năng.

Theo ông Triệu Văn Thìn, trước khi đề xuất tăng thuế, cần lưu tâm tới những tác động không mong muốn này và nếu quyết định tăng thuế thì cần phải có những giải pháp tổng thể, đặc biệt là chương trình hành động chống buôn lậu thuốc lá.

Đồng quan điểm, PGS. TS. Ngô Trí Long - Chuyên gia kinh tế cho rằng, việc tăng thuế và buôn lậu thuốc lá là 2 vấn đề khác nhau, song thực tế lại chịu sự tác động của nhau và tác động trực tiếp đến doanh nghiệp. Khi tăng thuế, sản phẩm hợp pháp trong nước phải chịu các loại thuế đẩy giá thành sản phẩm lên cao. Trong khi đó, thuốc lá lậu do trốn thuế bán rẻ hơn nhiều so với thuốc lá sản xuất trong nước (cùng chủng loại, cùng phân khúc). Chính vì vậy, người tiêu dùng thay vì sử dụng sản phẩm hợp pháp trong nước sẽ chuyển sang hút thuốc lá nhập lậu giá rẻ.

“Từ thực trạng thị trường thuốc lá hiện nay ở nước ta, trước hết tìm cách kiểm soát có hiệu quả thuốc lá nhập lậu và các hoạt động kinh doanh bất chính đi kèm”- ông Ngô Trí Long cho hay.

Mặc dù trong thời gian qua, các lực lượng chức năng đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát mặt hàng thuốc lá nhập lậu, và đã đạt những kết quả nhất định. Đặc biệt, Chính phủ đã có Nghị định 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 quy định xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, theo quy định, các đối tượng có hành vi buôn bán, vận chuyển, tàng trữ và giao nhận thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.500 bao trở lên sẽ bị phạt tiền từ 90.000.000 - 100.000.000 đồng (trong trường hợp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự). Vì vậy các đối tượng thường tìm cách né bằng việc vận chuyển số thuốc lá dưới mức quy định. Phương tiện dùng để chuyên chở thuốc lá chủ yếu là thuê, mượn, nên khó bị xử lý.

Ngoài ra, do lợi nhuận từ thuốc lá lậu cao, nên các đối tượng dùng nhiều thủ đoạn tinh vi, hòng trốn tránh sự kiểm tra của lực lượng chức năng như: gửi trên các phương tiện xe chở khách, xe đi du lịch, thuê ngư­ời vận chuyển... Thuốc lá lậu được ngụy trang với nhiều hình thức như bọc phía trên là khẩu trang chống dịch, hay để trong vỏ cây đàn organ, thùng chứa hột vịt, giỏ trái cây, thùng kem, rơm cuộn...

Không chỉ cất giấu tinh vi, có đối tượng buôn lậu thuốc lá khi bị lực lượng kiểm tra, kiểm soát, sẵn sàng đạp đổ hàng hóa, phương tiện, thậm chí liều lĩnh chống đối, tấn công lực lượng làm nhiệm vụ.

Để công tác chống buôn lậu thuốc lá đạt hiệu quả, chống thất thu cho ngân sách Nhà nước, nhiều chuyên gia cho rằng, cần triển khai giải pháp đồng bộ và toàn diện. Theo đó, tăng cường tuyên truyền giáo dục người tiêu dùng, tiểu thương, nhà phân phối không tham gia tiếp tay cho các đường dây buôn lậu; cần có nhiều nguồn lực hơn để thắt chặt kiểm tra, giám sát thị trường ở các tỉnh biên giới, nhất là biên giới Tây Nam; trích một phần kinh phí trong Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá cho công tác phòng, chống thuốc lá lậu...

Thu Phương

Tin cùng chuyên mục

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Ngân hàng Nhà nước tái triển khai biện pháp kép để 'ghìm cương' tỷ giá

Kỷ niệm 30 năm thành lập Ngân hàng TMCP Quân đội

Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance

Ngân hàng BIDV được vinh danh 'Thương hiệu quốc gia'

Lào Cai: Khoanh nợ cho khách hàng vay vốn bị thiệt hại do cơn bão số 3

Nhà băng đua nhau tăng lãi suất, có nơi chạm 9,5%/năm cho kỳ hạn 13 tháng

Làm thế nào để tận dụng sức mạnh của lãi kép?

Bảo Việt 60 năm - Tự hào khẳng định Thương hiệu quốc gia

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: Nâng cao vai trò đồng hành cùng các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi

Ưu đãi tới 30% khi thanh toán thẻ NAPAS Agribank tại Hàn Quốc

Thị trường chứng khoán Việt Nam thêm cơ hội nâng hạng nhờ Thông tư 68

5 triệu USD thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

BIDV khởi động Giải chạy mang Tết ấm cho người nghèo

Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ Bac A Bank

Động thái mới sau chuyển giao bắt buộc của 2 ngân hàng '0 đồng'

Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Đề xuất mức thuế 0% cho nhóm dịch vụ nội dung số

Thị trường chứng khoán giằng co khi áp lực cơ cấu của quỹ ETF Diamond và khối ngoại bán ròng

Đề xuất thay đổi thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng