Hàng Việt vươn mình cùng Hiệp định CPTPP

Xuất khẩu hàng Việt sang nhiều thị trường trong khối CPTPP đã có sự tăng trưởng rất cao sau khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực.
Xuất khẩu hàng Việt Nam sang nước ngoài: Doanh nghiệp cần chú trọng yếu tố bền vững 3 nước nào được bổ sung áp dụng thuế xuất nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định CPTPP? Phát triển thương hiệu Việt Nam tại thị trường CPTPP

Xuất khẩu hàng Việt khởi sắc

Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực từ ngày 14/1/2019.

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên - Bộ Công Thương chia sẻ, sau gần 5 năm CPTPP có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá vào hai thị trường Canada, Mexico đã có sự tăng trưởng rất đáng khích lệ. Kể cả trong thời kỳ Covid-19 hay thời kỳ có những biến động về địa chính trị trên thế giới thì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá Việt sang hai thị trường này luôn tăng trưởng hai chữ số. Ngoài ra, thặng dư thương mại mà chúng ta có được từ hai thị trường này thường chiếm từ 1/3 cho đến 1/2 thặng dư thương mại của các quốc gia trong khối CPTPP.

1946-xk-thyy-syn
Thuỷ sản là mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang khối thị trường CPTPP

“Với thị trường Peru, dù nhiều ý kiến cho rằng đây là thị trường khiêm tốn nhưng thực tế dư địa tăng trưởng của thị trường này lại rất cao. Có những năm tăng trưởng xuất khẩu hàng Việt Nam vào CPTPP có thể lên đến ba chữ số. Đây là một điểm minh chứng rõ ràng rằng doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng rất tích cực các cơ hội CPTPP mang lại” – ông Ngô Chung Khanh nói.

Tuy nhiên, nhìn chung, dư địa để hàng Việt Nam thâm nhập sâu hơn nữa vào các thị trường như Canada, Mexico và Peru còn rất lớn. Có những mặt hàng hiện nay nước ta chỉ chiếm khoảng 3 – 5% thị phần tại các thị trường. Với những thị trường có dung lượng lớn như Canada hay Mexico thì đấy là những con số đáng suy ngẫm, cho thấy doanh nghiệp cần phải suy nghĩ làm thế nào có thể nâng tỷ lệ hàng Việt Nam tại các thị trường đó.

Một vấn đề nữa chính là hình ảnh về thương hiệu của Việt Nam tại các thị trường này còn tương đối khiêm tốn. Ví dụ, người tiêu dùng ở các thị trường đó đã biết đến cà phê Việt Nam, gạo Việt Nam, thuỷ sản Việt Nam… thế nhưng lại chưa biết đến một thương hiệu cụ thể nào của Việt Nam.

Chia sẻ về nguyên nhân của tình trạng này, ông Khanh cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn ngại xây dựng thương hiệu, chấp nhận gia công thuần túy.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế về năng lực. Trong khi đó, để làm thương hiệu thì phải có nguồn lực, từ tài chính, nhân lực, kiến thức, kinh nghiệm của mình, từ tư duy chiến lược… Đấy là điều không phải doanh nghiệp Việt Nam nào cũng có.

Lý do thứ ba nữa là thiếu các mối quan hệ tại thị trường sở tại.

Giải pháp nào xây dựng thương hiệu tại thị trường các nước CPTPP?

Chia sẻ về giải pháp để xây dựng thương hiệu hàng Việt tại CPTPP, ông Ngô Chung Khanh cho rằng, về vấn đề xây dựng thương hiệu, các doanh nghiệp không nên cứng nhắc. Các doanh nghiệp nên “đi bằng hai chân”.

Theo đó, một mặt doanh nghiệp không nên từ chối các đơn hàng mang tính chất gia công, bởi vì sẽ giúp ổn định sản xuất kinh doanh, ổn định nguồn tiền, dòng tiền để có công ăn việc làm cho công nhân.

Nhưng nếu doanh nghiệp chỉ quan tâm đến việc làm gia công thì những giá trị sẽ càng ngày càng mòn đi và các cơ hội thị trường mà chúng ta có được từ các FTA càng ngày càng giảm dần.

Giá trị doanh nghiệp có được từ đơn gia công thực sự rất khiêm tốn. Ví dụ cùng 1 loại gạo, song Tập đoàn Lộc Trời ký hợp đồng bán gạo 1.500 Euro/tấn, tức là một con số rất là tốt. Hay kể cả bên Trung An, gạo Trung An cũng bán khoảng hơn 1.000 USD/tấn, như vậy là gấp đôi hoặc thậm chí gấp hai lần rưỡi so với chúng ta bán theo giá gia công. Còn cũng mặt hàng đấy mà vào siêu thị là 4.500 Euro/tấn, cao gấp 9 lần so với giá bán thông thường của doanh nghiệp. Đây chính là giá trị của thương hiệu.

Từ đấy để thấy rằng rõ nếu doanh nghiệp chỉ đi theo con đường gia công thuần túy, trong giai đoạn ngắn hạn và trung hạn giúp chúng ta ổn định về đơn hàng, nhưng về dài hạn không phải giải pháp tối ưu. Doanh nghiệp phải tính đến dài hạn đó là phải xây dựng một thương hiệu riêng.

Để xây dựng thương hiệu riêng thực sự không dễ. Song doanh nghiệp phải xác định là làm được, phải nghĩ trong đầu là làm được thì mới có những giải pháp khác.

Ông Ngô Chung Khanh chia sẻ, kinh nghiệm từ các doanh nghiệp đã xây dựng thành công thương hiệu cho thấy, tư duy các lãnh đạo đều có một điểm chung là họ dám làm, dám chơi và dám chấp nhận những rủi ro.

Thứ hai là có một chiến lược tiếp cận xác định, tìm hiểu thị trường xem có những yêu cầu gì. Mỗi thị trường như Canada hay Hoa Kỳ hay Nhật Bản, EU đều có tiêu chuẩn khác nhau và doanh nghiệp phải nghĩ đến tiêu chuẩn đó. Doanh nghiệp phải xác định nghiên cứu yêu cầu thị trường rồi mới nhìn lại doanh nghiệp xem mình có gì.

“Thực tế tôi thấy xây dựng thương hiệu không phải cần rất nhiều tiền ngay mà là phải sẵn sàng làm. Không nhất thiết phải nguồn lực lớn vẫn có thể làm được nhưng quan trọng là có chiến lược” – ông Khanh nhấn mạnh.

Thứ ba là có một chỉ dẫn và bám sát vào chỉ dẫn như của Cục Xúc tiến thương mại – Bộ Công Thương, hay Thương vụ tại nước ngoài… Bởi vì họ hiểu thị trường, họ có những quan hệ, kết nối mà không có những kết nối đó, không có quan hệ đó thì thực tế rất khó vào thị trường.

Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định CPTPP

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Giới chức Vương quốc Anh kỳ vọng gì sau khi gia nhập CPTPP?

Giới chức Vương quốc Anh kỳ vọng gì sau khi gia nhập CPTPP?

Sau khi Vương quốc Anh chính thức gia nhập CPTPP, giới chức Anh đã bày tỏ nhiều kỳ vọng về tăng trưởng thương mại với các quốc gia thành viên trong khối.
Vì sao doanh nghiệp Việt vẫn

Vì sao doanh nghiệp Việt vẫn 'khát' vốn trong quá trình thực thi tận dụng FTA?

Tham gia FTA mở ra cơ hội lớn, nhưng ngành ngân hàng cần đào tạo chuyên gia FTA để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tận dụng hiệu quả các hiệp định này.
Tận dụng Hiệp định CPTPP, dệt may tăng xuất khẩu sang thị trường mới

Tận dụng Hiệp định CPTPP, dệt may tăng xuất khẩu sang thị trường mới

Nhờ có Hiệp định CPTPP, doanh nghiệp dệt may trong nước không chỉ tăng được thị phần mà còn tăng kim ngạch xuất khẩu sang những thị trường mới.
Chiều nay diễn ra Tọa đàm ‘Cần làm gì để xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam tại Australia’

Chiều nay diễn ra Tọa đàm ‘Cần làm gì để xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam tại Australia’

Chiều ngày 14/11, Báo Công Thương sẽ tổ chức tọa đàm ‘Cần làm gì để xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam tại Australia’.
Tận dụng hiệu quả Hiệp định CPTPP để tăng tốc xuất khẩu sang Canada

Tận dụng hiệu quả Hiệp định CPTPP để tăng tốc xuất khẩu sang Canada

Hiệp định CPTPP là đòn bẩy giúp doanh nghiệp Việt Nam và Canada quan tâm hơn đến thị trường của nhau, thúc đẩy xuất khẩu nhiều hàng không có lộ trình giảm thuế.

Tin cùng chuyên mục

Hiệp định CPTPP - ‘bước đệm’ đưa dệt may Việt Nam ‘vươn mình’ sang các thị trường mới

Hiệp định CPTPP - ‘bước đệm’ đưa dệt may Việt Nam ‘vươn mình’ sang các thị trường mới

Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam khẳng định, Hiệp định CPTPP đã tạo ra cơ hội lớn cho ngành dệt may Việt Nam trong việc tiếp cận các thị trường mới.
Hiệp định CPTPP: Tăng cường hợp tác kinh tế - thương mại với các đối tác châu Mỹ

Hiệp định CPTPP: Tăng cường hợp tác kinh tế - thương mại với các đối tác châu Mỹ

Sáng ngày 2/10/2024, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo "CPTPP: Tăng cường hợp tác kinh tế - thương mại với các đối tác châu Mỹ".
Trợ lực giúp xuất khẩu thủy sản Việt Nam rộng cửa vào Australia

Trợ lực giúp xuất khẩu thủy sản Việt Nam rộng cửa vào Australia

Thị trường mở rộng cửa nhờ thuận lợi hóa thương mại, ưu đãi thuế quan từ Hiệp định CPTPP đã tạo cú huých để xuất khẩu thủy sản sang Australia có bước nhảy vọt.
Hợp tác thương mại Việt Nam - Peru: Tận dụng tốt cơ hội từ Hiệp định CPTPP

Hợp tác thương mại Việt Nam - Peru: Tận dụng tốt cơ hội từ Hiệp định CPTPP

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đánh giá, Hiệp định CPTPP đã và đang tạo ra xung lực mới để thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư giữa hai nước Việt Nam - Peru.
Tận dụng tốt hơn CPTPP để "hóa giải" những thách thức khi xuất khẩu sang Canada

Tận dụng tốt hơn CPTPP để "hóa giải" những thách thức khi xuất khẩu sang Canada

Hàng Việt xuất sang Canada đang dần mất đi lợi thế cạnh tranh, do vậy, doanh nghiệp cần khai thác tốt hơn CPTPP để duy trì và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa.
Vương quốc Anh gia nhập CPTPP, cơ hội nào cho Việt Nam?

Vương quốc Anh gia nhập CPTPP, cơ hội nào cho Việt Nam?

Việc Vương quốc Anh tham gia Hiệp định CPTPP không chỉ giúp doanh nghiệp có thêm các cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu mà còn tạo động lực thúc đẩy kinh tế.
Nâng cao vai trò của hiệp hội, ngành hàng trong thực thi Hiệp định CPTPP

Nâng cao vai trò của hiệp hội, ngành hàng trong thực thi Hiệp định CPTPP

Việc Quốc hội phê chuẩn văn kiện gia nhập Hiệp định CPTPP được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao vai trò và vị thế của Việt Nam trong hợp tác kinh tế quốc tế.
Vương quốc Anh gia nhập CPTPP sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho Việt Nam

Vương quốc Anh gia nhập CPTPP sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho Việt Nam

Phó Chủ tịch nước khẳng định, việc Vương quốc Anh gia nhập CPTPP sẽ góp phần củng cố vai trò và nâng cao vị thế Việt Nam trong hợp tác kinh tế quốc tế.
Tận dụng lợi thế từ Hiệp định CPTPP, xuất khẩu thủy sản qua Australia tăng trưởng mạnh

Tận dụng lợi thế từ Hiệp định CPTPP, xuất khẩu thủy sản qua Australia tăng trưởng mạnh

2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản sang Australia tăng 33%. Nhờ lợi thế từ Hiệp định CPTPP, Australia là thị trường có dư địa tốt cho xuất khẩu thủy sản.
“Trái ngọt” xuất khẩu hàng hóa từ Hiệp định CPTPP

“Trái ngọt” xuất khẩu hàng hóa từ Hiệp định CPTPP

Sau 5 năm thực thi, Hiệp định CPTPP đã mang lại kết quả tích cực cho hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước đã khai thác có hiệu quả cơ hội từ CPTPP.
Xuất khẩu tôm vào Australia: Gia tăng các sản phẩm chế biến sâu

Xuất khẩu tôm vào Australia: Gia tăng các sản phẩm chế biến sâu

Nhu cầu các sản phẩm tôm chế biến của thị trường Australia khá cao. Do vậy, doanh nghiệp xuất khẩu tôm sang thị trường này cần chú trọng xây dựng thương hiệu.
Xuất khẩu cá tra sang CPTPP: Mexico và Canada lấy lại "sắc xanh tăng trưởng”

Xuất khẩu cá tra sang CPTPP: Mexico và Canada lấy lại "sắc xanh tăng trưởng”

10 tháng năm 2023, xuất khẩu cá tra sang khối CPTPP đạt hơn 200 triệu USD, dù giảm so với cùng kỳ, song thị trường Mexico, Canada lấy lại "sắc xanh tăng trưởng"
Bộ chỉ số FTA Index: Tạo động lực để địa phương bứt phá

Bộ chỉ số FTA Index: Tạo động lực để địa phương bứt phá

Bộ chỉ số FTA Index được Bộ Công Thương xây dựng nhằm phản ánh mức độ hiệu quả các FTA mang tới cho các địa phương, đồng thời tạo động lực để địa phương bứt phá
Đáp ứng tiêu chuẩn phát triển bền vững: “Chìa khoá” tăng trưởng xuất khẩu da giày

Đáp ứng tiêu chuẩn phát triển bền vững: “Chìa khoá” tăng trưởng xuất khẩu da giày

Doanh nghiệp xuất khẩu da giày triển khai để phát triển bền vững, đáp ứng các tiêu chuẩn từ các FTA, trong đó có Hiệp định CPTPP.
Hiệp định CPTPP kích thích doanh nghiệp Việt xanh hóa để làm chủ cuộc chơi

Hiệp định CPTPP kích thích doanh nghiệp Việt xanh hóa để làm chủ cuộc chơi

Tác động Hiệp định CPTPP đã giúp nhiều doanh nghiệp Việt quan tâm đến áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn và hướng tới mục tiêu mở rộng thị trường xuất khẩu.
Xuất khẩu hàng hoá sang các nước châu Á khởi sắc nhờ “đòn bẩy” CPTPP

Xuất khẩu hàng hoá sang các nước châu Á khởi sắc nhờ “đòn bẩy” CPTPP

Hiệp định CPTPP đã giúp xuất khẩu hàng hoá từ Việt Nam sang các nước khu vực châu Á thuộc khối CPTPP gia tăng đáng kể.
Xuất khẩu vào thị trường Canada: Doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến tiêu chuẩn phát triển bền vững

Xuất khẩu vào thị trường Canada: Doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến tiêu chuẩn phát triển bền vững

Bà Trần Thu Quỳnh – Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Canada chia sẻ, doanh nghiệp xuất khẩu vào Canada cần đặc biệt quan tâm đến phát triển bền vững.
Xuất khẩu thủy sản sang Canada: Chỉ 12% kim ngạch sử dụng ưu đãi từ CPTPP

Xuất khẩu thủy sản sang Canada: Chỉ 12% kim ngạch sử dụng ưu đãi từ CPTPP

Sau 5 năm triển khai CPTPP, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Canada vẫn chủ yếu sử dụng MFN, chỉ có 12% kim ngạch sử dụng ưu đãi từ hiệp định này.
Tận dụng CPTPP, thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mexico

Tận dụng CPTPP, thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mexico

Là nền kinh tế phát triển năng động, Mexico đang dần trở thành khu vực thị trường hấp dẫn đối với cả thế giới, trong đó có xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam.
TS. Nguyễn Minh Phong: 4 điểm sáng của hàng Việt xuất khẩu sang CPTPP

TS. Nguyễn Minh Phong: 4 điểm sáng của hàng Việt xuất khẩu sang CPTPP

Sau 5 năm Hiệp định CPTPP có hiệu lực, TS Nguyễn Minh Phong cho rằng hàng Việt đã khẳng định được 4 điểm sáng ở thị trường này.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động