Tăng phí dịch vụ môi trường rừng từ thủy điện

Theo quyết định của Chính phủ, kể từ ngày 1/1/2017, các nhà máy thủy điện sẽ phải chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) mức 36 đồng/1kWh điện thương phẩm. Ðây sẽ là cơ hội lớn để người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số có thêm nguồn thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tăng phí dịch vụ môi trường rừng từ thủy điện
Cần tạo thêm động lực khuyến khích bà con tham gia bảo vệ rừng

Lợi ích từ dịch vụ môi trường rừng

Nậm Nhùn là huyện biên giới, miền núi của tỉnh Lai Châu - nơi sinh sống của 11 dân tộc anh em nhưng chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số. Diện tích tự nhiên lớn nhưng địa hình núi và rừng chiếm tới trên 90%, diện tích thâm canh lúa nước đạt thấp do đó tỷ lệ hộ đói nghèo trung bình còn cao gần 40%, thậm chí có những xã trên 50%.

Theo ông Nguyễn Trọng Lịch - Giám đốc Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Lai Châu - sau hơn 5 năm thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh, các vụ cháy rừng, vi phạm về Luật Bảo vệ và phát triển rừng giảm rõ rệt; độ che phủ rừng tăng từ 41% năm 2011 đến 45,4% năm 2015. Nhiều nơi như xã Mường Mô, huyện Nậm Nhùn, bà con yêu cầu không nhận gạo cứu đói giáp hạt vì đã có tiền dịch vụ môi trường rừng. Hàng nghìn hộ đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa của huyện Mường Tè nhờ có rừng mà nguồn thu ổn định, với mức bình quân 21 triệu đồng/hộ/năm.

Bà Lù Thị Sen - Bí thư Đảng ủy xã Mường Mô (Nậm Nhùn - Lai Châu) cho biết, ngoài các nguồn thu nhập khác, mỗi hộ gia đình tham gia nhận khoán bảo vệ và phát triển rừng trong xã còn có thêm nguồn tiền 8 triệu đồng/năm từ DVMTR nên đã góp phần tăng thu nhập và tạo động lực cho bà con phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2015 của xã là 43,8% đến nay đã giảm còn 23%.

Có thể nói, chính sách chi trả DVMTR, giao đất giao rừng cho người dân hiện nay đang là một trong những động lực thúc đẩy người dân sống bằng nghề rừng, yên tâm với công việc và đồng thời cũng mở ra cơ hội cho đồng bào thúc đẩy nghề lâm nghiệp ngày càng phát triển bền vững.

Ðộng lực thúc đẩy công tác bảo vệ rừng

Với đa số đồng bào dân tộc sinh sống gắn bó với rừng sẽ càng vui hơn khi biết mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 1472016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2010/NĐ-CP (năm 2010) về chính sách chi trả DVMTR. Trong đó có việc nâng mức chi trả tiền DVMTR đối với cơ sở sản xuất thủy điện từ 20 đồng lên 36 đồng/1 kWh điện thương phẩm.

Nghị định cũng quy định các đối tượng được chi trả tiền DVMTR, ngoài các tổ chức được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng; UBND cấp xã được nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng còn có các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân; cộng đồng dân cư thôn được Nhà nước giao rừng, cho thuê hoặc tự đầu tư trồng rừng.

Đại diện Tổng cục Lâm nghiệp cho biết, trong 5 năm qua, thực hiện chính sách chi trả DVMTR, số tiền chi trả cho chủ rừng và các tổ chức không phải chủ rừng là 4.549,620 tỷ đồng, đã có hơn 500.000 hộ dân sống trong và gần rừng nhận được tiền chi trả DVMTR, tạo thêm công ăn việc làm, cải thiện thu nhập... Tuy vậy, thời điểm hiện nay, số tiền chi trả DVMTR chưa đáp ứng được giá trị sức lao động và nhu cầu tối thiểu...

Chính vì vậy, quyết định tăng phí DVMTR là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, nhất là những biến động giá. Theo quy định cũ, mức phí 20 đồng/1kWh điện không phản ánh đảm bảo thu nhập và không tạo động lực khuyến khích người dân tham gia bảo vệ, phát triển rừng.

Thống kê của ngành điện cho thấy, sản lượng điện từ thủy điện hiện nay chiếm khoảng 35,35%. Theo đó, số tiền DVMTR đóng góp cho Quỹ bảo vệ và phát triển rừng có thể đạt khoảng 1.500 tỷ đồng. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải có cơ chế quản lý, sử dụng, giám sát nguồn quỹ sao cho hiệu quả. Đặc biệt, cần được xem xét nghiêm túc nhằm đảm bảo đúng đối tượng, đúng mục đích để góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu, tăng khả năng phòng hộ của rừng, điều hòa khí hậu, giữ và cung cấp nước cho các nhà máy thủy điện cũng như sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.

Ðình Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đã có nhiều thành tích đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số...
Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Sáng 15/11, UBND TP Đà Nẵng tổ chức Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024.
Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Lai Châu lần thứ IV năm 2024 gắn với mục tiêu quan trọng trong giai đoạn tới.
Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Hội đồng Nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành nghị quyết về chính sách hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn…
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên kiện toàn, nâng cao chất lượng cán bộ thực thi Chương trình 1719.

Tin cùng chuyên mục

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Thời gian qua, việc bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống đã giúp Sơn La thu hút lượng lớn du khách.
Huyện Bắc Yên - Sơn La  dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Năm 2024, huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) được phân bổ hơn 84,8 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Dự án “Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi măng sạch” được tỉnh Sơn La triển khai trên địa bàn 19 xã của 5 huyện.
Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Những năm gần đây, Tuyên Quang huy động nhiều nguồn lực, đầu tư, hỗ trợ đến các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khiến bộ mặt thôn, bản có nhiều đổi thay.
Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn đang là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách, với nhiều lợi thế phát triển du lịch theo hướng khai thác tiềm năng văn hóa truyền thống.
Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Tại huyện Mộc Châu, Lễ hội Púng Hiéng được các dòng họ luân phiên tổ chức định kỳ 3-4 năm/lần, trong thời gian 4-6 ngày vào dịp Tết Nguyên đán.
Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Giai đoạn năm 2022-2025, huyện Mường La - tỉnh Sơn La có 1.542 hộ được phê duyệt đầu tư cấp điện với tổng mức đầu tư hơn 33,2 tỷ đồng.
Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Năm 2024, huyện Mộc Châu được phân bổ trên 66,4 tỷ đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Nghề đan lát là nét đẹp truyền thống của người Hà Lăng ở Kon Tum, từ nguyên liệu vô cùng đơn giản, qua bàn tay khéo léo đã biến thành những sản phẩm để đời.
Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lạng Sơn đã và đang mang lại nhiều kết quả tích cực
Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống là dịp tôn vinh những bàn tay tài hoa của các nghệ nhân Bahnar ở Gia Lai còn lưu giữ những nét đẹp văn hóa dân tộc.
Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Sau 2 ngày làm việc tập trung, nghiêm túc, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn lần thứ IV - năm 2024 đã thành công tốt đẹp.
Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Là huyện miền núi nghèo của tỉnh Sơn La, Quỳnh Nhai luôn chú trọng đầu tư hệ thống chợ để đạt tiêu chí nông thôn mới, cải thiện đời sống người dân.
Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Nghệ nhân A Sứp luôn miệt mài gìn giữ các giá trị văn hóa Tây Nguyên, với ông, được truyền dạy giúp thế hệ trẻ hiểu về cồng chiêng là một niềm hạnh phúc.
Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Tỉnh Lai Châu đề ra nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc...
Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Việc liên kết giữa sản xuất, tiêu thụ cà phê đã và đang giúp sản phẩm cà phê của huyện Mai Sơn ngày càng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Giai đoạn 2019-2024, huyện Phù Yên (Sơn La) được giao hơn 118 tỷ đồng Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Nhờ nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã và đang cải thiện tốt đời sống của bà con vùng đồng bào dân tộc.
Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Du lịch đã và đang là một trong những điểm sáng kinh tế của tỉnh Sơn La, tạo ra sinh kế cho rất nhiều hộ dân nghèo, bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Không chỉ ghi dấu ấn từ cồng chiêng, người Xơ Đăng ở Kon Tum còn được biết đến với nghề đan lát lâu đời, góp phần làm nên sự phong phú về văn hóa truyền thống.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động