Thứ bảy 10/05/2025 18:18
Sơn La

Tăng cơ hội mua sắm hàng Việt

Mới đây, Sở Công Thương Sơn La đã tổ chức khai trương Điểm bán hàng Việt Nam với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam” tại cửa hàng Mộc Châu Farm - Đặc sản Mộc Châu (thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu). Đây là Điểm bán hàng Việt Nam thứ 7 của tỉnh Sơn La. Bà con Sơn La sẽ có nhiều cơ hội mua sắm hàng Việt tại các điểm bán này.
Hàng hóa tại Điểm bán hàng Việt Nam được niêm yết giá rõ ràng

Cơ hội mua hàng chính hãng

Với quy mô 200m2, hàng hóa phong phú, đa dạng, chất lượng đảm bảo, giá cả được niêm yết rõ ràng, 100% sản phẩm hàng hóa là đặc sản của Mộc Châu, Sơn La và các tỉnh vùng Tây Bắc, cửa hàng Mộc Châu Farm là địa điểm mua sắm tin cậy đối với người tiêu dùng địa phương. Đồng thời, đây cũng là nơi giới thiệu, quảng bá các sản phẩm đặc sản của Sơn La tới tất cả du khách trong và ngoài nước khi đến với Mộc Châu.

Theo Sở Công Thương tỉnh Sơn La, Điểm bán hàng Việt với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam” tại cửa hàng Mộc Châu Farm – Đặc sản Mộc Châu là mô hình thí điểm thứ 2 trên địa bàn huyện Mộc Châu và là mô hình thứ 7 trên địa bàn tỉnh Sơn La được thiết lập và đưa vào hoạt động. Mô hình Điểm bán hàng Việt Nam được Sở Công Thương Sơn La xây dựng nhằm phát triển hệ thống phân phối, xây dựng mô hình các chuỗi liên kết sản xuất - phân phối - tiêu dùng, tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong nước giới thiệu sản phẩm có chất lượng đến với người tiêu dùng. Điểm bán hàng cũng là nơi để người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh có cơ hội tiếp cận và sử dụng các mặt hàng Việt Nam chất lượng cao.

Theo khảo sát của phóng viên Báo Công Thương, các Điểm bán hàng Việt Nam trên địa bàn tỉnh Sơn La đều nhận được sự hưởng ứng của người tiêu dùng địa phương. Bà Nguyễn Thị Thảo (huyện Mai Sơn) cho hay, bà thường mua sắm hàng hóa tại Điểm bán hàng Việt Nam tại Ngã 3 Cò Nòi – huyện Mai Sơn – tỉnh Sơn La. “Hàng hóa ở đây đa dạng, từ xà phòng, bột giặt, nước xả… đến gạo, mắm… Giá cả phải chăng, thỉnh thoảng có hàng tặng kèm như mua mỳ chính được tặng bát, mua dầu ăn được tặng bột canh… nên tôi rất thích mua hàng tại đây” – bà Thảo chia sẻ.

Nhân rộng mô hình Điểm bán hàng Việt Nam

Ông Nguyễn Duy Nhượng – Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Sơn La cho biết, từ xưa đến nay, bà con Sơn La có đặc điểm là thích dùng hàng Việt thay vì hàng Trung Quốc vì giá cả phải chăng, chất lượng tốt, độ an toàn cao. Do đó, xây dựng các Điểm bán hàng Việt Nam với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam” là một trong những hoạt động được Sở Công Thương tỉnh Sơn La chú trọng triển khai trong khuôn khổ Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (CVĐ). Các Điểm bán hàng đang thu hút rất đông du khách, cho thấy bà con ngày càng ưa chuộng hàng Việt và ưu tiên mua sắm tại các điểm bán này.

Ông Nguyễn Hữu Sơn - chủ Điểm bán hàng Việt Nam tại tổ 1, phường Chiềng Sinh (TP. Sơn La), cho biết, đăng ký xây dựng điểm bán hàng Việt Nam từ cuối năm 2015, cửa hàng được hỗ trợ về quầy kệ, đèn chiếu sáng, biển quảng cáo, đồng thời được thông tin, giới thiệu trên báo, đài của tỉnh. Nhân viên Sở Công Thương cũng đến tận nơi hướng dẫn cửa hàng trưng bày hàng hóa sao cho bắt mắt. Nhờ đó, bà con rất thích mua hàng tại đây, doanh thu tăng 10 – 15% so với thời điểm chưa trưng biển Điểm bán hàng Việt Nam.

“Đặc biệt, trước đây, nhiều lúc tôi phải tự đi lấy hàng về cửa hàng bán. Nhưng từ khi gắn biển Điểm bán hàng Việt Nam, nhiều doanh nghiệp chủ động mang hàng đến đây để chào hàng. Doanh nghiệp cũng thường xuyên triển khai các chương trình khuyến mãi để thu hút người dân đến với cửa hàng. Bà con ngày càng thích mua hàng tại đây” – ông Sơn cho biết.

Ở một số Ðiểm bán hàng Việt, ngoài việc bày bán các mặt hàng tạp hóa thiết yếu, các cửa hàng còn tăng cường thêm những đặc sản nổi tiếng của địa phương như: dâu tây, mật ong rừng, phấn hoa, chè, miến dong, hoa quả... Qua đó, Điểm bán hàng Việt Nam sẽ không chỉ là nơi bán hàng cho bà con trong tỉnh mà còn là điểm phát luồng các mặt hàng đặc sản địa phương đi khắp cả nước.

Năm 2017, Sơn La đặt ra mục tiêu xây dựng từ 16 - 18 Điểm bán hàng Việt tại các huyện, thành phố.
Phương Lan
Bài viết cùng chủ đề: Mua sắm

Tin cùng chuyên mục

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao