Tăng cường xuất khẩu vào thị trường Na Uy trên nền tảng thương mại điện tử

Cập nhật cho các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu những thông tin mới nhất về quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Na Uy, tổng quan thị trường Na Uy cũng như cơ hội mở rộng giao thương mới với tính hiệu quả và tiết kiệm chi phí hơn thông qua thương mại điện tử là nội dung hội thảo "Tăng cường xuất nhập khẩu vào thị trường Na Uy thông qua nền tảng thương mại điện tử” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh TP. Hồ Chí Minh và Công ty Trading Foe tổ chức ngày 28/6.    

Na Uy là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam

Đến nay, Na Uy là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam tại thị trường Bắc Âu. Năm 2018, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều đạt 363 triệu USD. Trong 4 tháng/ 2019, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Na Uy đạt trên 150 triệu USD, tăng 14,4 % so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt trên 53 triệu USD, tăng 33,5%. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Na Uy gồm hàng dệt may, giày dép, hạt điều, gỗ và sản phẩm gỗ... Các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Na Uy gồm hàng thủy sản, máy móc thiết bị, phụ tùng khác.

tang cuong xuat khau vao thi truong na uy tren nen tang thuong mai dien tu

Hội thảo “Tăng cường xuất nhập khẩu vào thị trường Na Uy thông qua nền tảng thương mại điện tử”

Tổng vốn đầu tư trực tiếp (FDI) của Na Uy vào Việt Nam tính đến tháng 5/2019 đạt 163,84 triệu USD với 43 dự án còn hiệu lực (đứng thứ 41/130 quốc gia). Na Uy và Việt Nam đã ký kết Hiệp định về thương mại và Hợp tác Kinh tế năm 1997 với mong muốn tăng cường các mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước và thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế và thương mại giữa hai nước trên cơ sở bình đẳng và hai bên cùng có lợi.

Ông Võ Tân Thành - Phó Chủ tịch VCCI Việt Nam - Giám đốc VCCI TP. Hồ Chí Minh cho biết cùng với việc đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Khối Mậu dịch tự do châu Âu - EFTA (bao gồm 4 nước Thụy Sỹ, Na Uy, Iceland, Liechtenstein) quan hệ thương mại đầu tư giữa Na Uy và Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng trưởng mạnh trong thời gian tới. Riêng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã ký Thoả thuận hợp tác với Cơ quan Thương mại và Đầu tư Na Uy vào tháng 5/2019 nhằm xây dựng các dự án, chương trình hỗ trợ DN hai bên mở rộng hoạt động kinh doanh, đầu tư.

Na Uy có thế mạnh trong nhiều lĩnh vực như phát triển kinh tế biển, công nghệ sử dụng năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường... Tăng trưởng kinh tế ở Na Uy được thể hiện bằng mức sống cao và ngày càng tăng lên của người dân, với GDP bình quân đầu người năm 2018 đứng thứ 3 trên thế giới, theo báo cáo của IMF. Mặc dù là một quốc gia cách xa Việt Nam về địa lý nhưng với điều kiện hội nhập ngày càng mở rộng, tiềm năng phát triển thương mại giữa hai quốc gia là rất lớn.

Tăng trưởng xuất khẩu trên nền tảng thương mại điện tử

Thúc đẩy thương mại quốc tế thông qua thương mại điện tử nói chung và vào thị trường Na Uy nói riêng, ông Lê Hải Bình - Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam cho biết, trước xu thế của các nước đang phát triển là ưu tiên chọn xuất khẩu thông qua thương mại điện tử như các trang bán hàng trực tuyến, để tiết giảm chi phí và tăng hiệu quả. Đây cũng là phương thức mở rộng thị trường phù hợp cho các DN vừa và nhỏ.

Tuy nhiên để việc phát triển thương mại điện tử quốc tế một cách bền vững, các DN phải chú trọng đến chất lượng sản phẩm, đáp ứng các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc hàng hóa, trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường cũng như đạo đức kinh doanh. Thêm vào đó, DN cần phải thiết lập quan hệ đối tác với các nhà nhập khẩu, phân phối và các hệ thống bán lẻ quy mô lớn ở nước ngoài để phát triển mạng lưới và khai thác tối ta tiềm năng của thị trường- ông Bình nhấn mạnh.

Các chuyên gia của Công ty Trading Foe và các đối tác trong mạng lưới cũng đã cập nhật thông tin về thị trường Na Uy, tiềm năng thương mại giữa hai nước cũng như giới thiệu cách thức làm thế nào để thông qua nền tảng thương mại điện tử, DN có thể tiếp cận hiệu quả thị trường tiềm năng này, tìm kiếm đối tác phù hợp cũng như quảng bá hình ảnh và xây dựng uy tín. Quan trọng nhất là các DN phải chủ động nghiên cứu, trải nghiệm thực tiễn từ đó dần cải thiện kỹ năng bán hàng qua thương mại điện tử. Ngoài ra, liên quan đến xuất khẩu trực tiếp hiện nay các thủ tục thông quan hàng hóa tại Na Uy khá thuận tiện. Thông thường, một đại lý giao nhận mà DN xuất khẩu uỷ quyền có thể thay mặt DN làm các thủ tục thông quan cho hàng hóa. DN chỉ cần khai điện tử, sau đó đại lý giao nhận gửi thông tin đến hệ thống thông quan của hải quan Na Uy.

Ngọc Thảo
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Cục Hải quan tăng cường kiểm tra xuất xứ hàng hóa

Cục Hải quan tăng cường kiểm tra xuất xứ hàng hóa

Cục Hải quan (Bộ Tài chính) có thông báo số 4976/CHQ-GSQL ngày 14/5 về việc tăng cường kiểm tra xác định xuất xứ hàng hóa.
Thủ tướng yêu cầu xây dựng kế hoạch thúc đẩy xuất khẩu thực phẩm Halal

Thủ tướng yêu cầu xây dựng kế hoạch thúc đẩy xuất khẩu thực phẩm Halal

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao theo chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu các thông tin trên để xây dựng kế hoạch thúc đẩy xuất khẩu thực phẩm Halal.
Thương mại Việt Nam - Thái Lan: Động lực từ

Thương mại Việt Nam - Thái Lan: Động lực từ 'Ba kết nối'

Chiến lược “Ba kết nối” trong đó có việc tăng đầu tư, du lịch sẽ là động lực, tác động hiệu quả trong việc nâng thương mại Việt Nam - Thái Lan đạt 25 tỷ USD.
Xuất nhập khẩu: Bước nhảy vọt sau hơn hai thập kỷ

Xuất nhập khẩu: Bước nhảy vọt sau hơn hai thập kỷ

Xuất nhập khẩu là minh chứng của việc tăng trưởng thần kỳ khi trong giai đoạn 2001-2024, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam tăng hơn 25 lần, đạt 786,29 tỷ USD.
Thụy Điển muốn tăng gấp đôi doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam

Thụy Điển muốn tăng gấp đôi doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam

Ưu tiên hàng đầu của Thụy Điển là đưa thêm nhiều doanh nghiệp nước này đến Việt Nam đầu tư. Từ 70 doanh nghiệp hiện có lên 100 đến 150 doanh nghiệp.

Tin cùng chuyên mục

Indonesia lên kế hoạch ngừng nhập khẩu gạo: Không đáng ngại

Indonesia lên kế hoạch ngừng nhập khẩu gạo: Không đáng ngại

Việc Indonesia lên kế hoạch ngừng nhập khẩu gạo trong năm nay liệu có tác động đến hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam?
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng ổn định

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng ổn định

Tăng trưởng toàn ngành nông, lâm, thủy sản quý I/2025 đạt mức 3,74%, cao nhất trong nhiều năm qua, vượt chỉ tiêu Chính phủ giao trong kịch bản tăng trưởng quý.
Chuẩn bị những điều kiện tốt nhất về thị trường cho trái vải

Chuẩn bị những điều kiện tốt nhất về thị trường cho trái vải

Cùng với việc chuẩn bị điều kiện hạ tầng, nhân lực cho việc kiểm dịch thực vật, công tác chuẩn bị thị trường cho trái vải cũng đã sẵn sàng.
Nhập khẩu hồ tiêu tăng mạnh: Chuyên gia nói gì?

Nhập khẩu hồ tiêu tăng mạnh: Chuyên gia nói gì?

Nhập khẩu hồ tiêu tháng 4/2025 của Việt Nam tiếp tục tăng và tiệm cận mức kỷ lục năm 2021 liệu có đáng lo ngại?
Tăng giá trị sản phẩm: Lấy khoa học công nghệ làm nền tảng

Tăng giá trị sản phẩm: Lấy khoa học công nghệ làm nền tảng

Muốn nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng sản phẩm bắt buộc phải đổi mới tư duy và cách làm, phải lấy khoa học công nghệ, chuyển đổi số làm nền tảng
Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục: Khi hạt giống là chìa khóa

Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục: Khi hạt giống là chìa khóa

Năm 2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt mức kỷ lục 9,18 triệu tấn với kim ngạch 5,75 tỷ USD. Kết quả này có công từ công tác chọn tạo giống.
Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Giữ vững vị thế sầu riêng Việt cần nền tảng pháp lý vững chắc, tiêu chuẩn kỹ thuật đồng bộ và một hệ thống quản lý chủ động, minh bạch.
Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Australia vừa hoàn tất đánh giá rủi ro cho quả bưởi Việt Nam, mở ra cơ hội lớn cho xuất khẩu sản phẩm bưởi vào thị trường này.
Lý do tổ yến

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Hiện có hơn 4 tấn tổ yến tinh chế và hàng triệu sản phẩm tổ yến được xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc, giá trị hơn 4 triệu USD, khiêm tốn so với tiềm năng.
Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

4 tháng năm 2024, giá cà phê xuất khẩu tăng 67,5% kéo xuất khẩu cà phê tăng 51,1%. Cà phê Robusta Việt Nam ngày càng được thị trường thế giới ưa chuộng.
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Bốn tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 276,89 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước.
Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Đa dạng hóa thị trường, tận dụng ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA), các doanh nghiệp xuất khẩu chủ động thích ứng với biến động của thị trường.
Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Theo số liệu từ Chi cục Thống kê Hà Nội, 4 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn thành phố ước đạt 6,4 tỷ USD, tăng 12,3%.
Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

4 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 276,89 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2024. Xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng.
Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Để nâng kim ngạch thương mại, cùng với lĩnh vực truyền thống, Việt Nam - Kazakhstan cần mở rộng hợp tác sang các ngành công nghiệp nền tảng, có tính đột phá.
Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

4 tháng năm 2025, tất cả các nhóm hàng xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đều tăng so với cùng kỳ đã đưa kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 21,15 tỷ USD, tăng 10,7%.
Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến dự thảo sửa đổi Thông tư 05 và 38 nhằm hoàn thiện quy định về xuất xứ hàng hóa và quy trình cấp Giấy chứng nhận C/O.
Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Theo Cục Hải quan, quý 1/2025, xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước.
Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Từ 5/5/2025, Bộ Công Thương thống nhất một đầu mối cấp C/O, triển khai số hóa thủ tục, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, phòng chống gian lận xuất xứ.
Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

Cung giảm, cầu tăng đẩy giá dừa lên mức cao nhất từ trước đến nay. Dự báo, xuất khẩu dừa có thể đạt trên 1,2 tỷ USD năm nay.
Mobile VerionPhiên bản di động