Tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2022: Lý do nhiều doanh nghiệp xin lùi thời hạn

Ngày 12/4/2022, hàng chục triệu lao động đang làm việc trong các công ty, nhà máy, xí nghiệp, hợp tác xã… khấp khởi khi hay tin Hội đồng Tiền lương quốc gia đã thống nhất đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng 6% từ 1/7/2022 để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Tuy nhiên có nhiều doanh nghiệp lại xin lùi thời gian.

Đề xuất của Hội đồng Tiền lương quốc gia về việc tăng lương tối thiểu vùng 6% từ 1/7/2022 ngay sau đó đã “vấp” phải kiến nghị lùi áp dụng tăng lương tối thiểu vùng sang 1/1/2023 (chậm hơn 6 tháng) của 8 hiệp hội ngành hàng, bao gồm: Hiệp Hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, Hiệp hội Dệt May Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam, Hội Lương thực Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Hiệp hội Nhựa Việt Nam, Hiệp hội các Nhà sản xuất xe máy Việt Nam.

Các đơn vị này cho rằng, sau 2 năm chèo chống trong điều kiện dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp thực sự rất khó khăn và kiệt quệ. Hiện tại, sản xuất đã hoạt động trở lại, nhưng người lao động là F0 vẫn tiếp tục xảy ra, chưa kể đến tình trạng hậu Covid, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất của doanh nghiệp…

Tăng lương tối thiểu vùng: Vì sao doanh nghiệp hiểu nhưng chưa nhất trí?
Doanh nghiệp đồng tình với việc tăng lương nhưng đề nghị lùi thời điểm đến 1/1/2023

Thực tế, so với mức lương tối thiểu vùng của lần tăng lương ngày 1/1/2020 (vùng I là 4,42 triệu đồng; vùng II 3,92 triệu; vùng III 3,42 triệu và vùng IV 3,07 triệu đồng) thì hiện phần lớn doanh nghiệp đang trả lương cao hơn mức lương tối thiểu vùng.

Cụ thể, nếu cộng cả các khoản phụ cấp hàng tháng, đa số người lao động đã đạt gấp 1,5 đến 2 lần lương tối thiểu vùng – tương đương với mức lương 6,5 -8,5 triệu đồng/người/tháng. Cùng với đó, để cạnh tranh lao động với các doanh nghiệp FDI, không ít doanh nghiệp không chỉ tăng lương mà còn có các chính sách chăm lo đời sống người lao động, cải thiện công nghệ, tăng năng suất, làm thêm ca giúp người lao động có thu nhập trung bình lên tới 9 triệu đến 10 triệu đồng/tháng.

Vậy tại sao, trước đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2022, nhiều hiệp hội, doanh nghiệp vẫn không nhất trí, mà đề nghị lùi lại 6 tháng? Trong khi, đời sống của đại bộ phận người lao động đang gặp nhiều khó khăn do giá cả các mặt hàng phục vụ đời sống, sinh hoạt không ngừng “leo thang”.

Theo lý giải của nhiều doanh nghiệp thì, việc tăng lương tối thiểu vùng là đòi hỏi thích đáng của người lao động, bản thân doanh nghiệp cũng hiểu, doanh nghiệp khó có thể tăng trưởng khi mà đời sống người lao động không được cải thiện.

Tuy nhiên, với mức phí bảo hiểm mà doanh nghiệp phải đóng cho người lao động là 21,5 % lương tối thiểu (cao gấp đôi so với số tiền người lao động phải đóng) và phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động… việc tăng lương tối thiểu vùng có thể không tác động lớn đến các doanh nghiệp quy mô nhỏ, nhưng với các doanh nghiệp quy mô lớn, số lao động lên tới vài nghìn người, con số chi phí tăng thêm sẽ là không nhỏ.

Chưa kể, khi lương tối thiểu vùng tăng 6% như đề xuất thì những người lao động có mức lương thấp hơn mức tối thiểu vùng sẽ được tăng bằng lương tối thiểu vùng, kéo theo các lao động khác ít nhiều cũng sẽ được tăng lương… phần chi trả phát sinh hàng tháng của doanh nghiệp theo đó cũng tăng lên thấy rõ; tác động ít nhiều đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường - nhất là sau 2 năm đại dịch, doanh nghiệp như người “ốm còn chưa khỏi hẳn”.

Tăng lương tối thiểu vùng: Vì sao doanh nghiệp hiểu nhưng chưa nhất trí?
Người lao động trông đợi Chính phủ sớm quyết định tăng lương tối thiểu vùng

Bên cạnh đó, đại diện một số doanh nghiệp chuyên làm hàng xuất khẩu cho biết đã thực hiện tăng lương đầu năm 2021, 2022 hoặc đã ký hợp đồng với các đối tác từ đầu năm nên giờ tăng không thể tăng giá bán hàng hoá. Tăng lương tối thiểu vùng vào 1/7/2022 như đề xuất của Hội đồng Tiền lương quốc gia sẽ đẩy doanh nghiệp vào tình huống vô cùng khó khăn, thậm chí liên quan tới sự còn – mất của doanh nghiệp. Thời điểm 1/1/2023 bắt đầu tăng lương tối thiểu vùng được xem là thích hợp hơn vì doanh nghiệp sẽ có thêm 6 tháng để hồi sức.

Ngày 12/4, sau khi chốt đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng 6% từ 1/7/2022 để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định, ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam - kỳ vọng, đây sẽ là thời điểm doanh nghiệp và Chính phủ cùng “nắm tay” nhau vượt qua khó khăn, chia sẻ vất vả với người lao động. Đề xuất này cũng được người lao động trên cả nước hưởng ứng và chờ đợi quyết định cuối cùng của Chính phủ.

Tuy nhiên, với kiến nghị của 8 Hiệp hội ngành hàng lên Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng tăng lương tối thiểu vùng từ 1/1/2023, thay vì tháng 7/2022... thời điểm tăng lương tối thiểu vùng theo đó vẫn tiếp tục được cân nhắc sau 2 năm trì hoãn vì dịch bệnh.

Hoàng Mai
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Người lao động

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Nội vụ nêu định hướng về cải cách tiền lương

Bộ Nội vụ nêu định hướng về cải cách tiền lương

Trong năm 2026, Bộ Nội vụ sẽ tiếp tục báo cáo Ban chỉ đạo và các cấp có thẩm quyền liên quan đến việc trả lương theo vị trí việc làm.
Doanh nghiệp săn ‘kỹ sư tương lai’ tại Đại học Điện lực

Doanh nghiệp săn ‘kỹ sư tương lai’ tại Đại học Điện lực

Hơn 3.000 nghìn việc làm được hơn 30 doanh nghiệp đem đến Ngày hội việc làm Trường Đại học Điện lực 2025 diễn ra tại Hà Nội vào ngày 25/4.
Bộ Nội vụ phản hồi về phụ cấp tinh giản biên chế

Bộ Nội vụ phản hồi về phụ cấp tinh giản biên chế

Bộ Nội vụ cho biết, các khoản tiền lương và phụ cấp được tính để hưởng chế độ tinh giản biên chế đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 67/2025/NĐ-CP.
Thông tin về tiền lương cán bộ cấp tỉnh sau sắp xếp

Thông tin về tiền lương cán bộ cấp tỉnh sau sắp xếp

Đề án của Chính phủ nêu rõ giữ nguyên chế độ, lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại đơn vị hành chính cấp tỉnh.
10.000 việc làm hấp dẫn tại ngày hội tuyển dụng IUH 2025

10.000 việc làm hấp dẫn tại ngày hội tuyển dụng IUH 2025

Hơn 60 doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia Ngày hội tuyển dụng, việc làm IUH 2025, mang đến 10.000 vị trí hấp dẫn cho sinh viên khối kỹ thuật, kinh tế.

Tin cùng chuyên mục

Số lượng lãnh đạo xã khi thực hiện chính quyền hai cấp

Số lượng lãnh đạo xã khi thực hiện chính quyền hai cấp

Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp vừa ban hành công văn hướng dẫn các địa phương, trong đó có số lượng lãnh đạo cấp xã.
Cách xác định tuổi nghỉ hưu, trợ cấp cho quân nhân

Cách xác định tuổi nghỉ hưu, trợ cấp cho quân nhân

Thông tư số 19/2025/TT-BQP hướng dẫn cách xác định hạn tuổi phục vụ cao nhất hoặc tuổi nghỉ hưu để tính hưởng chính sách, chế độ đối với quân nhân.
Từ 1/8, người hoạt động không chuyên trách cấp xã được sắp xếp như thế nào?

Từ 1/8, người hoạt động không chuyên trách cấp xã được sắp xếp như thế nào?

Người hoạt động không chuyên trách cấp xã sẽ được sắp xếp ra sao theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp?
Thông tin mới về biên chế sau khi kết thúc cấp huyện

Thông tin mới về biên chế sau khi kết thúc cấp huyện

Ban Chỉ đạo về sắp xếp đơn vị hành chính các cấp của Chính phủ thông tin chuyển 100% biên chế cấp huyện về cấp xã, đồng thời có thể tăng cường biên chế cán bộ.
PAPI 2024: Cơ hội lịch sử giúp Việt Nam bứt phá

PAPI 2024: Cơ hội lịch sử giúp Việt Nam bứt phá

Báo cáo PAPI 2024 đánh giá cao hoạt động tinh gọn bộ máy chính quyền địa phương và cho rằng, đây là cơ hội mang tính lịch sử giúp Việt Nam bứt phá.
Đề xuất cách làm mới về quy hoạch công chức

Đề xuất cách làm mới về quy hoạch công chức

Bộ Nội vụ đề xuất có thể cân nhắc xem xét nhằm đổi mới quy trình bổ nhiệm cán bộ nhằm thu hút, trọng dụng và đãi ngộ nhân tài.
Nể nang khi đánh giá công chức, nên xử lý ra sao?

Nể nang khi đánh giá công chức, nên xử lý ra sao?

Từ kinh nghiệm quốc tế, Bộ Nội vụ đã đề xuất hướng xử lý ra sao để tránh tình trạng nể nang, không thực chất khi đánh giá công chức?
Đề xuất bỏ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp

Đề xuất bỏ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp

Từ kinh nghiệm quốc tế, Bộ Nội vụ đề xuất chú trọng tăng lương cho viên chức và bỏ cơ chế xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Không hoàn thành nhiệm vụ, công chức bị xử lý ra sao?

Không hoàn thành nhiệm vụ, công chức bị xử lý ra sao?

Công chức có thể bị thôi việc nếu xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ và sau 6 tháng vẫn không đáp ứng được yêu cầu, không bố trí được vị trí việc làm phù hợp.
Đề xuất quy định mới về sổ bảo hiểm xã hội điện tử

Đề xuất quy định mới về sổ bảo hiểm xã hội điện tử

Bộ Nội vụ đề xuất sổ bảo hiểm xã hội điện tử sẽ được liên kết với tài khoản định danh điện tử (VNeD) mức độ 2 và có giá trị pháp lý như bản giấy.
Đề xuất thành lập Ủy ban điều tra cán bộ, công chức

Đề xuất thành lập Ủy ban điều tra cán bộ, công chức

Tại dự thảo Luật Cán bộ, Công chức (sửa đổi), Bộ Nội vụ đề xuất Việt Nam cần nghiên cứu cơ chế thành lập Ủy ban điều tra cán bộ, công chức.
Cách tính tiền lương mới khi sắp xếp bộ máy

Cách tính tiền lương mới khi sắp xếp bộ máy

Bộ Nội vụ mới ban hành Thông tư 002/2025/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế về trả lương công chức?

Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế về trả lương công chức?

Từ kinh nghiệm quốc tế về trả lương công chức, Bộ Nội vụ có đề xuất ra sao để áp dụng trong lần thực hiện dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)?
Bộ Nội vụ đề xuất giảm thời gian thử việc công chức

Bộ Nội vụ đề xuất giảm thời gian thử việc công chức

Bộ Nội vụ khuyến nghị Việt Nam cân nhắc việc rút ngắn thời gian tập sự, thử việc cho công chức để sớm được bổ nhiệm chính thức và thực hiện quản lý công chức.
Hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Nghị định số 78/2025/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Khu vực dịch vụ hút lao động mạnh nhất quý I/2025

Khu vực dịch vụ hút lao động mạnh nhất quý I/2025

Xét theo khu vực kinh tế, lao động có việc làm quý I/2025 trong khu vực dịch vụ là 21,1 triệu người, chiếm 40,7%, tăng 100,3 nghìn người so với quý trước.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Ngày 1/7, vận hành chính quyền địa phương hai cấp gắn với chuyển đổi số

Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Ngày 1/7, vận hành chính quyền địa phương hai cấp gắn với chuyển đổi số

Nội dung vận hành chính quyền địa phương 2 cấp được Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh trong cuộc họp chuyên đề về chuyển đổi số của Bộ Nội vụ.
Đề xuất quy định tính lương theo năng suất lao động

Đề xuất quy định tính lương theo năng suất lao động

Theo dự thảo Thông tư hướng dẫn về tính tiền lương, yếu tố khách quan có thể ảnh hưởng đến năng suất lao động, cần được xem xét khi xác định tiền lương.
Thực hiện kế hoạch cải cách tiền lương năm 2025 ra sao?

Thực hiện kế hoạch cải cách tiền lương năm 2025 ra sao?

Năm 2025, nhằm gắn thu nhập với vị trí việc làm, nâng cao hiệu quả và bảo đảm công bằng, kế hoạch cải cách tiền lương sẽ được triển khai ra sao?
Cách tính trợ cấp phục viên cho quân nhân sau khi tinh gọn

Cách tính trợ cấp phục viên cho quân nhân sau khi tinh gọn

Dự thảo Thông tư về chính sách, chế độ khi sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trong Quân đội đề xuất chính sách phục viên đối với quân nhân sau khi tinh gọn.
Mobile VerionPhiên bản di động