Chủ nhật 27/04/2025 04:40

Tăng cường sức khoẻ cho người Việt thông qua việc chủng ngừa các bệnh liên quan đến phế cầu

Chuỗi hội nghị khoa học với chủ đề “Tăng cường sức khoẻ cho người lớn ở Việt Nam qua việc chủng ngừa các bệnh liên quan đến phế cầu” vừa tổ chức tại TP HCM.

Sự kiện do Trung tâm đào tạo nhân lực y tế theo nhu cầu xã hội (Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh) phối hợp với Công ty TNHH Pfizer (Việt Nam) tổ chức.

Hai chuyên gia đầu ngành, Giáo sư Julio Alberto Ramirez đến từ Hoa Kỳ và Giáo sư Charles Feldman đến từ Nam Phi tham gia báo cáo và chia sẻ kinh nghiệm với sự tham gia của hơn 1.800 chuyên gia y tế trên toàn quốc, bao gồm những chuyên gia đầu ngành hô hấp và dự phòng.

GS Feldman đến từ Nam Phi chia sẻ kinh nghiệm tại chuỗi hội thảo

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính rằng các bệnh mãn tính gây ra 38 triệu (63%) ca tử vong hàng năm. Theo Giáo sư Ramirez, vắc xin cần thiết cho mọi lứa tuổi, tầm quan trọng cho đối tượng nguy cơ cao, dễ nhiễm bệnh như trẻ em và người lớn tuổi, đặc biệt đối tượng mắc bệnh nền là những đối tượng nguy cơ cao cần được bảo vệ bằng vắc xin. Người tiểu đường, tim mạch, suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (CPOD). Nguy cơ nhiễm phế cầu là nguyên nhân hàng đầu gây viêm phổi và các bệnh phế cầu xâm lấn tăng gấp 2,8 lần; 3,8 lần; 5,9 lần; 7,7 lần so với người khỏe mạnh, người càng cao tuổi, nguy cơ càng cao.

Chuỗi hội nghị đánh dấu bước ngoặc quan trọng cho sự đồng hành giữa Trung tâm đào tạo nhân lực y tế theo nhu cầu xã hội, Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh, Công ty Pfizer Việt Nam, Hội Y học dự phòng Việt Nam cùng cán bộ, nhân viên y tế hướng đến mục tiêu hợp tác toàn diện bảo vệ sức khỏe cộng đồng thông qua việc cập nhật những tiến bộ khoa học. Từ những cập nhật đó, các cán bộ y tế sẽ có cái nhìn toàn diện hơn và mang đến cho người dân sự tư vấn bảo vệ cộng đồng trước những bệnh do phế cầu là nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm phổi và tử vong.

PGS.TS.BS Cao Hữu Nghĩa - Chủ nhiệm Bộ môn Khoa học Y sinh – Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh cho biết: “Chủng ngừa là một trong những biện pháp an toàn và hiệu quả nhất để phòng các bệnh nhiễm trùng, không chỉ cho trẻ em mà còn cho cả người lớn”.

Ông Darrell Oh, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Pfizer Việt Nam cho biết: “Quan hệ hợp tác lâu dài của Pfizer với Việt Nam thể hiện cam kết của chúng tôi trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh. Thông qua hợp tác công và tư, cùng với các đột phá khoa học và niềm tin kiên định vào sức mạnh của khoa học, Pfizer cố gắng cải thiện sức khỏe cộng đồng Việt Nam, bao gồm cả việc ngăn ngừa các bệnh liên quan về phế cầu khuẩn. Bằng cách tận dụng chuyên môn và nguồn lực của mình, Pfizer tiếp tục đóng góp đáng kể trong việc ứng phó các thách thức về y tế theo sứ mệnh "Những đột phá giúp thay đổi cuộc sống bệnh nhân”.

Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Y tế

Tin cùng chuyên mục

Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn

Bộ Y tế đề nghị xử lý hình sự Tiktoker bán hàng xách tay, trốn thuế

Sau các vụ án chấn động, Bộ Y tế xây khung pháp lý mới cho bán thuốc online

Tên 21 loại thuốc giả vừa bị triệt phá ở Thanh Hóa

Đấu thầu chính thống - sao vẫn lọt sữa giả vào bệnh viện?

Được giao 'vai chính' quản lý theo Nghị định 15, Bộ Y tế 'thúc' hậu kiểm sau bê bối sữa giả

Sau gần 4 vạn công bố, xử lý hơn 300 vi phạm, Cục An toàn thực phẩm ra cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Cục Quản lý Dược 'mách nước' để không mua phải thuốc giả

Vietnam Beautycare Expo: Cơ hội vàng để ngành làm đẹp hội nhập

Vingroup hợp tác với Cleveland Clinic xây bệnh viện chuẩn quốc tế

'Lỗ hổng' quản lý thực phẩm sữa: Bài 2 - Tự công bố và hậu kiểm lỏng lẻo - kẽ hở chết người!

Giả mạo Bộ Y tế tổ chức chương trình niềng răng

Bộ Y tế thông tin về đường dây sản xuất thuốc giả

Cả nước có hơn 67.900 ca nghi sởi, 8 người tử vong

Phương án sắp xếp cơ sở y tế khi bỏ cấp huyện

Chuyên gia giải mã gen hàng đầu thế giới đến Việt Nam

Quảng Nam: Hoa Kỳ cử cán bộ dịch tễ phối hợp cùng Bộ Y tế điều tra về dịch sởi

Người nổi tiếng quảng cáo 'nổ': Bộ Y tế đề nghị xử lý

Quảng cáo sai sự thật, người nổi tiếng hết ‘né’ trách nhiệm

Bộ Y tế nói gì về trách nhiệm vụ 600 loại sữa giả?