Thứ hai 21/04/2025 12:59

Tăng học phí sẽ gây khó khăn cho nhiều vùng nông thôn, miền núi

Việc tăng học phí phần nào đảm bảo chất lượng giáo dục, song nhiều đại biểu cho rằng, việc tăng học phí sẽ gây khó khăn cho nhiều vùng nông thôn, miền núi.

Tại Hội nghị Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo năm 2022 tại TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà mới đây, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng cho biết, việc tăng học phí sẽ góp phần đảm bảo chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại nhiều tỉnh, thành cho rằng, việc tăng học phí gây khó khăn cho nhiều địa phương, đặc biệt là những vùng nông thôn, kinh tế chưa phát triển.

Ông Võ Hoàn Hải - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Khánh Hoà cho hay: "Việc tăng học phí gây khó khăn cho nhiều địa phương tại Khánh Hoà, đặc biệt là những vùng nông thôn, kinh tế chưa phát triển của huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh".

Theo ông Hải, tại các vùng nông thôn huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh của tỉnh Khánh Hoà, người dân có mức thu nhập thấp nên việc tăng học phí sẽ gây khó khăn rất lớn cho gia đình học sinh.

Trả lời về vấn đề trên, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, cho biết: Lộ trình tăng học phí theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP trong phiên họp tháng 5/2022 do Chính phủ giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo với các bộ, ngành rà soát, đánh giá tác động của việc thu học phí. Về cơ bản, lộ trình tăng học phí được quy định trong Nghị định 81, học phí sẽ tăng tuỳ theo vùng miền, có mức trần, mức sàn và có lộ trình.

Bên cạnh vấn đề tăng học phí, vấn đề sách giáo khoa cũng được nhiều địa phương quan tâm. Đề cập đến một số bất cập về sách giáo khoa, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh cho biết, năm học 2020-2021, TP. Hồ Chí Minh đã đi vào ổn định dù đối mặt rất nhiều khó khăn. Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến khích, yêu cầu các địa phương có bộ tài liệu giáo dục địa phương theo ông Hiếu là cần thiết.

Tuy nhiên, theo ông Hiếu, hiện mỗi tỉnh, thành có một bộ sách riêng nên không thể xã hội hóa, việc biên soạn, in ấn cũng rất khó khăn.

Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh đã nhiều lần tham mưu Uỷ ban nhân dân thành phố nhưng chưa đưa ra được giải pháp. Ông Hiếu cho biết, mới đây Uỷ ban nhân dân thành phố có hướng xin ý kiến hội đồng nhân dân chi kinh phí mua khoảng 100.000 đầu sách. TP. Hồ Chí Minh sẽ tổ chức đấu giá sau đó đưa vào các thư viện cho các học sinh học.

“Việc xin ý kiến của Hội đồng nhân dân kinh phí mua sách phát cho thư viện, sách dùng chung cho học sinh vừa được Sở trình nhằm tháo gỡ vướng mắc. Nếu được chấp thuận, Sở sẽ thực hiện cuốn chiếu từ nay đến năm 2024-2025 sẽ phủ đầy đủ cho các thư viện bởi nếu chờ một đơn vị thẩm định giá, đấu thầu và triển khai, rồi kinh phí… sẽ rất lâu” - ông Hiếu nói.

Chia sẻ về vấn đề trên, ông Nguyễn Thế Bình - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang cho rằng: Đơn giá cho bộ tài liệu giáo dục địa phương cũng cần có quy định, hướng dẫn rõ ràng từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính. Vì không có khung tham chiếu và hướng dẫn về giá, cách thức, khung thẩm định giá… để địa phương ban hành và thực hiện bộ tài liệu giáo dục địa phương trên khung giá phù hợp.

Đỗ Nga
Bài viết cùng chủ đề: Nguồn nhân lực

Tin cùng chuyên mục

Quán quân Olympic Tin học Cao Thắng 2025 chính thức lộ diện

Khởi nghiệp giảng đường: 7 năm thắp lửa

Nvidia hợp tác với Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng thúc đẩy ứng dụng AI

Giáo dục đổi thay từ một quyết sách nhân văn

Tuyển sinh đại học 2025: Một mùa tuyển sinh, hai nỗi lo

20 trường quân đội dừng xét học bạ, bổ sung tổ hợp thi

Hà Nội: Giao quyền tự chủ cho Trường Cao đẳng Điện tử - Điện lạnh

Tăng chỉ tiêu, tỷ lệ ‘chọi’ lớp 10 chuyên không giảm nhiệt

Trường Quốc tế Bắc Mỹ triển khai học bổng tài năng cho học sinh từ 6 đến 16 tuổi

Bình Định: Mở lối tương lai bằng hướng nghiệp và đào tạo nghề

Trường Đại học Luật đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba

Phụ huynh nói gì về tổ chức học 2 buổi/ngày?

Sau sáp nhập, trường mầm non, tiểu học, THCS do xã quản lý

Nhà trường và doanh nghiệp chung tay nâng cao chất lượng nhân lực tiết kiệm năng lượng

Gieo tri thức tài chính - xây tương lai quốc gia

Bắt đầu cấp tài khoản đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Vi mạch - bán dẫn: Ngành 'hot', học phí cũng… 'nóng'!

Cơ hội học thử nhiều ngành mới tại VJU Open Campus 2025

Cần hơn 21.000 biên chế để phổ cập giáo dục mầm non

Tránh 'cửa hẹp' lớp 10 công lập, phụ huynh ngóng trường tư