Thứ ba 22/04/2025 00:29

Tận dụng ưu đãi thuế quan, thúc đẩy xuất khẩu sang Thụy Điển

Thụy Điển là 1 trong những thị trường tiềm năng khi các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hoàn toàn tương thích với nhu cầu nhập khẩu của họ. Đặc biệt, quốc gia này áp mức thuế suất nhập khẩu chung từ 0-20% đối với hàng hoá nhập khẩu từ các nước không thuộc EU. Đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa xuất khẩu sang thị trường này.

Nhiều mặt hàng không hưởng ưu đãi thuế

Trong những năm gần đây, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Thụy Điển luôn duy trì mức tăng trưởng khá cao và ổn định. Số liệu thống kê cho thấy, năm 2019, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Thụy Điển đạt 1,56 tỷ USD. Trong đó xuất khẩu của Việt Nam đạt gần 1,2 tỷ USD, tăng 2,4% so với năm 2018.

Dệt may là 1 trong những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Thụy Điển

Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Thụy Điển là giày dép, dệt may, hải sản, đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ, máy tính và linh kiện. Tuy nhiên, thị phần hàng xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 0,2% trong tổng giá trị nhập khẩu của nước này.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, hiện, quốc gia này áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu chung từ 0-20% đối với hàng hoá nhập khẩu từ các nước không thuộc EU và các nước không thuộc khu vực EFTA.

Đặc biệt miễn thuế với hàng hóa công nghiệp thành phẩm và bán thành phẩm nhập khẩu (ngoại trừ hàng quần áo và giày dép) và nhiều mặt hàng nông sản từ khoảng 125 nước đang phát triển. Tất cả các sản phẩm nhiệt đới cũng đều được miễn thuế khi nhập khẩu vào Thụy Điển”- Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển thông tin.

Các một số trường hợp khác, nhà nhập khẩu có thể được giảm hoặc miễn thuế hải quan, điển hình nhất là khi hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ các nước mà EU kí hiệp định thương mại tự do.

Ngoài ra, Thụy Điển còn áp dụng chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập của EU. Theo chương trình này, EU chia các sản phẩm được hưởng tiêu chuẩn Thực hành tốt bảo quản thuốc (GSP) thành 4 nhóm với mức thuế ưu đãi khác nhau dựa trên mức độ nhạy cảm đối với bên nhập khẩu, mức độ phát triển của nước xuất khẩu và các văn bản thỏa thuận được kí giữa 2 bên.

Cụ thể, bốn nhóm sản phẩm của các nước đang phát triển được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của EU bao gồm: nông sản và một số ít sản phẩm công nghiệp tiêu dùng (nhóm này bị áp mức thuế GSP với thuế suất bằng 85% thuế suất tối huệ quốc); thực phẩm, đồ uống, hóa chất, nguyên liệu, hàng thủ công (thuế suất bằng 70%); thủy hải sản đông lạnh (thuế suất bằng 35%) và nhóm thực phẩm, đồ uống, nguyên liệu, nông sản (thuế suất bằng 0-10%).

Đây chính là cơ hội để những mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam như nông sản nhiệt đới, thủy sản, giầy dép, dệt may, đồ da, đồ gỗ, đồ gốm, thủy tinh, đồ nhựa, cao su… thâm nhập sâu hơn vào thị trường này. Tuy nhiên, để có “vé” vào thị trường tiềm năng này, hàng hóa Việt phải đảm bảo về kiểm dịch động thực vật, tiêu chuẩn sản phẩm, quyền sở hữu trí tuệ…

Xuất sang Thụy Điển: Không dùng bao tải gói hàng

Thụy Điển là nước phát triển cao, dân số không nhiều, khoảng 10,13 triệu người, do vậy, các đơn hàng thường không lớn và phải vận chuyển xa, chi phí vận chuyển cao, và có yêu cầu rất cao đối với các mặt hàng thực phẩm. Đặc biệt là quy định về bao gói, nhãn mác.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, mặc dù quốc gia không đưa ra quy định đặc biệt nào về việc bao gói sản phẩm. Tuy nhiên, Thụy Điển không khuyến khích sử dụng cỏ khô, rơm hoặc bao tải để bao gói hàng. Trong trường hợp sử dụng thì cần phải có giấy chứng nhận vệ sinh kèm theo.

Bên ngoài thùng đựng hàng nên có ký hiệu của người uỷ nhiệm, ký hiệu của cảng và được đánh số (tương ứng với danh mục hàng đóng gói) trừ khi hàng đã được nhận dạng theo một cách nào khác. Vận chuyển hàng vượt quá trọng lượng 1.000 tấn phải được đánh dấu trọng lượng tổng.”- Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển lưu ý.

Riêng với quy định về nhãn mác, hàng hóa khi vào Thụy Điển cần phù hợp với các quy định chung của EU. Theo đó, phải có ít nhất 1 trong ba thứ tiếng là Thuỵ Điển, Đan Mạch, và Na Uy. Thụy Điển không yêu cầu hàng nhập khẩu ghi tên nước xuất xứ trên nhãn hàng hoá. “Tuy nhiên, các hàng hoá sai tên xuất xứ đều bị cấm. Đối với một số mặt hàng, ví dụ dược phẩm, hóa chất, hàng thực phẩm, cần phải tuân thủ các quy định và yêu cầu ghi nhãn mác đặc biệt” – Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển lưu ý.

Ngoài ra, các quy định về dán nhãn, vệ sinh và y tế cũng rất được nghiêm ngặt. Đơn cử như: Một gói hàng thực phẩm bán lẻ phải ghi tên nhà sản xuất, nhà đóng gói và nhà nhập khẩu, tên thương mại của sản phẩm, trọng lượng hoặc khối lượng tịnh, các thành phần theo yêu cầu giảm dần về trọng lượng, ngày sử dụng sau cùng, hướng dẫn bảo quản nếu sản phẩm dễ hư hỏng, hoặc chỉ định giữ xa tầm tay trẻ em. Các thông tin trên được mô tả bằng tiếng Thụy Điển và nhà nhập khẩu có thể hỗ trợ các công ty trong việc sắp xếp hợp lý các thông tin trên nhãn mác.

Riêng các danh mục sản phẩm thuỷ sản, thực phẩm, giày dép, sản phẩm liên quan đến năng lượng, các sản phẩm thịt, các sản phẩm dệt, săm lốp, rượu vang phải tuân thủ các yêu cầu ghi nhãn của EU nhằm đảm bảo người tiêu dùng có được tất cả các thông tin cần thiết để đưa ra lựa chọn sáng suốt khi mua hàng.
Thu Phương

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Mời tham dự Hội chợ ngành Thép Ấn Độ lần thứ 6 INDIA STEEL 2025

Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Philippines gặp áp lực cạnh tranh

Xúc tiến thương mại thực phẩm Việt Nam vào thị trường Singapore

Singapore chuyển đổi số trong quản lý chất lượng rau quả nhập khẩu

Bưởi Việt vào Lotte Hàn Quốc: Mở thêm cánh cửa thị trường cao cấp

Startup Việt Nam tìm cơ hội tại Mahakumbh 2025 Ấn Độ

EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng

Nhiều doanh nghiệp Philippines và đối tác 'chốt đơn' đặt hàng Việt Nam

Thúc đẩy hợp tác trong đổi mới sáng tạo Việt Nam - Ấn Độ

Nóng: Thịt, trứng Việt Nam chính thức xuất khẩu sang Singapore

Doanh nghiệp Philippines ‘đổ bộ’ Vietnam Expo

Việt Nam - Tunisia: Thúc đẩy hợp tác thương mại, mở rộng cơ hội song phương

Động đất Myanmar: Giao thương Việt Nam - Myanmar ảnh hưởng thế nào?

Việt Nam 'bật đèn xanh' cho sản phẩm da bò từ Brazil

Mặt hàng tiêu dùng nhanh Việt Nam được ưu chuộng tại Ấn Độ

Philippines sẵn sàng nhập vắc xin dịch tả lợn từ Việt Nam

Cơ hội hợp tác mới Việt Nam - bang Burgenland: Điện gió và thương mại

Việt Nam - Singapore hợp tác thúc đẩy đầu tư bán dẫn

Việt Nam - Philippines 'bắt tay' phát triển thị trường Halal